Anna Akhmatova (tiếng Nga: Анна Ахматова, tên thật: Анна Андреевна Горенко Anna Andreevna Gorenko, 23 tháng 6 năm 1889 — 5 tháng 3 năm 1966) - nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình văn học, dịch giả Nga, một trong những gương mặt xuất sắc nhất của thơ ca Nga thế kỉ 20. Nhà thơ Yevgeny Yevtushenko gọi Anna Akhmatova là “đêm trắng của thi ca Nga”.
Tiểu sử:
Anna Andreevna Gorenko sinh ở Bolshoy Fontan, Odessa (nay là Ukraina). Năm 1890 gia đình chuyển về Tsarskoe Selo, Sankt-Peterburg. Năm 1905 bố mẹ chia tay nhau, các con theo mẹ đến thành phố Evpatoria ở phía nam. Bà học luật ở Kiev năm 1906-1907 và học văn học và lịch sử ở Sankt-Peterburg năm 1908-1910. Tháng 4 năm 1910 bà lấy chồng là nhà thơ Nikolai Gumilyov sau đó đi du lịch sang Pháp, Ý.
Bà viết thơ đầu tiên năm 11 tuổi in ở tạp chí Apollo nhưng bố không cho lấy họ Gorenko nên đã lấy họ thời trẻ của bà ngoại là Akhmatova. Năm 1912 Anna Akhmatova in tập thơ đầu tiên Buổi chiều (Вечер) được giới phê bình chú ý; năm 1914 bà in tập thơ thứ hai Tràng hạt (Чётки). Những nét chính của thơ Anna Akhmatova là sự hiểu biết tinh tế của những cung bậc tình cảm, sự suy ngẫm về những bi kịch nửa đầu thế kỉ 20. Trường ca Khúc tưởng niệm(Реквием, 1935-1940 in năm 1976) viết về những nạn nhân của cuộc trấn áp trong thập niên 1930. Đỉnh cao trong sáng tác của bà là Trường ca không có nhân vật (Поэмa без героя, 1940-1965) được đánh giá là một tác phẩm thi ca triết học tầm cỡ của thế giới.
Ngoài thơ, Anna Akhmatova còn là dịch giả nổi tiếng, là tác giả của nhiều bài viết về Aleksandr Sergeyevich Pushkin và các nhà thơ đương thời. Anna Akhmatova được mệnh danh là “Bà chúa thơ tình Nga”. Ở các thành phố lớn của Nga và Ukraina có các bức tượng cũng như bảo tàng về Akhmatova. Thơ của bà được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, trong đó có tiếng Việt.
Tác phẩm:
*Buổi chiều (Вечер, 1912), thơ
*Tràng hạt (Чётки, 1914), thơ
*Bầy trắng (Белая стая, 1917), thơ
*Xa tiền thảo (Подорожник, 1921), thơ
*Anno Domini MCMXXI, 1922, thơ
*Ngay bên biển (У самого моря, 1921), trường ca
*Bước chạy của thời gian (Бег времени, 1965), thơ
*Trường ca không nhân vật (Поэме без героя, 1940—1965, in đầy đủ năm1976), trường ca
*Khúc tưởng niệm (Реквием, 1935-40; in năm 1976), trường ca
TÌNH YÊU
Tình như con rắn cuộn tròn
Trong sâu thẳm con tim làm phép thuật
Tình là bồ câu suốt ngày đêm
Bên cửa sổ gật gù khoan nhặt.
Tình là lấp lánh trong sương
Thuỷ dương mai trong mơ màng linh cảm…
Nhưng tình rất chân thành và bí ẩn
Đưa ta rời xa tĩnh lặng, hân hoan.
Tình là biết ngọt ngào, nức nở
Trong lời cầu nguyện của cây đàn.
Và thật khủng khiếp nhận ra tình
Trong nụ cười hãy còn xa lạ.
11-1911
EM MUỐN CHO ANH KHÔNG HỀ LẶNG LẼ
Em muốn cho anh không hề lặng lẽ
Làm người mạnh mẽ, ra vẻ yếu hèn.
Muốn gọi anh là tình yêu của mình
Bởi vì sống khác thì em không thể.
Em muốn tất cả suy nghĩ của anh
Sẽ lấy cắp, ít nhất là một nửa.
Em muốn đột nhiên trong đầu anh nghĩ
Mình hạnh phúc, mà có lỗi là em.
Em muốn trong từng mơ ước của mình
Anh sẽ trở thành đường biên duy nhất.
Muốn trong cuốn sách mà anh đang đọc
Làm trang đầu tiên và trang cuối cùng.
HOẶC LÀ EM VẪN Ở LẠI VỚI ANH
Hoặc là em vẫn ở lại với anh
Hoặc là anh sẽ ra đi cùng em
Nhưng điều này không diễn ra như thế
Thì chia tay nhé thiên thần của em!
Không tiếng thở dài mệt mỏi buồn thương
Không lời trách móc cầu kỳ rắc rối
Mà em sợ sự khinh hoàng tăm tối
Ánh nhìn rõ ràng sáng sủa của anh.
1909
Các Nhà thơ của thế kỷ Bạc Nga
CON NGƯỜI TA THƯỜNG NHÌN NHAU RA SAO
Con người ta thường nhìn nhau ra sao
Tôi không mệt mỏi ngắm nhìn, để ý
Trong đôi mắt này bão tố thét gào
Trong đôi mắt kia – hằng phúc của Chúa.
Tôi đi xe buýt, ngồi bên cửa sổ
Nhìn mắt người ta một cách rụt rè
Trong đôi mắt này sức hút của mèo
Trong đôi mắt kia – cơn giông mùa hạ…
Trong đôi mắt này ghen tuông ầm ĩ
Trong đôi mắt kia – là khả năng tin
Mắt người này – xấu hổ vì nghèo hèn
Mắt người kia – không tỏ ra giàu có.
Không quan trọng chiếc váy kia có giá…
Trang phục thì giấu sự thật được đâu
Quan trọng hơn là hành vi với nhau
Và những gì sau ánh nhìn thùy mị…
Trong mắt người luôn có đầy căng thẳng
Đầy mảnh vỡ những mơ ước màu hồng…
Trong mắt này – số phận chẳng hề mong
Trong mắt kia – vẻ đẹp xinh đủ hạng…
Trong đôi mắt này cứu độ, nâng lên…
Trong mắt kia – dìm không còn dấu vết
Đôi mắt này – ôm lấy cả thế gian
Trong mắt kia – không nước mắt, mà nước…
Ghé cạnh ngôi nhà của tôi, xe buýt…
Những cánh cửa đã được mở toang ra…
Có biết bao nhiêu điều tôi đọc được
Qua nửa giờ trong mắt của người ta…
SỰ ÂU YẾM BÂY GIỜ
Sự âu yếm bây giờ anh đừng lẫn
Với một điều gì, nó rất dịu êm.
Anh phí uổng quấn vào rất cẩn thận
Lông thú lên vai, lên ngực cho em.
Và phí hoài những lời rất ngoan ngoãn
Anh nói với em về một mối tình
Em rất biết những ánh mắt kiên nhẫn
Những cái nhìn rất khao khát của anh!
1913
Tình như con rắn cuộn tròn
Trong sâu thẳm con tim làm phép thuật
Tình là bồ câu suốt ngày đêm
Bên cửa sổ gật gù khoan nhặt.
Tình là lấp lánh trong sương
Thuỷ dương mai trong mơ màng linh cảm…
Nhưng tình rất chân thành và bí ẩn
Đưa ta rời xa tĩnh lặng, hân hoan.
Tình là biết ngọt ngào, nức nở
Trong lời cầu nguyện của cây đàn.
Và thật khủng khiếp nhận ra tình
Trong nụ cười hãy còn xa lạ.
11-1911
EM MUỐN CHO ANH KHÔNG HỀ LẶNG LẼ
Em muốn cho anh không hề lặng lẽ
Làm người mạnh mẽ, ra vẻ yếu hèn.
Muốn gọi anh là tình yêu của mình
Bởi vì sống khác thì em không thể.
Em muốn tất cả suy nghĩ của anh
Sẽ lấy cắp, ít nhất là một nửa.
Em muốn đột nhiên trong đầu anh nghĩ
Mình hạnh phúc, mà có lỗi là em.
Em muốn trong từng mơ ước của mình
Anh sẽ trở thành đường biên duy nhất.
Muốn trong cuốn sách mà anh đang đọc
Làm trang đầu tiên và trang cuối cùng.
HOẶC LÀ EM VẪN Ở LẠI VỚI ANH
Hoặc là em vẫn ở lại với anh
Hoặc là anh sẽ ra đi cùng em
Nhưng điều này không diễn ra như thế
Thì chia tay nhé thiên thần của em!
Không tiếng thở dài mệt mỏi buồn thương
Không lời trách móc cầu kỳ rắc rối
Mà em sợ sự khinh hoàng tăm tối
Ánh nhìn rõ ràng sáng sủa của anh.
1909
Các Nhà thơ của thế kỷ Bạc Nga
CON NGƯỜI TA THƯỜNG NHÌN NHAU RA SAO
Con người ta thường nhìn nhau ra sao
Tôi không mệt mỏi ngắm nhìn, để ý
Trong đôi mắt này bão tố thét gào
Trong đôi mắt kia – hằng phúc của Chúa.
Tôi đi xe buýt, ngồi bên cửa sổ
Nhìn mắt người ta một cách rụt rè
Trong đôi mắt này sức hút của mèo
Trong đôi mắt kia – cơn giông mùa hạ…
Trong đôi mắt này ghen tuông ầm ĩ
Trong đôi mắt kia – là khả năng tin
Mắt người này – xấu hổ vì nghèo hèn
Mắt người kia – không tỏ ra giàu có.
Không quan trọng chiếc váy kia có giá…
Trang phục thì giấu sự thật được đâu
Quan trọng hơn là hành vi với nhau
Và những gì sau ánh nhìn thùy mị…
Trong mắt người luôn có đầy căng thẳng
Đầy mảnh vỡ những mơ ước màu hồng…
Trong mắt này – số phận chẳng hề mong
Trong mắt kia – vẻ đẹp xinh đủ hạng…
Trong đôi mắt này cứu độ, nâng lên…
Trong mắt kia – dìm không còn dấu vết
Đôi mắt này – ôm lấy cả thế gian
Trong mắt kia – không nước mắt, mà nước…
Ghé cạnh ngôi nhà của tôi, xe buýt…
Những cánh cửa đã được mở toang ra…
Có biết bao nhiêu điều tôi đọc được
Qua nửa giờ trong mắt của người ta…
SỰ ÂU YẾM BÂY GIỜ
Sự âu yếm bây giờ anh đừng lẫn
Với một điều gì, nó rất dịu êm.
Anh phí uổng quấn vào rất cẩn thận
Lông thú lên vai, lên ngực cho em.
Và phí hoài những lời rất ngoan ngoãn
Anh nói với em về một mối tình
Em rất biết những ánh mắt kiên nhẫn
Những cái nhìn rất khao khát của anh!
1913
KẺ ĐANG YÊU
Kẻ đang yêu có yêu cầu vô khối!
Kẻ không còn yêu không có bao giờ.
Em rất mừng vui rằng nước bây giờ
Dưới băng giá không màu đang cứng lại.
Và em đứng lên – lạy Chúa lòng lành
Trên lớp phủ mỏng manh và dễ vỡ
Còn anh những bức thư của em hãy giữ
Để đời sau sẽ phán xét chúng mình.
Cho rành mạch hơn và thật rõ rành
Người ta thấy anh thông minh, can đảm
Và trong tiểu sử danh giá của anh
Có lẽ nào chừa ra những khoảng trống?
Ôi nước uống trần gian sao quá ngọt
Lưới tình yêu sao lại dệt quá dày
Hãy để tên em một khi nào sẽ đọc
Lũ trẻ con trong sách lúc học bài.
Và, câu chuyện buồn khi đã hiểu ra
Mặc cho chúng sẽ mỉm cười ranh mãnh…
Yên lặng và tình yêu đã không cho
Hãy tặng em bằng vinh quang cay đắng.
1913
LỄ MAI TÁNG
Em đi tìm một chỗ cho ngôi mộ
Chị biết nơi nào sáng sủa hơn không?
Thật lạnh lẽo trên đồng. Còn đống đá
Bên biển kia thì buồn bã thê lương.
Mà chị vốn quen với sự lặng yên
Và vốn yêu ánh mặt trời sáng sủa
Em sẽ xây một trai phòng trên đó
Như ngôi nhà mình cho rất nhiều năm.
Ở giữa cửa sổ có một cửa con
Và ta sẽ thắp ngọn đèn trong đó
Có vẻ như con tim rất tăm tối
Đang cháy lên bằng ánh lửa màu hồng.
Chị biết không, chị đã từng mơ màng
Về một cõi thiên đường, về cõi khác
Nhưng vị tu sĩ nói lời quở trách:
“Thiên đường không cho những kẻ lỗi lầm”
Thì khi đó, cảm thấy nhói trong lòng
Em thầm thì: “Em sẽ đi với chị”.
Ta bây giờ cứ mặc cho phận số
Sẽ nằm dưới chân ngọn sóng màu lam.
1911
_____________
*Bài thơ này về cái chết của người chị gái là Inna Gorenko mất năm 1906.
XẾP LẠI NHỮNG ƯỚC MƠ
Xếp lại những ước mơ, mệt vì bao ý tưởng
Em đợi mùa đông như người khác vẫn chờ.
Anh từng hứa hẹn rằng trời sẽ không mưa?
Vậy mà mưa vẫn ào ào trút xuống…
Em ngạc nhiên nhìn ra từ cửa sổ
Đang trong mơ hay đời thực thế này?
Anh từng nói rằng đời là giấc ngủ?
Em tỉnh dậy, thấy lạ lùng, vẫn sống đây…
Rồi mai em lại đóng vai của mình
Lại cười lên dù không hề đúng chỗ
Anh từng nói rằng yêu là đau khổ?!
Anh nhầm rồi, tình là Địa ngục mà anh…
LẦN CUỐI CHÚNG TÔI GẶP NHAU KHI ĐÓ
Lần cuối chúng tôi gặp nhau khi đó
Bên bờ sông, nơi thường vẫn gặp nhau
Nước sông Nê va đã từng dâng cao
Và trong thành phố người ta sợ lũ.
Anh đi nói về mùa hè, và nữa
Rằng phụ nữ làm thơ – thật điên rồ
Tôi nhớ ngôi nhà Sa hoàng cao vòi vọi
Và Pháo đài Thánh Phêrô với Phaolô.
Sau đó không khí hoàn toàn khác hẳn
Kỳ diệu như quà tặng của Chúa Trời
Và tôi được trao trong giờ phút này
Một bài ca từ những bài điên loạn.
1914
Kẻ không còn yêu không có bao giờ.
Em rất mừng vui rằng nước bây giờ
Dưới băng giá không màu đang cứng lại.
Và em đứng lên – lạy Chúa lòng lành
Trên lớp phủ mỏng manh và dễ vỡ
Còn anh những bức thư của em hãy giữ
Để đời sau sẽ phán xét chúng mình.
Cho rành mạch hơn và thật rõ rành
Người ta thấy anh thông minh, can đảm
Và trong tiểu sử danh giá của anh
Có lẽ nào chừa ra những khoảng trống?
Ôi nước uống trần gian sao quá ngọt
Lưới tình yêu sao lại dệt quá dày
Hãy để tên em một khi nào sẽ đọc
Lũ trẻ con trong sách lúc học bài.
Và, câu chuyện buồn khi đã hiểu ra
Mặc cho chúng sẽ mỉm cười ranh mãnh…
Yên lặng và tình yêu đã không cho
Hãy tặng em bằng vinh quang cay đắng.
1913
LỄ MAI TÁNG
Em đi tìm một chỗ cho ngôi mộ
Chị biết nơi nào sáng sủa hơn không?
Thật lạnh lẽo trên đồng. Còn đống đá
Bên biển kia thì buồn bã thê lương.
Mà chị vốn quen với sự lặng yên
Và vốn yêu ánh mặt trời sáng sủa
Em sẽ xây một trai phòng trên đó
Như ngôi nhà mình cho rất nhiều năm.
Ở giữa cửa sổ có một cửa con
Và ta sẽ thắp ngọn đèn trong đó
Có vẻ như con tim rất tăm tối
Đang cháy lên bằng ánh lửa màu hồng.
Chị biết không, chị đã từng mơ màng
Về một cõi thiên đường, về cõi khác
Nhưng vị tu sĩ nói lời quở trách:
“Thiên đường không cho những kẻ lỗi lầm”
Thì khi đó, cảm thấy nhói trong lòng
Em thầm thì: “Em sẽ đi với chị”.
Ta bây giờ cứ mặc cho phận số
Sẽ nằm dưới chân ngọn sóng màu lam.
1911
_____________
*Bài thơ này về cái chết của người chị gái là Inna Gorenko mất năm 1906.
XẾP LẠI NHỮNG ƯỚC MƠ
Xếp lại những ước mơ, mệt vì bao ý tưởng
Em đợi mùa đông như người khác vẫn chờ.
Anh từng hứa hẹn rằng trời sẽ không mưa?
Vậy mà mưa vẫn ào ào trút xuống…
Em ngạc nhiên nhìn ra từ cửa sổ
Đang trong mơ hay đời thực thế này?
Anh từng nói rằng đời là giấc ngủ?
Em tỉnh dậy, thấy lạ lùng, vẫn sống đây…
Rồi mai em lại đóng vai của mình
Lại cười lên dù không hề đúng chỗ
Anh từng nói rằng yêu là đau khổ?!
Anh nhầm rồi, tình là Địa ngục mà anh…
LẦN CUỐI CHÚNG TÔI GẶP NHAU KHI ĐÓ
Lần cuối chúng tôi gặp nhau khi đó
Bên bờ sông, nơi thường vẫn gặp nhau
Nước sông Nê va đã từng dâng cao
Và trong thành phố người ta sợ lũ.
Anh đi nói về mùa hè, và nữa
Rằng phụ nữ làm thơ – thật điên rồ
Tôi nhớ ngôi nhà Sa hoàng cao vòi vọi
Và Pháo đài Thánh Phêrô với Phaolô.
Sau đó không khí hoàn toàn khác hẳn
Kỳ diệu như quà tặng của Chúa Trời
Và tôi được trao trong giờ phút này
Một bài ca từ những bài điên loạn.
1914
TẤT CẢ CHÚNG TA
Tất cả chúng ta – lũ say sưa, truỵ lạc
Vui vẻ gì đâu tụ tập nơi này!
Trên những bức tường hoa và chim chóc
Mệt mỏi bơ phờ dưới những đám mây.
Anh hút thuốc bằng cây tẩu màu đen
Khói vẽ lên những hình thù kỳ quặc
Chọn chiếc váy bó sát người em mặc
Để tôn thêm vẻ cân đối thân hình.
Những ô cửa đến muôn đời khép chặt
Ở ngoài kia giông bão hay giá băng?
Đôi con mắt rất cẩn trọng của anh
Giống như mắt mèo đắn đo, dè dặt.
Ôi con tim của em buồn quá mức
Phút lâm chung em có lẽ đang chờ?
Còn cô gái kia đang nhảy bây giờ
Chắc chắn là sẽ bước vào địa ngục.
1-1913
ANH XƯA DỊU DÀNG
Anh xưa dịu dàng, hay lo lắng, hay ghen
Đã yêu em như mặt trời của Chúa
Và để cho không hát như trước nữa
Anh giết đi con chim trắng của em.
Anh bước vào phòng thốt lên buổi hoàng hôn:
“Hãy yêu anh, hãy cười, thơ hãy viết!”
Còn em, con chim vui đem vùi lấp
Sau giếng tròn, dưới gốc một cây trăn.
Rằng sẽ không khóc, em hứa với anh
Nhưng tim em đã từ lâu hoá đá
Em ngỡ rằng mọi lúc và mọi ngả
Vẫn nghe giọng ngọt ngào, âu yếm của chim.
Thu 1914
Tất cả chúng ta – lũ say sưa, truỵ lạc
Vui vẻ gì đâu tụ tập nơi này!
Trên những bức tường hoa và chim chóc
Mệt mỏi bơ phờ dưới những đám mây.
Anh hút thuốc bằng cây tẩu màu đen
Khói vẽ lên những hình thù kỳ quặc
Chọn chiếc váy bó sát người em mặc
Để tôn thêm vẻ cân đối thân hình.
Những ô cửa đến muôn đời khép chặt
Ở ngoài kia giông bão hay giá băng?
Đôi con mắt rất cẩn trọng của anh
Giống như mắt mèo đắn đo, dè dặt.
Ôi con tim của em buồn quá mức
Phút lâm chung em có lẽ đang chờ?
Còn cô gái kia đang nhảy bây giờ
Chắc chắn là sẽ bước vào địa ngục.
1-1913
ANH XƯA DỊU DÀNG
Anh xưa dịu dàng, hay lo lắng, hay ghen
Đã yêu em như mặt trời của Chúa
Và để cho không hát như trước nữa
Anh giết đi con chim trắng của em.
Anh bước vào phòng thốt lên buổi hoàng hôn:
“Hãy yêu anh, hãy cười, thơ hãy viết!”
Còn em, con chim vui đem vùi lấp
Sau giếng tròn, dưới gốc một cây trăn.
Rằng sẽ không khóc, em hứa với anh
Nhưng tim em đã từ lâu hoá đá
Em ngỡ rằng mọi lúc và mọi ngả
Vẫn nghe giọng ngọt ngào, âu yếm của chim.
Thu 1914
TA KHÔNG CÙNG NHỮNG KẺ
Ta không cùng những kẻ
Bỏ quê hương, mặc cắn xé quân thù
Ta không nghe lời tâng bốc của họ
Và không trao cho họ những bài thơ.
Nhưng muôn thuở thương kẻ đày phát vãng
Như kẻ tù nhân, như kẻ tật nguyền.
Con đường tối tăm của người du lãng
Mùi bánh mì, ngải cứu lạ bốc lên.
Còn ở đây, trong khói đám cháy này
Ta phí hoài chút tuổi xuân còn lại
Nhưng chưa từng một đòn đau nào
Nhận về mình ta từ chối.
Ta biết, sự đánh giá sau này, dù chậm
Sẽ thanh minh cho từng phút, từng giờ
Nhưng trên đời không có người đơn giản
Không nước mắt và kiêu hãnh hơn ta.
7-1922
LỜI THỀ
Người con gái hôm nay vĩnh biệt người thương
Sẽ biến nỗi đau thương của mình thành sức mạnh
Ta thề với cháu con, với những nấm mồ yên lặng
Rằng không ai bắt được ta quì gối đầu hàng!
7-1941
ÔI, CÓ NHỮNG LỜI LÀ DUY NHẤT
Ôi, có những lời là duy nhất
Ai nói ra – đã phải bỏ quá nhiều.
Chỉ màu của trời xanh là bất tuyệt
Và lòng từ bi của Đấng Tối Cao.
1916
TÔI KHÔNG CẦN NIỀM HẠNH PHÚC NHO NHỎ
Tôi không cần niềm hạnh phúc nho nhỏ
Nên tôi tiễn chồng đến với người yêu*
Đứa con tôi mệt mỏi, vẫn cưng chiều
Tôi sẽ ru con ngủ.
Và lần nữa trong căn phòng lạnh lẽo
Tôi lại nguyện cầu Đức Mẹ đồng trinh
Quả thật khó sống cuộc đời ẩn náu
Mà làm một người vui vẻ lại khó hơn.
Chỉ mong giấc mơ như lửa cháy lên
Để tôi sẽ bước vào một ngôi đền
Đá màu trắng và có năm ngọn tháp
Theo lối mòn đã ghi khắc trong tim.
1914
___________
*Theo lời của chính Akhmatova thì bài thơ này viết trong thời kỳ Nicolai Gumilyov yêu Tatyana Adamovich.
ANH CÓ MUỐN BIẾT VỀ CHUYỆN ĐÃ TỪNG
Anh có muốn biết về chuyện đã từng?
Đồng hồ điểm ba giờ trong phòng ăn
Nàng vịn tay vào lan can, giã biệt
Và nói những lời một cách khó nhọc:
“Chuyện là thế… Ồ không, em đã quên
Em yêu anh, em đã từng yêu anh
Từ cái ngày xa lắc!” –
“Vâng”?...
1910
ANH ĐÃ TỪNG YÊU BA THỨ TRÊN TRẦN
Anh đã từng yêu ba thứ trên trần:
Yêu tiếng hát nhà thờ, những con công màu trắng
Yêu những bản đồ châu Mỹ cổ xưa đã mờ nhạt hẳn.
Và chẳng hề thích tiếng khóc của trẻ con
Chẳng thích uống trà với mứt đùm đũm
Và không thích phụ nữ nổi tam bành
…Thế mà tôi từng là vợ của anh.
1910
BẠN KHÔNG ĐOÁN RA NÓ NGAY LẬP TỨC
Bạn không đoán ra nó ngay lập tức
Thứ bệnh dịch khủng khiếp và tối tăm
Thứ mà người ta gọi rất dịu dàng
Thứ mà thường vẫn làm cho người chết.
Dấu hiệu đầu tiên – vui rất lạ lùng
Tựa hồ như vừa uống vào rượu đắng
Dấu hiệu thứ hai – buồn rất kinh khủng
Không thể thở ra và mệt vô cùng.
Dấu hiệu thứ ba – là chân thật nhất:
Nếu như con tim chết lặng thường xuyên
Ngọn nến cháy trong ánh mắt mù sương
Thì nghĩa là – một buổi chiều gặp mặt…
Điều linh cảm trong đêm làm bạn mệt:
Bạn thấy trên người bạn một thiên thần.
Mà gương mặt thiên thần bạn rất quen…
Và vẻ mệt mỏi vô cùng ngột ngạt.
Có một bức màn màu đen bằng vải
Giấc mơ nặng nề và sẽ không lâu…
Sáng thức dậy với điều bí ẩn mới
Không rõ ràng mà cũng chẳng ngọt ngào.
Và bạn sẽ rửa bằng dòng máu xối
Là thứ người ta vẫn gọi là TÌNH.
1910
NHƯ MỘT CỌNG RƠM ANH UỐNG HỒN EM
Như một cọng rơm, anh uống hồn em
Em biết rằng hương vị cay và đắng
Nhưng không vi phạm lời đồn tra tấn
Ô, sự tĩnh lặng của em đã nhiều tuần.
Khi kết thúc, anh hãy nói. Đừng buồn
Rằng hồn em trên đời không còn nữa
Em sẽ ra đi bằng con đường ngắn ngủi
Và để xem trò chơi của trẻ con.
Phúc bồn tử gai nở hoa tưng bừng
Và người ta chở gạch sau bờ giậu
Anh là ai: người anh hay người tình
Em không nhớ mà cũng không cần nhớ.
Ở đây vô gia cư, ở đây sáng sủa
Đang nghỉ ngơi thân thể mệt rã rời…
Còn người qua đường nghĩ rất mơ hồ:
Chỉ vừa hôm qua đã thành góa bụa.
1911
(Xem thêm: Anna
Akhmatova - 159 bài thơ và Khúc tưởng niệm)
Người con gái hôm nay vĩnh biệt người thương
Sẽ biến nỗi đau thương của mình thành sức mạnh
Ta thề với cháu con, với những nấm mồ yên lặng
Rằng không ai bắt được ta quì gối đầu hàng!
7-1941
ÔI, CÓ NHỮNG LỜI LÀ DUY NHẤT
Ôi, có những lời là duy nhất
Ai nói ra – đã phải bỏ quá nhiều.
Chỉ màu của trời xanh là bất tuyệt
Và lòng từ bi của Đấng Tối Cao.
1916
TÔI KHÔNG CẦN NIỀM HẠNH PHÚC NHO NHỎ
Tôi không cần niềm hạnh phúc nho nhỏ
Nên tôi tiễn chồng đến với người yêu*
Đứa con tôi mệt mỏi, vẫn cưng chiều
Tôi sẽ ru con ngủ.
Và lần nữa trong căn phòng lạnh lẽo
Tôi lại nguyện cầu Đức Mẹ đồng trinh
Quả thật khó sống cuộc đời ẩn náu
Mà làm một người vui vẻ lại khó hơn.
Chỉ mong giấc mơ như lửa cháy lên
Để tôi sẽ bước vào một ngôi đền
Đá màu trắng và có năm ngọn tháp
Theo lối mòn đã ghi khắc trong tim.
1914
___________
*Theo lời của chính Akhmatova thì bài thơ này viết trong thời kỳ Nicolai Gumilyov yêu Tatyana Adamovich.
ANH CÓ MUỐN BIẾT VỀ CHUYỆN ĐÃ TỪNG
Anh có muốn biết về chuyện đã từng?
Đồng hồ điểm ba giờ trong phòng ăn
Nàng vịn tay vào lan can, giã biệt
Và nói những lời một cách khó nhọc:
“Chuyện là thế… Ồ không, em đã quên
Em yêu anh, em đã từng yêu anh
Từ cái ngày xa lắc!” –
“Vâng”?...
1910
ANH ĐÃ TỪNG YÊU BA THỨ TRÊN TRẦN
Anh đã từng yêu ba thứ trên trần:
Yêu tiếng hát nhà thờ, những con công màu trắng
Yêu những bản đồ châu Mỹ cổ xưa đã mờ nhạt hẳn.
Và chẳng hề thích tiếng khóc của trẻ con
Chẳng thích uống trà với mứt đùm đũm
Và không thích phụ nữ nổi tam bành
…Thế mà tôi từng là vợ của anh.
1910
BẠN KHÔNG ĐOÁN RA NÓ NGAY LẬP TỨC
Bạn không đoán ra nó ngay lập tức
Thứ bệnh dịch khủng khiếp và tối tăm
Thứ mà người ta gọi rất dịu dàng
Thứ mà thường vẫn làm cho người chết.
Dấu hiệu đầu tiên – vui rất lạ lùng
Tựa hồ như vừa uống vào rượu đắng
Dấu hiệu thứ hai – buồn rất kinh khủng
Không thể thở ra và mệt vô cùng.
Dấu hiệu thứ ba – là chân thật nhất:
Nếu như con tim chết lặng thường xuyên
Ngọn nến cháy trong ánh mắt mù sương
Thì nghĩa là – một buổi chiều gặp mặt…
Điều linh cảm trong đêm làm bạn mệt:
Bạn thấy trên người bạn một thiên thần.
Mà gương mặt thiên thần bạn rất quen…
Và vẻ mệt mỏi vô cùng ngột ngạt.
Có một bức màn màu đen bằng vải
Giấc mơ nặng nề và sẽ không lâu…
Sáng thức dậy với điều bí ẩn mới
Không rõ ràng mà cũng chẳng ngọt ngào.
Và bạn sẽ rửa bằng dòng máu xối
Là thứ người ta vẫn gọi là TÌNH.
1910
NHƯ MỘT CỌNG RƠM ANH UỐNG HỒN EM
Như một cọng rơm, anh uống hồn em
Em biết rằng hương vị cay và đắng
Nhưng không vi phạm lời đồn tra tấn
Ô, sự tĩnh lặng của em đã nhiều tuần.
Khi kết thúc, anh hãy nói. Đừng buồn
Rằng hồn em trên đời không còn nữa
Em sẽ ra đi bằng con đường ngắn ngủi
Và để xem trò chơi của trẻ con.
Phúc bồn tử gai nở hoa tưng bừng
Và người ta chở gạch sau bờ giậu
Anh là ai: người anh hay người tình
Em không nhớ mà cũng không cần nhớ.
Ở đây vô gia cư, ở đây sáng sủa
Đang nghỉ ngơi thân thể mệt rã rời…
Còn người qua đường nghĩ rất mơ hồ:
Chỉ vừa hôm qua đã thành góa bụa.
1911
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét