Yevgeniy Aronovich Dolmatovsky (tiếng Nga: Евге́ний Аро́нович
Долматовский, 22 tháng 4 năm 1915 – 10 tháng 9 năm 1994) – nhà thơ, nhà văn Nga Xô Viết.
Tiểu sử:
Yevgeny Dolmatovsky sinh ra trong gia đình một luật sư, phó giáo sư Đại học Luật Moskva. Trong thời gian học ở trường trung cấp sư phạm đã in thơ ở nhiều tờ báo thiếu nhi. Từ năm 1929 làm phóng viên của các tạp chí thiếu nhi: Дружные ребята, Пионер, Пионерская правда. Trong các năm 1932 – 1934 Yevgeny Dolmatovsky làm việc ở công trường xây dựng metro của thành phố Moskva. Các năm 1932 - 1937 học Trường Viết văn M. Gorky. Quyển thơ đầu tiên in năm 1934.
Tháng 3 năm 1938 bố của Yevgeny Dolmatovsky bị bắt giam vì tội tham gia vào tổ chức phản cách mạng và bị xử bắn tháng 2 năm 1939. Đến tháng 12 năm 1954 ông được phục hồi danh dự.
Từ năm 1939 đến năm 1945 Dolmatovsky làm phóng viên chiến trường ở nhiều mặt trận khác nhau. Năm 1941 ông bị bắt làm tù binh nhưng trốn thoát và lại tiếp tục ra mặt trận. Ông nổi tiếng không chỉ vì văn, thơ mà còn bởi những bài hát phổ thơ ông được dùng trong rất nhiều bộ phim nổi tiếng. Vì những đóng góp của mình, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước và rất nhiều các loại huân, huy chương của Nhà nước Nga và Xô Viết. Yevgeny Dolmatovsky từng sang Việt Nam nhiều lần thời gian chiến tranh và có nhiều sang tác về Việt Nam.
Yevgeny Dolmatovsky mất ở Moskva ngày 10 tháng 9 năm 1994.
Tác phẩm:
Thơ:
* Лирика (1934, сборник стихов);
* День (1935, сборник стихов);
* Феликс Дзержинский (1938, поэма);
* Дальневосточные стихи (1939, цикл стихотворений);
* Московские рассветы (1941, цикл стихотворений);
* Степная тетрадь (1943, цикл стихотворений);
* Вера в победу (1944, цикл стихотворений);
* Письма издалека (1945, цикл стихотворений);
* Одна судьба (1942—1946, поэтическая трилогия);
* Слово о завтрашнем дне (1949, цикл стихотворений);
* Песнь о лесах (1949, текст оратории);
* Сталинградские стихи (1952, цикл стихотворений);
* Добровольцы (1956, роман в стихах);
* Последний поцелуй (1967, поэма);
* Верность (1970, цикл баллад);
* Руки Гевары (1972, поэма);
* Чили в сердце (1973, поэма);
* Побег (1974, поэма);
* Хождение в Рязань (1975, поэма);
* Письма сына (1977, поэма);
* У деревни «Богатырь» (1981, поэма).
Văn xuôi:
* Зеленая брама. Документальная легенда об одном из первых сражений Великой Отечественной войны (1979—1989).
Phê bình văn học:
* Из жизни поэзии (1965);
* Молодым поэтам (1981).
Bài hát trong phim:
* 1939 — Истребители — «Любимый город»
* 1941 — Морской ястреб - «Уходит от берега «Ястреб морской»»
* 1949 — Встреча на Эльбе
* 1954 — Мы с вами где-то встречались… — «Песня Ларисы»[2]
* 1957 — Екатерина Воронина — «Здесь у нас на Волге»
* 1958 — На дорогах войны — «Песня о Севастополе»[3]
* 1958 — Добровольцы — «Комсомольцы-добровольцы» «А годы летят…»
* 1963 — Мечте навстречу
* 1964 — Армия трясогузки
* 1971 — Молодые
NỖI ĐAU VIỆT NAM
Những quả bom rơi gần –
ngay chính giữa con tim.
Chúng ta không quên, không được quên, đồng chí.
Tuổi già bị ném bom
tuổi thơ tan tành –
Một vết thương của cuộc đời ta nhức nhối –
Việt Nam.
Tôi không muốn quên
và không dám quên.
Tôi thấy những túp lều tranh
và thấy những hào cong.
Thú dữ trong rừng rậm
và trong rừng có rắn
Nhưng những vị khách không mời còn độc ác hơn.
Những thanh niên to lớn –
như những cầu thủ trong đội bóng chày.
Nhưng họ chỉ với cái chết đang chơi
mà không phải bóng.
Nhìn rừng cháy mà không hề đau đớn
Tên đao phủ
chỉnh tề
đã học xong đại học.
Đây dấu vết của những tên can thiệp –
nước mưa không sao xóa hết.
Thế giới gióng lên hồi chuông báo động Việt Nam.
Những Sullivan, Smith đang hóa thành
Những người lính vô danh
những người lính vô danh.
Trên sông Elba tôi đã từng phải
gặp với cha anh của họ
Họ chiến đấu chống phát xít
ai cũng rõ.
Con cháu họ đã chứng tỏ mình ở Việt Nam.
Tự các ngươi lỗi lầm
rằng lời “ami” tốt đẹp
Giống như điều sỉ nhục
như một lời nguyền rủa vang lên.
Tôi không vui trước cái chết của những người rừng
Nỗi đau của những người mẹ không thể nào nguôi được.
Nhưng
Người trồng lúa và xạ thủ - ngắm càng chính xác.
Chúng đã dội bom? Rồi bay đi mất?
Không, không thể nào thoát được!
Máu nhuộm đỏ ròng
những ngọn sóng Mê-kông
Nhưng Việt Nam chiến đấu đến thắng lợi sẵn sàng.
Thưa ngài Johnson!
Chẳng lẽ những chiếc thuyền mành
Đe dọa chiến hạm của ngài chăng?
Đối mặt
với mãnh thú nhe răng
Là những gương mặt bất khuất kiên cường
Và những thân hình nhỏ thấp
Và tiếng nói vang như tiếng hót của chim
Chúng tôi biết rằng:
ai chiến đấu vì chính nghĩa
đi vào trận
có thừa sự anh hùng
Rót thép vào những thân hình nhỏ thấp
Làm cho những kẻ ưa mạo hiểm phải kinh hoàng.
Боль Вьетнама
Бомбы падают близко -
у самого сердца.
Не забыть, не забыться, товарищи, нам.
Разбомбленная старость,
убитое детство -
Нашей жизни открытая рана -
Вьетнам.
Забывать не хочу
и забыться не смею.
Вижу хижины,
вижу изгибы траншей.
В джунглях хищники есть,
в джунглях водятся змеи,
Но незваные гости лютей и страшней.
Парни рослые -
сплошь как в команде бейсбольной.
Только это со смертью игра,
а не в мяч.
На горящие джунгли взирает без боли
Аккуратный,
окончивший колледж,
палач.
Вот следы интервентов -
дождями не смыть их.
Поднимается мир на вьетнамский набат.
Превращаются там Сулливаны и Смиты
В неизвестных солдат,
в неизвестных солдат.
Мне на Эльбе встречаться пришлось
с их отцами,
Как известно,
с фашизмом сражались они.
Сыновья показали себя во Вьетнаме.
Виноваты вы сами,
что доброе "ами"
Как позор,
как проклятье звучит в наши дни.
Я не радуюсь гибели диких пришельцев -
Горе их матерей безутешно.
А все ж,
Рисовод и зенитчик - точнее прицелься.
Отбомбились? Уходят?
Нет, врешь, не уйдешь!
Кровью крашены
красные волны в Меконге,
Но Вьетнам до победы сражаться готов.
Мистер Джонсон!
Ужели рыбацкие джонки
Угрожают дредноутам ваших флотов?
Против морд этих бритых
с оскалом злодейским
Непреклонность фарфоровых матовых лиц,
И фигур узкоплечая хрупкая детскость,
И язык, мелодичный, как пение птиц.
Мы-то знаем:
у тех, кто за правое дело
В бой идет,
есть геройства особый запас,
Наливающий сталью тщедушное тело,
Приводящий в смятенье рискнувших напасть
MÙA LÀM CỎ LÚA
Tất cả đáng sợ, tất cả giản đơn:
Máy bay Mỹ bị bắn và rơi xuống
Cô gái có chiều cao bằng khẩu súng
Áp giải gã khổng lồ đi trong rừng.
Hắn bước đi chậm chạp và vâng lời
Mái đầu có tóc màu hung cúi gập
Đôi giày hắn vào rễ cây vấp váp
Những con sên đang chui vào ống tay.
Và những cành cây ở khắp mọi nơi
Qua ánh sáng nhá nhem vòm ẩm ướt
Dường như cả nghìn bàn tay Đức Phật
Cuộn lại thành nắm đấm, dọa hắn ta.
Biết làm gì với hắn ta bây giờ?
Người ta đưa hắn vào ngôi nhà nhỏ
Hắn nhún nhường ngồi lên trên chiếc chiếu
Phía trước bếp lò đã tắt bao giờ.
Trong những cửa sổ có song bằng tre
Những ánh mắt sắc nhìn từ mọi phía.
Trong góc nhà bà cụ ru đứa bé
Vừa mồ côi – chôn cha mẹ chiều qua.
Cô gái có chiều cao bằng khẩu súng
Thấy bực mình trước những việc thế này
Và cô quay về vị khách không mời
Lấy ấm rót ly trà xanh mời hắn.
Những người báo tin chạy nhanh vội vã
Ra khẩu đội, nhỏ nhắn những bàn chân:
- Xin làm ơn giải đi tên phi công
Làng chúng tôi phải ra đồng làm cỏ!
Время прополки риса
Очень страшно всё и очень просто:
Сбит американский самолёт,
Девушка винтовочного роста
Великана по лесу ведёт.
Он идёт, тяжёлый и покорный,
Рыжая склонилась голова,
Бутсы спотыкаются о корни,
Пьявки заползают в рукава.
И кривые ветви отовсюду,
Сквозь сырого свода полутьму,
Словно тысяча ладоней Будды,
Сжавшись в кулаки, грозят ему.
Что же будет с ним теперь?
В деревне заведут его в крестьянский дом,
На циновку сядет он смиренно
Перед охладевшим очагом.
В окнах, зарешечённых бамбуком,
Острые глаза со всех сторон.
Будет бабушка в углу баюкать
Сироту — с вчерашних похорон.
Девушка винтовочного роста
Помрачнеет от таких забот,
Отвернётся и чужому гостю
Чай зелёный в чашечку нальёт.
Понеслись гонцы на батарею,
Маленькими пятками пыля:
— Заберите лётчика скорее,
Всей деревне надо на поля!
TRE
Ở vùng núi, nơi không khí nóng
Làm cho độ ẩm dày đặc thêm
Cây tre khát khao hướng đỉnh
Như một tên lửa nhiều tầng.
Với sự giận dữ điên cuồng
Tre đã đi vào trận đánh
Loài cây của cuộc sống
Loài cây của hòa bình
Như đã nói từ xưa lắm.
Chiếc nôi tre thân thương
Đã ru mỗi người dân Việt
Tình yêu đầu với tre gắn kết
Bằng tiếng sáo, tiếng khèn.
Mầm của tre – đấy là thức ăn
Tre là biểu tượng của kiên trì bền vững
Tre làm nhà ở và tre làm đường
Tre làm giường chiếu, làm mũ nón
Tre làm cày bừa, làm cung tên.
…Tôi nấp vào bụi rậm
Trong mắt là những đường vòng
Trong tai là tiếng súng.
Khớp của những ngón tay màu xanh
Nhẹ nhàng – nhẹ nhàng chạm trán.
Còn phía trên những bụi rậm
Là những máy bay ném bom
Chúng lộn nhào, gầm rít
Tôi nhớ về những cây bạch dương
Một khi tôi còn nhớ được.
Tôi thấy như trong ngày xa lắc
Của một mùa xuân sau chiến tranh
Khi bình minh của nước ép bạch dương
Mà em uống từ chiếc cốc bằng sắt
Không hình dung được rằng ly biệt
Hãy vẫn còn chờ hai đứa chúng mình:
Sự liên minh của tre và bạch dương
Đối với trái tim cao hơn là mệnh lệnh.
Бамбук
В горах, где воздух разогретый
Густою влагою набух,
Многоступенчатой ракетой
К зениту устремлён бамбук.
В колючем исступленье гнева
Он тоже вышел на войну,
Растенье мира,
Жизни древо,
Как говорили в старину.
Вьетнамца каждого качала
Бамбуковая колыбель,
С ним связано любви начало —
В двенадцать трубочек свирель.
Его побеги — это пища,
Он символ стойкости, бамбук,
Он и дорога и жилище,
Постель и шляпа,
Лук и плуг.
…Прилягу в зарослях устало,
В глазах круги,
В ушах пальба.
Зелёных пальчиков суставы
Легко-легко коснутся лба.
Над зарослями
Бомбовозы,
Свистя, проносятся опять,
И вспоминаю я берёзы,
Пока способен вспоминать.
Мне видится, как той, далёкой
Послевоенною весной
Зарю берёзового сока
Ты пьёшь из кружки жестяной,
Не представляя, что разлука
Ещё подстерегает нас:
Союз берёзы и бамбука
Для сердца выше, чем приказ.
TƯỞNG NHỚ MẸ
Cho dù tôi có đi khắp thế gian
Cứ suy nghĩ khi lang thang mọi nẻo
Rằng Gogolevsky đó là đường phố
Có căn phòng nơi mẹ đã không còn.
Tôi vốn không thích những con đường vòng
Nhưng để xua đi nỗi đau như thế
Bất cứ ở đâu tôi làm mọi thứ
Để qua nhà hai mươi chín đi ngang.
Tôi chăm chú đưa mắt nhìn ô cửa
Và tôi chờ điều kỳ diệu xảy ra:
Trong khi tôi cúi xuống trong âu lo
Thì mẹ tôi sẽ hiện ra từ đó.
Mẹ và tôi từng không hề dịu dàng
Mẹ với tôi – cô đơn và nghiêm khắc
Nhưng hôm nay tôi cần lời quở trách
Lời trách móc của người mẹ với con.
Đời tiếp tục – đến rồi lại khởi hành
Ngày quang đãng cũng như thời tiết xấu
Đối với con, mẹ vẫn luôn luôn thiếu
Như ô-xy, người leo núi luôn cần.
Và tôi luôn gõ cửa nhà bè bạn
Cũng như luôn nhắc nhở những người dưng:
Hãy yêu quí những người mẹ của mình
Khi mẹ còn sống trên đời với bạn.
1959
Памяти матери
Где б ни был я, где б ни бывал,
Все думаю, бродя по свету,
Что Гоголевский есть бульвар
И комната, где мамы нету.
Путей окольных не люблю,
Но, чтобы эту боль развеять,
Куда б ни шел, все норовлю
Пройти у дома двадцать девять.
Смотрю в глухой проем ворот
И жду, когда случится чудо:
Вот, сгорбясь от моих забот,
Она покажется оттуда.
Мы с мамой не были нежны,
Вдвоем - строги и одиноки,
Но мне сегодня так нужны
Ее укоры и упреки.
А жизнь идет - отлет, прилет,
И ясный день, и непогода...
Мне так ее недостает,
Как альпинисту кислорода.
Топчусь я у чужих дверей
И мучаю друзей словами:
Лелейте ваших матерей,
Пока они на свете, с вами.
NGƯỜI BẠN ĐẾN TỪ CHÂU PHI
Tôi bước đi với người bạn da đen
Khi tất cả xung quanh đều trắng xóa
Tuyết trắng, tuyết trắng rơi khắp mọi ngả
Cả thủ đô chìm trong tuyết mùa đông.
Tôi đón gặp một người bạn da đen
Đưa bạn đi thăm thủ đô yêu quí
Tôi gọi bạn của tôi là quí ông
Và tôi gọi bạn tôi là đồng chí.
Tôi cảm thấy thoải mái và lạ lùng
Như một giấc mơ trở thành hiện thực.
Xin chào Ghana, xin chào đất nước
(Tên gọi ngày xưa là Bờ Biển Vàng)!*
Khi tôi còn là thiếu niên tiền phong
Tôi nhớ trong dịp chào cờ buổi sáng
Thề vì tự do của người da đen
Sẽ cống hiến đời mình khi tôi lớn.
Và thời hạn thực hiện những lời thề
Dù không nhanh nhưng dần dần đã đến.
Rồi chiến tranh và rồi sau xây dựng
Chỉ có Châu Phi thì ở phía xa.
Rừng và thảo nguyên, không phải savan*
Đến Ghana lúc đó xa xôi quá
Thành phố Plyos ở Volga nhuốm đỏ:
Máu đã trào ra từ những vết thương
Không phải từ gốc cây cọ - từ bạch dương.
Đã trở thành thế kỷ bao năm tháng
Và mùa đông chưa biết đến bao giờ
Một người bạn của châu Phi tự do
Đến thành phố của tôi đang xây dựng.
Anh bước đi với mái tóc xoăn, gầy
Trong hỗn loạn của vô vàn bông tuyết
Những cô gái trên đường phố Arbat
Họ mỉm cười với người bạn của tôi.
1959
__________
*Cộng hòa Ghana (Republic of Ghana) thời thuộc địa của Anh có tên gọi là Bờ Biển Vàng (Gold Coast); Savan (Savanna) là một kiểu thảm thực vật nhiệt đới trong đó tầng ưu thế sinh thái là tầng cỏ.
Гость из Африки
По Москве брожу я с негром,
А вокруг белым-бело.
Белым снегом, белым снегом
Всю столицу замело.
Друга черного встречаю
И вожу смотреть Москву,
Господином величаю
И товарищем зову.
Мне с тобой легко и странно,
Как со сбывшейся мечтой.
Здравствуй, государство Гана
(Бывший Берег Золотой)!
Я когда-то в пионерах,
Возле флага, на посту,
Клялся за свободу негров
Жизнь отдать, как подрасту.
Выполненья клятвы сроки
Постепенно подошли.
Были войны, были стройки,
Только Африка — вдали.
Лес да степь, а не саванны,
Очень далеко до Ганы,
Обагрился волжский плес:
Кровь толчками шла из раны
Не под пальмой — у берез.
Годы сделались веками,
И неведомой зимой
Прибыл вольный африканец
В город строящийся мой.
Он идет, курчавый, тонкий,
Сквозь снежинок кутерьму,
И арбатские девчонки
Улыбаются ему.
EM YÊU DẤU CỦA ANH
Ngày ấy tôi đi ra trận
Đi về những chốn xa xăm
Bằng khăn tay em vẫy chào trước cổng
Em yêu dấu của anh.
Trung đội lính bộ binh dũng cảm
Giờ là gia đình lớn của anh.
Một lời chào cho em gửi đến
Em yêu dấu của anh.
Để tháng ngày sẽ vun vút trôi nhanh
Trong những cuộc hành quân, trong trận đánh
Em hãy cười với anh từ nơi xa thẳm
Em yêu dấu của anh.
Trên túi áo của anh dù nhỏ
Vẫn có một tờ bưu thiếp của em.
Nghĩa là hai đứa mình muôn thuở
Em yêu dấu của anh.
Моя любимая
Я уходил тогда в поход,
В далекие края.
Платком взмахнула у ворот
Моя любимая.
Второй стрелковый храбрый взвод
Теперь моя семья.
Поклон-привет тебе он шлет,
Моя любимая.
Чтоб дни мои быстрей неслись
В походах и боях,
Издалека мне улыбнись,
Моя любимая.
В кармане маленьком моем
Есть карточка твоя.
Так, значит, мы всегда вдвоем,
Моя любимая.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét