Hơn 40 Blog. Hơn 300 Nhà thơ nổi tiếng Thế giới và những Lời chúc – Giai thoại – Chuyện tình hay nh

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

Thơ Puskin - Alexandr Pushkin


Alexandr Sergeevich Pushkin (tiếng Nga:Александр Сергеевич Пушкин, 6/6/1799 – 10/2/1837) - nhà thơ Nga, người đặt nền móng cho nền văn học Nga mới, người sáng tạo ra ngôn ngữ văn học Nga hiện đại.

Tiểu sử: 
Pushkin sinh ở Moskva trong một gia đình có nguồn gốc quí tộc. Bố là Sergei Lvovich Pushkin là một người yêu thích văn học cổ điển Pháp và cũng làm thơ nhưng chỉ những người quen, bạn bè biết. Mẹ là Nadezhda Osipovna có dòng dõi từ một nô lệ da đen của Pyotr Đại đế. Thời thơ ấu, trong những tháng hè, Pushkin thường sống với bà ngoại ở làng Zakharov, ngoại ô Moskva. Ký ức tuổi thơ được thể hiện trong nhiều tác phẩm sau này của ông. Lên 6 tuổi, Pushkin được vào học ở trường Lyceum Hoàng gia ở Tsarskoe Selo. Thời gian học ở đây, Pushkin đã được chứng kiến cuộc Chiến tranh Vệ quốc năm 1812 của nước Nga chống lại quân Pháp của Napoleon. Năm 1815 Pushkin viết bài thơ Hồi ức về Hoàng thôn (Воспоминание о Царском Селе) được Gavrila Derzhavin coi là một tác phẩm kiệt xuất và tôn vinh Pushkin, khi đó mới 16 tuổi, như một nhà thơ lớn của nước Nga.

Học xong Lyceum, Pushkin tích cực tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật của giới quý tộc trí thức trẻ tại Sankt-Peterburg, lúc bấy giờ đang nỗ lực đấu tranh cho một cuộc cách mạng xoá bỏ chế độ nông nô tại Nga. Thời gian này ông cho ra đời những bài thơ mang tính chính trị như Gửi Chaadaev (К Чаадаеву, 1818); Gửi N. Ya. Plyuskova (Н. Я. Плюсковой, 1818); Làng quê (Деревня, 1819)... Năm 1820 Pushkin cho in bản trường ca đầu tiên của mình - Ruslan và Lyudmila (Руслан и Людмила), ngay lập tức tạo được tiếng vang lớn về phong cách cũng như chủ đề, mặc dù cũng phải chịu sự công kích dữ dội từ phía chính quyền. Mùa xuân 1820, do những bài thơ cách mạng, thống đốc Sankt-Peterburg, bá tước M. Miloradovich, đã quyết định đày Pushkin tới Siberia. Tuy nhiên nhờ sự giúp đỡ và ảnh hưởng của những người bạn (những nhà văn, nhà thơ lớn của nước Nga), cuối cùng ông chỉ phải chịu mức án nhẹ hơn bị trục xuất khỏi Sankt-Peterburg vô thời hạn.

Sau khi rời Sankt-Peterburg, Pushkin đã đi xuống miền nam nước Nga, tới Kavkaz và Crimea, Moldavia, Kiev. Trong thời gian này ông vẫn tiếp tục cho ra đời những tác phẩm mới có ảnh hưởng rất lớn tới văn học Nga thế kỷ 19, như Người tù Kavkaz (Кавказский пленник, 1822); Gavriiliada (Гавриилиада, 1821); Anh em lũ cướp (Братья разбойники, 1822); Đài phun nước Bakhchisarayskiy (Бахчисарайский фонтан, 1824).

Năm 1823, ở Kishinov, Pushkin bắt tay vào viết tiểu thuyết bằng thơ, kiệt tác Evgeny Onegin (Евгений Онегин). Tháng 7 năm 1824, với đơn xin ân xá, Pushkin được chính quyền cho phép về ở khu trang trại Pskov tại vùng Mikhailovskoe dưới sự kiểm soát của gia đình. Năm 1825, trong lần sang thăm trang trại láng giềng, Pushkin đã gặp nàng Anna Kern, người tạo cho ông cảm hứng để sáng tác nhiều bài thơ nổi tiếng. Theo một thống kê đáng tin cậy thì những bóng hồng đi qua cuộc đời Pushkin, là nguồn cảm hứng cho ông viết nên những bài thơ hay, họ gồm có 113 người. Điều này cũng được chính Pushkin xác nhận trong bức thư ông viết cho nữ Công tước V. F. Vyazemskaya: “Cuộc hôn nhân của tôi với Natalya (xin để trong dấu ngoặc, là tình yêu thứ 113 của tôi) đã quyết định xong” (Mon mariage avec Natalie (qui par parenthèse est mon cent-treizième amour) est décidé). Puskin nổi tiếng khắp thế giới không chỉ là nhà thơ lớn (lớn nhất) của nước Nga mà còn là một người tình vĩ đại. 

Năm 1831, Pushkin kết hôn với người đẹp Natalya Goncharova. Họ có bốn người con (hai trai và hai gái). Chính người đẹp Natalya Goncharova là nguồn cảm hứng cho sáng tạo của Pushkin nhưng cũng là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông. Năm 1837, do những tin đồn về quan hệ ngoại tình của vợ mình với Georges Charles de Heeckeren d'Anthès (thường được gọi là Dantes), một sỹ quan kỵ binh người Pháp trong quân đội Sa hoàng, Puskin đã thách đấu súng với viên sĩ quan trẻ tuổi này. Cuộc đọ súng đã kết thúc hết sức bi kịch khi cả hai đối thủ đều bị thương, nhưng Puskin đã bị trọng thương và qua đời hai ngày sau đó – 10 tháng 2 năm 1837 (ngày 29 tháng 1, theo lịch cũ).

Nói về nguyên nhân dẫn đến cái chết của nhà thơ vĩ đại thì người đời đã nói không biết bao nhiêu mà kể cho hết. Bởi vì mối quan hệ phức tạp giữa Pushkin và Dantes không đơn giản là quan hệ giữa hai người đàn ông bình thường mà còn có sự tham gia của những người khác nữa, ngoài người vợ Natalya Goncharova, thì nhà ngoại giao người Hà Lan, Đại sứ Pháp tại Nga, bố nuôi của Dantes là Van Heeckeren cũng đóng một vai trò quan trọng. Đã từng có đến 21 lần thách đấu (trong đó từ phía Pushkin là 15 lần) và đã từng xảy ra 4 lần đấu súng. Trong phạm vi bài viết này chỉ xin đề cập qua về một trong những khía cạnh của vấn đề…

 Nhiều người hâm mộ của thiên tài tin chắc rằng chính Natalya Goncharova đã đóng một vai trò tai họa trong cuộc đời của nhà thơ. Rằng cuộc đấu tay đôi với Dantes dẫn đến cái chết của người sáng tạo vĩ đại  là kết quả của hành vi phù phiếm của cô.  

 Cũng có những người cho rằng Natalya Goncharova chưa bao giờ trải qua một tình yêu đích thực dành cho người chồng nổi tiếng của mình. Một số nhà nghiên cứu trích dẫn ngày càng nhiều bằng chứng mới ủng hộ giả thuyết rằng cô kết hôn với nhà thơ là theo một sự tính toán thông thường. Gia đình của Natalya rơi vào cảnh túng thiếu, bên cạnh đó, cô phải chịu sự cai quản của một người ông nội chuyên quyền, độc đoán… Khi đồng ý kết hôn, người phụ nữ xinh đẹp này đã có cơ hội thoát khỏi ngôi nhà khắc nghiệt kia.

Mối quan hệ của Natalya Goncharova với Dantes tại một số thời điểm dường như đã vượt ra ngoài ranh giới của sự tán tỉnh. Đáp lại lời tỏ tình của Dantes, cô vẫn nói: “Em yêu anh như chưa bao giờ được yêu, nhưng anh đừng đòi hỏi ở em nhiều hơn là trái tim của em, bởi vì tất cả mọi thứ khác đều đã không thuộc về em nữa rồi”. 

Tuy nhiên sự lạnh nhạt với chồng cũng chưa đến mức phản bội. Thế nhưng lòng ghen của Pushkin thì không có giới hạn. Ông điên cuồng tức giận vì nghĩ rằng người vợ có thể phản bội mình ngay cả khi chỉ là về mặt tinh thần. Như một kẻ chuyên quyền phương Đông, ông muốn tất cả mọi thứ: xác thịt và tình cảm của vợ chỉ thuộc về ông. 

Theo tự nhiên, Pushkin vốn mang trong mình dòng máu châu Phi, không biết cách yêu một cách trung thành và chung thủy. Ông không hoàn toàn là một người Âu quí tộc để tôn vinh các khái niệm về nghĩa vụ và sự đàng hoàng đối với một người phụ nữ. Trong vẻ đẹp thần thánh của Natalya, có thể ông đã không nhìn thấy bất cứ điều gì cao siêu và không hề mang lại sự linh thiêng thực sự cho vẻ đẹp tâm hồn.

Sự ghen tuông khiến cảm giác yêu say đắm trở nên đau đớn, điên cuồng và chí tử. Sự ghen tuông thổi bùng lên ngọn lửa hận thù. Vì sao lại như vậy? Là để có những cơn xúc động mới và cảm giác mạnh. Pushkin cả đời, kể từ thời kỳ ở Odessa, đã ở trong một cơn ghen tuông như vậy.  

Pushkin không hẳn bị giết bởi Dantes, mà bởi sự phù phiếm, sự ghen tuông và sự tự ái của chính mình. Người ngưỡng mộ sắc đẹp của Natalya chỉ là một công cụ mù quáng đánh vào nhà thơ.

Pushkin bị ám ảnh bởi sự ghen tuông và ý tưởng trả thù đầy ám ảnh đến nỗi ông không còn chú ý đến lời khuyên của bạn bè và người thân trước thềm trận đấu với Dantes. Ngay cả sự can thiệp từ Hoàng đế Nikolay, người đã cảnh báo là không được manh động, cũng không giúp được gì. Thiên tài người Nga đã giao phó cuộc đời mình cho Số phận - thế lực mù quáng thường xuyên bóp méo số phận của ông! 

Ghen tuông là một nỗ lực tuyệt vọng để cứu vãn tình yêu, nhưng ở đây nó lại được gắn liền với sự điên rồ. Đọc lại các tài liệu liên quan đến cuộc đấu tay đôi bi thảm của Pushkin, chúng ta có thể đi đến kết luận: không hề có sự phản bội của Natalya mà chỉ có sự lạnh nhạt không thể tránh khỏi đối với nhau . Cả thành phố St. Petersburg đều đã nhìn thấy điều làm tổn thương danh dự của nhà thơ. Khí chất của người châu Phi được nhân lên bởi sự kiêu ngạo của nhà quý tộc Nga và đẩy nhà thơ đến cuộc gặp gỡ định mệnh với một đối thủ tưởng tượng trên sông Đen đã dẫn đến cái chết của nhà thơ vĩ đại.

Tác phẩm: 
Aleksander Pushkin sống 37 năm và đã sáng tác 14 trường ca, 1 tiểu thuyết bằng thơ, 7 vở kịch thơ, 7 truyện cổ tích, 15 tác phẩm văn xuôi và 783 bài thơ. Ngoài ra, Puskin còn để lại 786 bức thư. Qua những bức thư này người đọc biết rõ nhất về những mối quan hệ của ông từ những ngày còn học ở trường đến những ngày tháng cuối cùng của đời ông cũng như quan điểm, thái độ của ông đối với những sự việc xảy ra trong đời ông. Puskin là một thiên tài lớn và đa dạng, ngoài sáng tác (thơ, kịch và văn xuôi) ông còn dịch, mô phỏng các sự tích dân gian không chỉ của Nga mà còn của các dân tộc Slavơ và các dân tộc ở phương Tây. Ông dịch, mô phỏng từ Kinh Thánh, Kinh Koran, từ những tác giả cổ đại của phương Đông và phương Tây đến những tác giả nổi tiếng thế giới của thời đại ông, tất cả là hơn 50 tác giả nước ngoài. Xưa nay bạn đọc Việt Nam đã được làm quen với một số tác phẩm văn xuôi, truyện thơ Ông lão đánh cá và con cá vàng (bằng văn xuôi rút gọn) – đây cũng là tác phẩm mà Puskin lấy cốt truyện từ Ông lão đánh cá và mụ vợ của anh em nhà Grimm, tiểu thuyết thơ Evgeny và Onegin… Còn thơ thì chủ yếu là những bài thơ trữ tình. Phần dịch của chúng tôi gồm 235 bài, ngoài thơ trữ tình chúng tôi còn dịch những bài thơ triết học, tôn giáo, các sự tích dân gian cũng như những bài mô phỏng Kinh Thánh và Kinh Koran. Ngoài ra, chúng tôi cũng dịch một số bức thư tình trong số 786 bức thư của Puskin.

Trường ca: 
1- Ruslan và Lyudmila (Руслан и Людмила, 1817-1820)
2- Người tù Kavkaz (Кавказский пленник, 1820-1821)
3- Bài ca Gavriil (Гавриилиада, 1821)
4- Vadim (Вадим, 1821-1822)
5- Anh em lũ cướp (Братья разбойники, 1821-1822)
6- Đài phun Bakhchisaray (Бахчисарайский фонтан, 1821-1823)
7- Đoàn người Digan (Цыганы, 1824)
8- Bá tước Nulin (Граф Нулин, 1825)
9- Poltava (Полтава, 1828-1829)
10- Tazit (Тазит, 1829-1830)
11- Ngôi nhà nhỏ ở Kolomna (Домик в Коломне, 1830)
12- Ezersky (Езерский, 1832)
13- Angelo (Анджело, 1833)
14- Kỵ sĩ đồng (Медный всадник, 1833)

Tiểu thuyết thơ: 
1- Yevgeny Onegin (Евгений Онегин, 1823-1832)

Kịch: 
1- Boris Godunov (Борис Годунов, 1825)
2- Hiệp sĩ keo kiệt (Скупой рыцарь, 1830)
3- Mozart và Salieri (Моцарт и Сальери, 1830)
4- Vị khách bằng đá (Каменный гость, 1830)
5- Yến tiệc thời thổ tả (Пир во время чумы, 1830)
6- Nàng tiên cá (Русалка, 1829-1832)
7- Những cảnh từ thời hiệp sĩ (Сцены из рыцарских времен, 1835)

Thơ: 
- 1813-1825
- 1826-1836
Thơ Puskin theo ABC (Стихотворения Пушкина по алфавиту)


n xuôi:
1- Người da đen của Pyotr Đại đế (Арап Петра Великого, 1827)
2- 
Tiểu thuyết bằng thư (Роман в письмах, 1829)
3- 
Tập truyện của Ivan Petrovich Belkin quá cố (Повести покойного Ивана Петровича Белкина, 1830)
4- 
Bão tuyết (Метель, 1830)
5- 
Lịch sử làng Goryukhino (История села Горюхина, 1830)
6- Tiểu thư – Nông dân (Барышня-крестьянка, 1830)
7- Người đóng quan tài (Гробовщик, 1830)
8- Người trông coi cố định (Станционный смотритель, 1830)
9- 
Roslavlyov (Рославлев, 1831)
10- Dubrovsky (Дубровский, 1833)
11- Kirjali (Кирджали, 1834)
12- 
Con đầm pích (Пиковая дама, 1834)
13- Đê
m Ai Cập (Египетские ночи, 1835)
14- 
Cuộc hành trình đến Arzrum trong năm 1829 (Путешествие в Арзрум во время похода 1829 года, 1835)
15- 
Người con gái viên Đại úy (Капитанская дочка, 1836)Truyện cổ tích
1- 
Chàng rể (Жених, 1825)
2- 
Chuyện ông cố đạo và người làm công Balda (Сказка о попе и о работнике его Балде, 1830)
3- 
Chuyện nhà gấu (Сказка о медведихе, 1830?)
4- 
Chuyện vua Saltan (Сказка о царе Салтане, 1831)
5- Chuyện ông lão đánh cá và con cá vàng (Сказка о рыбаке и рыбке, 1833)
6- 
Chuyện nàng công chúa đã chết và bảy tráng sĩ (Сказка о мёртвой царевне и семи богатырях(1833)
7- Chuyện con gà trống vàng (Сказка о золотом петушке, 1834)  

Một số bài thơ


CÒN LẠI GÌ CHO EM
(Что в имени тебе моем?)

Còn lại gì cho em trong tên gọi 
Sẽ chết đi như tiếng dội buồn thương 
Của ngọn sóng vỗ bờ xa mòn mỏi 
Như rừng sâu tiếng vọng giữa đêm trường.

Cái tên gọi trong những dòng lưu bút
Đ
ể lại cho em dấu chếttựa như 

Lời ai điếu giữa những viền hoạ tiết 
Mà lời văn nghe u ẩnmịt mù.

Cái tên gọi đã từ lâu quên lãng 

Trong những cơn xúc động mới cuồng điên 
Chẳng hề gợi trong hồn em một thoáng 
Hoài niệm xưa bao tha thiết êm đềm.

Nhưng nếu gặp ngày âm thầm đau đớn 

Phút u buồn xin em hãy gọi tên 
Và hãy nóivẫn còn đây kỷ niệm 
Em vẫn còn sống giữa một trái tim.
1830
______________
*Người vẫn còn sống trong trái tim thi sĩ này là Carolina SobanskayaThời hai người yêu nhau ở thành phố biển Odessa Puskin đã ghi những dòng kỷ niệm và ký tên mình trong cuốn sổ lưu niệm theo yêu cầu của nàng.


NỤ HÔN NGÀY GẶP LẠI
(Для берегов отчизны дальной)

Về lại quê hương bờ xa vẫy gọi

Em giã từ miền đất lạ xa xôi 
Trong giờ phút buồn đau nhớ mãi 
Trước mặt em anh đã khóc ngậm ngùi.

Đô
i bàn tay anh trong cơn giá rét 

Cố giữ lấy emanh sợ qúa chừng 
Nghe rời rã vì chia ly khủng khiếp 
Anh đã van xin nức nở không ngừng.

Nhưng đôi môi em quay đi chẳng nhận 

Phút chia ly trên bến nụ hôn buồn 
Từ xứ sở của ngày xa u ám 
Em trở về vùng đất mới gọi anh.

Em đã nói: “Rồi trong ngày gặp lại 

Dưới bầu trời muôn thưở màu xanh 
Dưới bóng ô-liu nụ hôn ân ái 
Mình lại bên nhau như cội liền cành”.

Nhưng than ôinơi bầu trời hẹn ước
Đã á
nh lên vầng sáng giữa không trung 

Nơi bóng ô-liu nằm trên đáy nước 
Em ngủ say trong giấc mộng cuối cùng.

Cả sắc đẹp và nỗi đau tê tái
Đ
ều thành tro trong bình đựng thi hài 

Cùng biến luôn nụ hôn ngày gặp lại 
Nhưng nơi này anh vẫn đợi chờ ai...
1830
__________________
*Puskin đau đớn nhớ lại ngày chia tay với người tình Amalia Riznich trên thành phố cảng OdessaAmalia Riznich là một thiếu phụ xinh đẹp và quyến rũ mang trong mình hai dòng máu Đức và Ý. Mặc dù có chồng là một thương gia giàu có nhưng vây quanh nàng có nhiều bậc hiền nhânquân tử trong đó có PuskinCuối cùngtrái tim người đẹp đã dành cho thi sĩnhưng ngày vui của họ chẳng được lâuKhi chồng của Amalia biết chuyện đã cho nàng trở vềÝ. Phút chia tay hai người cùng hẹn ngày gặp lại trên đất Ý nhưng khi về Ý Amalia đã chết vìbệnh lao phổi.



NGƯỜI ĐẸP ƠI EM ĐỪNG HÁT NỮA
(Не пой, красавица, при мне)

Người đẹp ơi em đừng hát nữa 
Bài hát buồn của xứ Gruzia 
Nghe em hát lòng tôi lại nhớ 
Cuộc đời xưa và bến bờ xa.

Những câu hát của em dữ dội 

Gợi lòng tôi lại nhớthương ôi!
Đê
m thảo nguyên, ánh trăng đồng nội 

Người em xưahình bóng xa vời...

Cái hình bóng thân thươngkhổ ải 

Nhìn thấy em tôi ngỡ quên đi 
Nhưng em hát - lại hình dung thấy 
Trước mắt tôi hình ấy hiện về.

Người đẹp ơi em đừng hát nữa 

Bài hát buồn của xứ Gruzia 
Nghe em hát lòng tôi lại nhớ 
Cuộc đời xưa và bến bờ xa.
1828
_____________________
*Puskin nhớ về Natalia Goncharova khi nghe người đẹp Anna Olenina hát bài dân ca Gruzia.



TRƯỚC NGÔI MỘ THIÊNG
(Перед гробницею святой)

Trước ngôi mộ thần thánh và thiêng liêng
Tôi đứng yênmái đầu tôi cúi xuống
Bốn phía ngủ yênchỉ những ngọn đèn
Trong bóng tối của ngôi đền vàng óng
Những cây cột đá hoa cương to lớn
Những lá cờ treo trên đó thành hàng.

Phía dưới ngủ yên chúa tể oai hùng
Là thần tượng của đội binh phương Bắc
Người canh giữ đáng kính của Đại cường
Người quy phục biết bao nhiêu kẻ địch
Từ bầy chim ưng vinh quang hiển hách
Còn lại đây một ít của Nữ Hoàng.

Trong mồ ông niềm hân hoan đang sống
Ông công bố lời Nga cho chúng ta
Quả quyết với ta trong tháng năm, mà
Giọng tin tưởng của nhân dân lên tiếng
Hướng mái đầu ông bạc trắng gọi to:
“Hãy ra trận!” và ông vào trận đánh…

Giờ hãy nghe lời chúng tôi trung thực
Hãy đứng lên và hãy cứu Nga hoàng
Ôi, ông già nghiêm khắc! Trong phút chốc
Hãy hiện lên bên ngôi mộ của ông
Hãy đứng lên, khoan khoái và mẫn tiệp
Với những binh đoàn bỏ lại của ông!

Hãy hiện lên và lấy tay của mình
Chỉ cho chúng tôi trong bao tướng lĩnh
Ai thừa kế, ai người ông lựa chọn!
Nhưng ngôi đền – trong im lặng đắm chìm
Vẻ lặng yên của ngôi mồ chiến trận
Rất điềm nhiên trong giấc ngủ vĩnh hằng…
1831
________________
*Bài thơ về Mikhail Illarionovich Kutuzov (1745 – 1813) là một vị Nguyên soái trong lịch sử Nga. Tên tuổi của ông gắn liền với giai đoạn hùng mạnh của Đế quốc Nga vào cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19. Mộ của ông ở trong đền Kazan ở Saint Petersburg.


TÔI ĐÃ TỪNG YÊU EM
(Я вас любил: любовь еще, быть может)

Tôi đã từng yêu em
Tình yêu giờ, có lẽ 
Vẫn trong lòng âm ỉ
Nhưng hãy để tình yên. 

Xin hãy để tình yên
Thực lòng tôi không muốn
Gợi điều chi phiền muộn
Để em phải đau buồn. 

Tôi đã từng yêu em
Âm thầm, không hy vọng
Khi ghen tuông, hờn giận
Khi nhút nhát, ngại ngùng.

Tôi đã từng yêu em
Đến hết mực chân thành
Yêu dịu dàng hết mực
(Trần thế dám ai tin).  

Cầu xin Chúa lòng lành
Ban em triệu đàn ông
Những người yêu có thể
Như tôi đã yêu em. 
1829



CHÂN DUNG CỦA TÔI
(Mon Portrait) 

Bạn yêu cầu bức chân dung của tôi
Mà cần vẽ tự nhiên như vốn có
Nó sẽ được vẽ nhanh thôi bạn ạ
Mặc dù đấy là tiểu phẩm mà thôi.  

Tôi vốn kẻ chơi bời, xin nói thật
Từ những khi còn trên ghế nhà trường
Và tôi cũng xin nói rất thật lòng
Tôi là một kẻ không hề dại dột.

Và cũng chẳng hề ba hoa mách lẻo
Rằng ta đây là tiến sĩ Xoóc-bon
Nhưng chẳng có ai người chán ngấy hơn
Là bản chất của tôi như vốn có. 

Về chiều cao, so với kẻ cao ngồng
Thì có lẽ chắc gì tôi sánh nổi
Gương mặt tôi nét trẻ trung tươi rói
Mái tóc xoăn và tóc có màu hung. 

Tôi vốn yêu cuộc đời, thích đám đông
Sự cô đơn – tôi vô cùng căm ghét
Ghét tranh luận, cãi lộn, và nói thật
Tôi cũng không thích gì chuyện học hành.  

Nhảy nhót, diễn kịch – tôi mê vô cùng
Và nếu phải nói một cách chân thật
Thì tôi sẽ nói rằng tôi thích nhất
Là giá như đã không học ở trường. 

Theo những điều như thế, bạn mến thương
Bạn có thể biết về tôi cặn kẽ
Tôi được tạo bằng bàn tay của Chúa
Nên tôi muốn là như thế thường xuyên.

Điệu bộ có phần giống quỉ, ngông nghêng
Và gương mặt có phần nào giống khỉ
Thêm vào đó một chút cuồng thi sĩ
Thế là chân dung cho bạn – Puskin.
1814

VẪN CÒN RUN SỢ
(Я думал, сердце позабыло)

Tôi vẫn nghĩ con tim giờ quên hết 
Chẳng dễ dàng chịu đau khổ như xưa 
Tôi vẫn nóinhững ngày xưa thân thiết
Đã 
lùi xa không trở lại bao giờ!

Đã 
qua rồi những buồn vuisướng khổ 
Những giấc mơ khờ dạicả tin... 
Thế mà giờ lại vẫn còn run sợ 
Lại nôn nao trước sắc đẹp uy quyền.
1835


ANH ĐÀO
(Вишня)

Ánh bình minh đỏ thắm
Bao trùm khắp phía đông
Trong ngôi làng bên sông
Ánh đèn đà tắt ngấm.

Những giọt sương trùm lên
Những bông hoa trên đồng
Những đàn cừu thức giấc
Trên những đồng cỏ mềm.

Những màn sương màu xám
Hướng về những đám mây
Những cô gái chăn cừu
Vội vàng đi tìm bạn.

Mạch nước nguồn giữa núi
Vang lên tiếng thầm thì
Ánh vàng lên từ xa
Rừng thông trong bóng tối.

Cô gái chăn cừu trẻ
Đi ra chợ vội vàng
Vừa đi vừa hát lên
Ánh mắt nhìn chăm chú.

Màu đỏ thắm đùa vui
Trên đôi gò má thắm
Nét trinh nguyên tỏa sáng
Trong đôi mắt rụt rè.

Đôi bàn tay khéo léo
Buộc mái tóc gọn gàng
Và đôi chân tự mình
Sinh ra mà cám dỗ.

Áo ngực đem che kín
Vẻ đẹp của ngực trần
Dưới yếm đào trú ẩn
Con mồi của người mong.

Cô gái chăn cừu tới
Vườn anh đào mọc dày
Cho mình cô tìm thấy
Nhiều quả mọng chín cây.

Dù vẻ ngoài tuyệt vời
Vẻ đẹp đầy quyến rũ
Nhưng đường đi đến đó
Cô thấy sợ khôn nguôi.

Nghĩ rồi quyết định ngay
Anh đào cần nếm thử
Chộp lấy cành cây nhỏ
Cô gái trèo lên cây.

Khi trèo lên tới nơi
Giữa trái cây chín mọng
Bàn chân cô lóng ngóng
Bước giữa những cành cây.

Hái trái đi em ơi
Anh đào cho em đó
Nhưng, có điều gì thế
Hở người đẹp của tôi?

Cô nhìn về xa xăm
Thấy chàng trai chạy đến
Bàn chân cô luống cuống
Và cô để trượt chân.

Và cành lá rung lên
Chết chứ không đùa bỡn
Cô chăn cừu ngã xuống
Nhưng với vẻ tuyệt trần!

Giữa những nhánh những cành
Khi chạm vào chiếc váy
Chàng ngạc nhiên nhìn thấy
Cả vẻ đẹp tuyệt trần.

Ở giữa đôi bàn chân
Trắng hơn là tuyết vậy
Chỗ gấp khúc diệu huyền
Chàng rõ ràng nhìn thấy.

Thứ giấu mọi thời gian
Ở những người phụ nữ
Ađam vì điều đó
Bị đuổi khỏi thiên đường.

Lặng lẽ gỡ nhánh cành
Khỏi người cô gái đẹp
Và chàng trai háo hức
Ép người đẹp vào mình.

Dòng máu đã sôi lên
Hai con tim sôi nổi
Và tình yêu bay tới
Trên đôi cánh vội vàng.

Niềm vui của đau thương
Hai con tim tươi trẻ
Trong tình yêu chờ đợi
Sẽ nên duyên vợ chồng.

Bởi sắc đẹp hút hồn
Chàng chăn cừu trẻ tuổi
Đưa bàn tay nóng hổi
Chạm tới những bàn chân.

Trong giây phút lãng quên
Thần ái tình dưới chân
Chàng chăn cừu ở lại
Trên bộ ngực đầy tràn.

Màu đỏ của anh đào
Đem vắt thành nước ép
Rồi nước đỏ đem rắc
Lên cho cỏ cho cây.
1815


THƠ VỀ CHIẾC VÁY*
(Люблю тебя, о юбка дорогая)

Anh yêu em, ơi chiếc váy thân thương
Khi mỗi lần trong buổi chiều em đợi
Natalya, áo gấm khi em cởi
Để chỉ còn hình dáng mỏng vây quanh
Còn gì dễ thương hơn thế nữa em?
Khi em vây lấy đôi chân tuyệt mỹ
Những tia nước sáng hơn, trong suốt hơn
Chạm vào nơi có vị thần tuổi trẻ
Đang ngủ yên giữa hoa huệ hoa hồng.
1813
___________

*Đoạn trích từ Trường ca Монах (Tu sĩ).


TÔI DỰNG TƯỢNG CHO MÌNH
(Я памятник себе воздвиг нерукотворный)

Exegi monumentum*

Tôi sẽ dựng cho mình một bức tượng tự nhiên
Mà sẽ không cần đến những đoàn dân chúng
Và bức tượng bằng cái đầu kiêu hãnh
Cao hơn cả cột đá Aleksandr**.

Khôngtôi không chết – hồn trong thơ kín thầm
Tro của tôi sẽ sống qua và phù vân chạy trốn
Và tôi sẽ vinh quang cho đến một khi còn sống
Dù chỉ một nhà thơ ở cõi trần gian.

Tin về tôi sẽ bay khắp nước Nga rộng mênh mông
Người ta sẽ gọi tên tôi bằng biết bao ngôn ngữ
Người Slavơ, người Phần Lan và dù còn hoang dã
Người Tungusngười Kalmyk – bạn của thảo nguyên.

Sẽ mãi còn đây lòng yêu mến của nhân dân
Bằng thơ ca tôi đã từng thức dậy điều tốt đẹp
Đã ca ngợi tự do trong thế kỷ đầy khắc nghiệt
Và đã gọi ban ơn cho những kẻ khốn cùng.

Nàng thơ hãy biết nghe theo lời của Chúa răn
Đừng sợ chi giận hờn, đừng đòi chi vương miện
Hờ hững trước lời khen hoặc trước điều vu khống
Chớ đôi co với những kẻ ngu đần.
1836
________________
*Exegi monumentum (tôi dựng tượng cho mình - trích từ thơ của Horatius)
**Cột đá Aleksandr (Александрийский столп Александровская колонна) – tượng đài của Aleksandr I bằng đá hoa cương nguyên khối cao 47, 5 m ở Quảng trường Cung điện, Saint Petersburg. Pushkin so sánh giá trị của tinh thần và vật chất, thơ ca sống động và cột đá chết để nói lên giá trị nghệ thuật của thi ca.

Xem thêm:
230 bài thơ Puskin đã dịch ra Tiếng Việt 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét