Aleksandr Aleksadrovich Blok (Алекса́ндр Алекса́ндрович Блок)(28 tháng 11 năm 1880 –
7 tháng 8 năm 1921) – nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch, dịch giả, nhà phê bình người Nga. Là nhà thơ hàng đầu của trường phái tượng trưng (Symbolisme) Nga, A. Blok cùng với những nhà thơ lớn khác làm nên một “Thế kỷ bạc” của thơ ca Nga.
Tiểu sử:
Aleksandr Aleksadrovich Blok sinh ngày 28 tháng 11 năm 1880 ở Sankt-Petersburg, trong một gia đình trí thức. Bố là một luật sư Ba Lan gốc Đức, mẹ là con gái của hiệu trưởng Đại học Saint-Petersburg. Lên 5 tuổi đã biết làm thơ. Tuổi nhỏ thường đến sống ở điền trang Shakhmatovo của ông ngoại vào những tháng hè. Những bài thơ về phong cảnh thiên nhiên Nga in trong tập “Thơ tuổi thiếu niên”(Отроческие стихи, 1922). Blok học khoa luật (1898-1901), sau đó học khoa ngôn ngữ (tốt nghiệp năm 1906) ở Đại học Saint-Petersburg. Blok biết làm thơ từ năm lên 5 tuổi, tuy nhiên sự đam mê thực sự bắt đầu từ những năm 1900 – 1901. Ông chịu sự ảnh hưởng nhiều nhất của triết học Platon, thơ trữ tình và triết học của Vladimir Solovyov, thơ của Afanasy Fet. Năm 1902 Blok làm quen với Zinaida Gippius và Dmitry Merezhkovsky, là những người có sự ảnh hưởng lớn tới ông: những tác phẩm đầu tay của ông được in ở tạp chí Con đường mới (Новый путь) của đôi vợ chồng này năm 1903. Năm 1904 ông làm quen với Andrei Bely, hai người trở thành những người bạn thân thiết.
Năm 1903 Blok cưới Lyubov Mendeleeva, con gái của nhà bác học vĩ đại Dmitry Mendeleev. Kết quả của cuộc hôn nhân này là hơn 800 bài thơ viết về người phụ nữ này. Alexander Blok và Lyubov Mendeleeva đã quen nhau từ thời còn thơ ấu. Thời tuổi trẻ Blok gọi Lyubov Mendeleeva là Trinh Nữ huyền bí, Người Vợ muôn thuở, Người Đàn bà tuyệt vời. Những cuộc gặp gỡ tình cờ trên các đường phố ở St. Petersburg được Blok coi là sự thần bí và mỗi lần như vậy ông đều tin tưởng rằng Lyubov Mendeleeva là số phận của mình. Trong thơ, ông đã thần tượng hóa và lý tưởng hóa người yêu dấu. Trong một bức thư gửi cho Lyubov Mendeleeva, ông viết: “Em là mặt trời của tôi, bầu trời của tôi, niềm Hạnh phúc của tôi. Tôi không thể sống mà không có Em ở cõi này cũng như cõi nọ. Em là điều Bí ẩn đầu tiên và là niềm Hy vọng cuối cùng của tôi. Cuộc đời của tôi thuộc về Em từ đầu đến cuối. Em hãy đem chơi nó nếu nó có thể mang lại cho Em một niềm vui. Nếu có một khi nào tôi có thể làm một cái gì đó và để một cái gì đó in lại một dấu vết thoáng qua của sao chổi thì tất cả sẽ là của Em, từ Em và cho Em. Tên của Em ở đây là tuyệt vời, mênh mông và không thể hiểu được. Nhưng mà Em chẳng có tên. Em – là Ngân vang, là Vĩ đại, là Đầy đủ, là Thiên thần của trái tim tôi nghèo khổ, thảm hại và không đáng kể. Tôi đã từ lâu thấy Em là quá đỗi Lạ thường”. Lyubov Mendeleeva trở thành không chỉ là người vợ mà còn là Nàng thơ, nhờ đó mà các tác phẩm thơ ca tuyệt vời đã lần lượt ra đời.
Nhà thơ vĩ đại đã cưới Lyubov Mendeleeva vì tình, nhưng ông lại không thể trở thành một người chồng tốt, mà nói một cách nhẹ nhàng, là có phần kỳ quặc. Blok tin rằng tình yêu của thể xác không thể kết hợp với sự gần gũi của tâm hồn và ngay trong đêm tân hôn ông đã cố gắng để giải thích cho người vợ trẻ rằng sự hòa hợp về thể xác giữa họ sẽ không bao giờ có. Buổi sáng sau “đêm tân hôn” Lyubov Blok bước ra khỏi phòng ngủ với đôi mắt đỏ hoe vì khóc nhưng trong cô tràn ngập một sự tuyệt vọng đầy cương quyết. Chẳng có gì mà cô tân nương tội nghiệp đã không làm! Cô dùng tất cả các phương tiện truyền thống của sự quyến rũ: những bộ trang phục thời trang nhất của các tiệm may nổi tiếng ở St. Petersburg, nước hoa và váy áo từ Paris, bùa yêu từ các thầy lang thôn dã và thậm chí đã buông lời ong bướm, tán tỉnh người bạn thân nhất của Blok là Andrei Bely. Một năm sau Lyubov cũng cám dỗ được người chồng hợp pháp của mình, nhưng than ôi, sự gần gũi lâu dài này cũng không mang lại cho cả hai người sự thỏa mãn về thể xác. Còn Blok thì vẫn yêu thích sự “hòa hợp về tâm hồn” để không làm cho vợ thất vọng và để không ly dị với nàng mặc dù ngoài tình cảm với Andrei Bely, Lyubov còn có vài ba cuộc tình thoáng qua với những người đàn ông khác…
Năm 1909, có hai sự kiện đau buồn xảy ra trong gia đình Blok: đứa con riêng của Lyubov Dmitrievna chết và cha của Blok qua đời. Để tìm sự bình an, Blok và vợ đi sang Ý và Đức. Nhờ các bài thơ về nước Ý, Blok được kết nạp vào hội văn chương có tên gọi là Viện hàn lâm cùng với Valery Bryusov, Mikhail Kuzmin, Vyacheslav Ivanov, Innokenty Annensky. Mùa hè năm 1911, Blok đi du lịch nước ngoài một lần nữa, lần này là đến Pháp, Bỉ và Hà Lan.
Trong cuộc cách mạng Tháng Mười, Blok đã không đi ra nước ngoài như nhiều người khác mà ông làm việc trong nhà xuất bản của thành phố Petrograd. Các sự kiện cách mạng ở đây được phản ánh trong tiểu sử của nhà thơ, trong các bài thơ và trong trường ca Mười hai chiến sĩ (Двенадцать, 1918).
Trước khi chết, nhà thơ thường bị bệnh. Ông đề nghị được cấp visa để đi ra nước ngoài chữa bệnh nhưng đã bị từ chối. Sau quyết định như vậy, Blok đã từ chối ăn uống và thuốc men, đốt hết những bản thảo viết tay đang dang dở của mình. Sống ở Petrograd giữa cảnh đói nghèo, Aleksandr Blok chết vì bệnh tim vào ngày 7 tháng 8 năm 1921 trong độ tuổi 41 đang dồi dào sức sáng tạo của mình.
Phong cách thơ của A. Blok hình thành trong sự phát triển mạnh mẽ của trường phái thơ hình tượng, mà Blok là chủ soái. Thơ của Blok được dịch ra nhiều thứ tiếng và được dịch nhiều sang tiếng Việt.
Tác phẩm:
*Стихи о Прекрасной Даме (Thơ về người đàn bà tuyệt vời, 1904), thơ
*Земля в снегу». Третий сборник стихов. — М.: «Золотое руно», 1907
*Стихи о Прекрасной Даме (Thơ về người đàn bà tuyệt vời, 1904), thơ
*Земля в снегу». Третий сборник стихов. — М.: «Золотое руно», 1907
*Город (Thành phố, 1904-1908), thơ
*Роза и крест (Hoa hồng và thập ác, 1912), kịch
*Родина (Tổ quốc, 1907-1916), thơ
*Возмездие (Trừng phạt, 1910-1921), thơ
*Двенадцать (Mười hai chiến sĩ, 1918), thơ
*Роза и крест (Hoa hồng và thập ác, 1912), kịch
*Родина (Tổ quốc, 1907-1916), thơ
*Возмездие (Trừng phạt, 1910-1921), thơ
*Двенадцать (Mười hai chiến sĩ, 1918), thơ
*Собрание сочинений. Т. 1—12. — Л.: изд. писателей [1932—36].
*Собрание сочинений в шести томах. Т. 1—6. — М.: ТЕРРА, 2009
NƯỚC NGA
(Россия)
Bây giờ lại như những tháng năm vàng
Ba vòng đai lưng đã mòn đang run rẩy
Những nan hoa của bánh xe kết lại
Những bức tranh trong những bánh xe lăn.
Ôi nước Nga, ôi nước Nga nghèo khó
Nhà gỗ của Người màu xám thương sao
Những bài ca của Người trong gió
Đối với ta như nước mắt tình đầu!
Xót thương Người ta không biết làm sao
Cây thập ác của mình ta vẫn vác…
Người muốn để cho kẻ làm bùa phép
Thì vẻ tuyệt vời cướp bóc hãy trao!
Mặc cho ai dụ dỗ, dối lừa
Không quì gối, nước Nga không thể chết
Duy chỉ có điều lo lắng làm mờ
Những đường nét của Người tuyệt đẹp.
Thôi đành thế. Một nỗi lo nhiều hơn
Thêm giọt nước mắt, sông thêm ầm ĩ
Còn Người vẫn thế – rừng và cánh đồng
Và tấm khăn thêu trên đầu – vẫn thế.
Thành có thể cả điều không thể tưởng
Con đường dài lâu bỗng hoá nhẹ nhàng
Khi ánh lên ở miền xa thẳm
Ánh mắt nhìn dưới tấm khăn vuông
Khi bài hát người xà ích cẩn trọng
Đang vang lên thấm đượm một nỗi buồn.
1908
VỀ CHIẾN CÔNG, LÒNG DŨNG CẢM, VINH QUANG
(О доблестях, о подвигах, о славе)
Về chiến công, lòng dũng cảm, vinh quang
Anh đã quên trên mặt đất đau khổ
Khi gương mặt em trong khung ảnh nhỏ
Trước mặt anh rạng rỡ đặt trên bàn.
Nhưng đến giờ em đi khỏi nhà anh
Chiếc nhẫn thề anh vứt vào đêm vắng
Giờ người khác em gửi trao số phận
Anh đã quên rồi gương mặt đẹp xinh.
Ngày trôi đi, nguyền rủa xoáy thành đàn…
Rượu và đam mê làm đời anh tàn tạ…
Trước bàn cưới về em, anh chợt nhớ
Anh gọi em như tuổi trẻ của mình.
Anh gọi em nhưng em chẳng ngoái nhìn
Nước mắt anh em không thèm đoái tới
Trong chiếc áo choàng màu xanh quấn lại
Em ra khỏi nhà trong ẩm ướt đêm.
Anh không biết rằng cho kiêu hãnh của mình
Em đẹp xinh, dễ thương tìm đâu vậy…
Trong giấc ngủ, áo xanh anh mơ thấy
Chiếc áo mặc vào em đi khỏi trong đêm…
Giờ không còn mơ về trìu mến, vinh quang
Tất cả đi qua, tuổi trẻ không còn nữa!
Gương mặt em trong lồng khung ảnh nhỏ
Bàn tay anh đem cất khỏi chiếc bàn.
12-1908
(О доблестях, о подвигах, о славе)
Về chiến công, lòng dũng cảm, vinh quang
Anh đã quên trên mặt đất đau khổ
Khi gương mặt em trong khung ảnh nhỏ
Trước mặt anh rạng rỡ đặt trên bàn.
Nhưng đến giờ em đi khỏi nhà anh
Chiếc nhẫn thề anh vứt vào đêm vắng
Giờ người khác em gửi trao số phận
Anh đã quên rồi gương mặt đẹp xinh.
Ngày trôi đi, nguyền rủa xoáy thành đàn…
Rượu và đam mê làm đời anh tàn tạ…
Trước bàn cưới về em, anh chợt nhớ
Anh gọi em như tuổi trẻ của mình.
Anh gọi em nhưng em chẳng ngoái nhìn
Nước mắt anh em không thèm đoái tới
Trong chiếc áo choàng màu xanh quấn lại
Em ra khỏi nhà trong ẩm ướt đêm.
Anh không biết rằng cho kiêu hãnh của mình
Em đẹp xinh, dễ thương tìm đâu vậy…
Trong giấc ngủ, áo xanh anh mơ thấy
Chiếc áo mặc vào em đi khỏi trong đêm…
Giờ không còn mơ về trìu mến, vinh quang
Tất cả đi qua, tuổi trẻ không còn nữa!
Gương mặt em trong lồng khung ảnh nhỏ
Bàn tay anh đem cất khỏi chiếc bàn.
12-1908
NHỮNG BÔNG HỒNG NGÀY CŨ
(Старинные розы)
Những bông hồng ngày cũ
Ta mang theo, một mình
Đi vào tuyết, giá băng
Con đường xa vời vợi.
Vẫn theo lối mòn xưa
Trên vai ta thanh kiếm
Kiếm đi cùng với ta
Trong áo sương che kín.
Kiếm đi theo và biết
Rằng tuyết đã dần tan
Đằng kia đang cháy hết
ánh hoàng hôn cuối cùng.
Rằng với ta – ngày tàn
Chỉ màn đêm quạnh quẽ
Tự do từ nay sẽ
Không đi theo sau lưng.
Ở đâu, khi muộn màng
Ta tìm ra nơi ngủ
Những bông hồng ngày cũ
Đang rơi trên tuyết tan.
Chỉ trên tuyết màu hồng
Giọt nước mắt rơi xuống
Ta không còn hy vọng
Ta đợi phút lâm chung.
Còn kiếm vẻ lạnh lùng
Dìm hoa xưa vào tuyết.
4-11-1908
ANH LẠI MƠ THẤY EM
(Мне снилась снова ты)
Anh lại mơ thấy em – trên sân khấu, đầy hoa
Điên cuồng như đam mê, lặng lẽ như giấc mộng
Còn anh ngoan ngoãn, đầu gối anh quì xuống
Và nghĩ rằng: “Hạnh phúc biết nghe ra!”
Nhưng em nhìn Hamlet, em là Ophelia
Không hạnh phúc, tình yêu, thiên thần sắc đẹp
Còn hoa hồng rắc lên nhà thơ tội nghiệp
Cùng với hoa hồng những mơ ước tuôn ra…
Em đã chết trong hồng thắm nhuộm màu
Hoa trên ngực và hoa trên mái tóc
Còn anh đứng trong hương em ngào ngạt
Với hoa trên tay, trên ngực, trên đầu…
(Мне снилась снова ты)
Anh lại mơ thấy em – trên sân khấu, đầy hoa
Điên cuồng như đam mê, lặng lẽ như giấc mộng
Còn anh ngoan ngoãn, đầu gối anh quì xuống
Và nghĩ rằng: “Hạnh phúc biết nghe ra!”
Nhưng em nhìn Hamlet, em là Ophelia
Không hạnh phúc, tình yêu, thiên thần sắc đẹp
Còn hoa hồng rắc lên nhà thơ tội nghiệp
Cùng với hoa hồng những mơ ước tuôn ra…
Em đã chết trong hồng thắm nhuộm màu
Hoa trên ngực và hoa trên mái tóc
Còn anh đứng trong hương em ngào ngạt
Với hoa trên tay, trên ngực, trên đầu…
12-1898.
HAMLET
(Я - Гамлет. Холодеет кровь)
(Я - Гамлет. Холодеет кровь)
Anh - Hamlet. Máu lạnh tanh
Khi trừng phạt kẻ thù thâm độc
Còn trong tim anh – mối tình đầu tiên
Chỉ hướng về một người yêu duy nhất.
Còn em là Ophelia của anh
Băng giá cuộc đời mang em xa lắm
Anh sẽ chết trên quê hương của mình
Bằng vết dao đâm vào sâu hoắm.
NGƯỜI ĐÀN BÀ XA LẠ
(Незнакомка)
(Незнакомка)
Vào buổi chiều ở trong những nhà hàng
Bầu không khí nóng, khô và hoang dại
Những kẻ say sưa luôn miệng hét vang
Những linh hồn giữa mùa xuân tê tái.
Ở đằng xa, sau bụi mù đường phố
Sau nỗi buồn biệt thự cháy thành tro
Vàng ánh lên bảng cửa hiệu bánh mỳ
Và vang lên tiếng khóc trẻ nhỏ.
Cứ buổi chiều sau những thanh chắn đường
Những quí ông đội mũ
Rồi với quí bà dạo trên bờ mương
Nói những lời quyến rũ.
Trên mặt hồ cọc chèo kêu cót két
Tiếng kêu đàn bà the thé vang lên
Còn trên trời như mọi người đều biết
Mặt trăng như cái đĩa cong vênh.
Cứ buổi chiều có một người duy nhất
Lại hiện lên trong chiếc cốc của tôi
Bằng hơi men cay nồng và bí mật
Làm inh tai và cam chịu như tôi.
Sát gần bên là những bàn to nhỏ
Mấy đứa hầu ngái ngủ vẫn lang thang
Những người say với những đôi mắt thỏ
“Chân lý nằm trong rượu!” hét vang.
Cứ buổi chiều vào giờ đã định
(Hay điều này chỉ nhìn thấy trong mơ?)
Hình bóng thiếu nữ dịu dàng mềm mỏng
Xê dịch trong khung cửa sổ sương mờ.
Chậm rãi đi giữa những người say rượu
Và luôn luôn chỉ có một mình
Thở bằng hương nước hoa và sương khói
Nàng nhẹ nhàng bên cửa sổ ngồi lên.
Phảng phất điều mê tín dị đoan
Quần áo lụa của nàng nhũng nhịu
Chiếc mũ làm bằng lông đà điểu
Và cánh tay chật hẹp đeo vòng.
Bao trùm lên sự gần gũi lạ lùng
Tôi nhìn vào chiếc khăn màu huyết dụ
Tôi nhìn thấy một bến bờ quyến rũ
Và một miền quyến rũ thật xa xăm.
Trao cho tôi những bí ẩn lặng câm
Trao cho tôi một mặt trời nào đó
Trong hồn tôi những nơi bị uốn cong
Rượu vang đắng cay thấm vào rất rõ.
Và những chiếc lông đà điểu lung linh
Trong đầu tôi ngả nghiêng dao động
Những con mắt sâu thẳm màu xanh
Đang nở hoa nơi bến bờ xa lắm.
Trong hồn tôi có một kho châu báu
Người ta trao chìa khoá chỉ cho tôi!
Kẻ say sưa quái vật. Em đúng rồi!
Tôi biết rằng: Chân lý nằm trong rượu.
1906
1906
ANH ĐÃ GẶP EM
(Мы встречались с тобой на закате)
(Мы встречались с тобой на закате)
Anh đã gặp em trong một buổi chiều
Bằng mái chèo em chia dòng nước vịnh
Anh thấy yêu trang phục em màu trắng
Còn giấc mơ tinh tế đã thôi yêu.
Ta gặp nhau im lặng lạ lùng sao
Còn phía trước là trên doi đất cát
Ai đó nghĩ về nhan sắc tái nhợt
Để cháy lên những ngọn nến ban chiều.
Ta gần kề, rồi sát nữa, cháy lên
Không còn nghe theo màu xanh tĩnh lặng…
Nơi bờ sậy nước lăn tăn gợn sóng
Trong buổi chiều sương anh đã gặp em.
Chẳng tình yêu, không hờn giận, không buồn
Tất cả đi qua, mờ dần, tắt hẳn…
Và giọng cầu siêu, thân hình màu trắng
Và mái chèo màu vàng úa của em.
ANH SỢ VÔ CÙNG GẶP GỠ VỚI EM
(Мне страшно с Тобой встречаться)
Anh sợ vô cùng gặp gỡ với em
Mà càng sợ hơn nếu như không gặp
Với mọi thứ anh trở nên kinh ngạc
Nhìn thứ gì cũng thấy dấu niêm phong.
Những chiếc bóng vẫn đi lại trên đường
Anh không hiểu – chúng sống hay là ngủ
Vào những bậc của nhà thờ anh dựa
Sợ vô cùng nhìn lại phía sau lưng.
Có bàn tay nào đặt trên vai anh
Nhưng anh không còn nhớ tên ai nữa
Có những tiếng bên tai anh nghe rõ
Chỉ mới đây thôi từ những đám tang.
Còn bầu trời cau có xuống rất gần
Cả ngôi đền cũng bị trời che phủ
Anh biết rằng: em ở đây. Rất gần
Em không ở đây. Em đang đâu đó.
1902
NÀNG VẪN NHƯ XƯA ĐÃ TỪNG MONG MUỐN
(Она, как прежде, захотела)
Nàng vẫn như xưa đã từng mong muốn
Truyền cho tôi bằng hơi thở của mình
Vào cho thân tôi ốm yếu gầy còm
Vào cho ngôi nhà của tôi giá lạnh.
Như bầu trời, nàng đứng trước mặt tôi
Nhưng để đón nàng thì tôi không thể
Dù là đưa cánh tay đau vẫy nhẹ
Và nói rằng tôi vẫn nhớ khôn nguôi…
Tôi nhìn, mắt tôi mờ đục mất rồi
Khi nàng đứng bên cạnh tôi buồn bã
Giữa hai chúng tôi giờ không còn nữa
Chẳng hạnh phúc, không hờn giận, không lời…
Con tim tôi đã mệt mỏi lắm rồi
Vì đã sống bao ngày bao năm tháng
Mà niềm hạnh phúc thì luôn đến chậm
Trên những cỗ xe cuồng dữ không thôi.
Và cuối cùng, tôi đã ốm liệt người
Mệt đã khác, thở bằng hơi thở khác
Tôi bằng lòng với hoàng hôn sắp tắt
Và chẳng sợ chi bóng tối muôn đời
Vĩnh hằng ghé nhìn vào đôi mắt tôi
Đặt vào trong con tim này tĩnh lặng
Của đêm xanh ẩm ướt và giá lạnh
Đống lửa âu lo xao xuyến dâng đầy…
1908
ÔI TÌNH YÊU, TÌNH TỰ DO NHƯ CHIM
(О да, любовь вольна, как птица)
Ôi tình yêu, tình tự do như chim
Nhưng mà dù sao anh vẫn của em!
Dù sao rồi vẫn mơ trong giấc ngủ
Ngọn lửa của em, hình dáng của em.
Trong sức mạnh của bàn tay tuyệt trần
Trong đôi mắt, nơi nỗi buồn phụ bạc
Cơn mê sảng của đam mê vô ích
Của bao đêm, em có hiểu, Carmen!
Anh sẽ hát về em, như trời xanh
Và anh mô tả giọng nói của em!
Như linh mục, sẽ thi hành nghĩa vụ
Với sao trời – vì ngọn lửa của em.
Em đứng lên như con sóng dữ dằn
Trong dòng sông những bài thơ anh đó
Từ bàn tay của mình anh không rửa
Hồn của em, có hiểu, hở Carmen…
Và trong giờ khắc thanh vắng của đêm
Như ngọn lửa lấp lánh trong phút chốc
Ánh lên cho anh hàm răng trắng toát
Và bóng hình em ám ảnh thường xuyên.
Hy vọng ngọt ngào làm tội làm tình
Rằng bây giờ em ở nơi xa lạ
Thì em hãy nhớ một lúc nào đó
Trong kín thầm em hãy nhớ về anh.
Vì lo lắng, vì cuộc đời bão giông
Vì nỗi buồn của những điều phụ bạc
Ý nghĩ này sẽ trở nên nghiêm khắc
Và giản đơn, trắng toát như con đường
Như con đường xa thẳm nhé, Carmen!
1914
NĂM THÁNG TRÔI QUA NHƯNG MÀ EM VẪN THẾ
(Прошли года, но ты — все та же)
Năm tháng trôi qua nhưng mà em vẫn thế
Vẫn tuyệt vời, vẫn sáng sủa và nghiêm
Chỉ mái tóc có phần hơi nhẵn nhụi
Trong tóc này màu bạc đã ánh lên.
Còn anh trên đống sách cao cúi mình
Một ông già còng lưng, cao lóng ngóng
Với ý nghĩ không thể nào cảm nhận
Nhìn vẻ mặt đầy tĩnh lặng của em.
Ừ thì ta thay đổi theo tháng năm.
Vẫn sống, thở như ngày ta đã sống
Và ta vẫn nhớ, ta vẫn giữ gìn
Ký ức của tháng năm không thể tưởng…
Tro tàn ngày đó đã nằm trong bình
Hồn của ta trong bóng tối thiên thanh
Và tất cả càng diệu kỳ, sáng sủa –
Ta thở bằng quá khứ trên đất bằng.
1906
HAI TÌNH YÊU
(Две любви)
Hai tình yêu, một sương mù, một sáng
Như hai con đường đã trải – như nhau
Và tâm hồn đều mong muốn cả hai
Nhưng làm thế nào tìm ra đồng thuận?
Không gặp nhau và không hề ưng thuận
Cả hai tình trong thiện ác như nhau
Nhưng rõ ràng, tĩnh lặng – tình yêu đầu
Tình thứ hai – trong sương mù, hỗn loạn.
Hãy gọi cả hai là sự vinh quang
Và ngang nhau trong tán thành bí ẩn
Kẻ nô lệ tinh ranh và bướng bỉnh
Mang vật hiến sinh cho cả hai tình!
Nhưng trước sự trừng phạt hãy biết run
Hãy biết sợ ngón tay đầy đe dọa:
Những khoái lạc của anh và ngọn lửa
Tất cả là tro, tất cả vô thường.
1912
_______________
*Đây là tình yêu đầu với Ksenia Sadovskaya (Ostrovskaya khi chưa lấy chồng) và tình sau với Liubov Mendeleeva – là vợ của nhà thơ.
XIN ĐA TẠ, CHÚC LÀNH CHO TẤT CẢ
(Благословляю всё, что было)
Xin đa tạ, chúc lành cho tất cả
Tôi không đi tìm phận số tốt hơn
Biết bao người đã yêu hở com tim!
Ôi trí tuệ bao lần ngươi đã cháy!
Thôi cứ để hạnh phúc và đau khổ
In dấu vết đầy đau khổ đắng cay
Nhưng trong đam mê, buồn chán lâu ngày
Tôi không mất ánh sáng ngày xưa cũ.
Còn em, anh khổ như người mới mẻ
Tha cho anh. Ta vẫn có hai người
Những gì em không nói được bằng lời
Anh nhận biết trong dáng hình em nhé.
Đôi con mắt vẫn nhìn rất chăm chú
Con tim lo âu đập giữa ngực này
Trong đêm tối lạnh lẽo và tuyết rơi
Vẫn tiếp tục con đường mình chung thủy.
1912
BẠN SỐNG MỘT MÌNH KHÔNG ĐI TÌM BẠN
(Ты жил один! Друзей ты не искал)
Bạn sống một mình! Không đi tìm bạn
Không đi tìm người cùng có Đức tin
Bạn là con dao đâm chẳng tiếc thương
Vào con tim cho hạnh phúc mở rộng.
“Điên! Bạn đã có thể là người hạnh phúc!..”
“Tại vì sao? Giữa giông bão của đời
Đằng nào thì ta cũng không thể nào
Giữ được niềm hạnh phúc mà không chết!”
1914
EM LÀ NGÀY CỦA CHÚA
Em là ngày của Chúa. Những mơ ước của anh
Là những đại bàng kêu giữa thiên thanh.
Sau cơn giận của vẻ đẹp này sáng sủa
Chúng từng giờ đi vào bão và giông.
Mũi tên đâm vào trúng giữa con tim
Chúng bay đi rồi rơi vào hoang dã…
Nhưng trong sự rơi – không có điểm cuối cùng
Cho những lời khen, tiếng kêu và la ó!
1902
KHI LÀ TIẾNG VANG CỦA THÁNG NGÀY XANH
(То отголосок юных дней)
Khi là tiếng vang của tháng ngày xanh
Bỗng thức dậy trong hồn rồi chết lặng
Trong ánh của tia bình minh buổi sáng
Ngỡ như rằng đêm từng đã lặng câm.
Khi là giấc mơ trước buổi bình minh
Và tinh thần ở trên bờ thức tỉnh
Khi tỉnh giấc kêu lên và mê sảng
Một bóng hình từ lâu đã qua nhanh.
Khi là cơn tức thời chẳng hề tiếc thương
Của ý nghĩ vĩnh hằng ngoài điều ngờ vực
Và nó đã biến nhanh, rồi thức giấc
Những đám đông linh cảm đã từng quên.
Khi là vô tận vô cùng mang theo
Những cơn bão trên linh hồn sa ngã
Khi là Muôn thuở - Trẻ trung qua đó
Vào màn sương không có ánh sáng nào.
1900
GƯƠNG MẶT CỦA EM ANH ĐÃ TỪNG QUEN
(Твое лицо мне так знакомо)
Gương mặt của em anh đã từng quen
Có vẻ như em sống cùng anh vậy
Khi làm khách, ở nhà hay ngoài phố
Anh nhìn ra thanh mảnh một hình nghiêng.
Tiếng bước chân em vang sau lưng anh
Anh bước vào đâu thì em ở đó
Có phải em bằng bước chân khe khẽ
Vẫn đi sau lưng anh đó hằng đêm?
Có vẻ như em vừa mới đi ngang
Anh vừa mới ghé nhìn ra cánh cửa
Một nửa không khí, không nhìn thấy rõ
Giống như giấc mơ đâu đó đã từng?
Anh thường nghĩ liệu có phải em không
Giữa nghĩa trang, phía sau nhà đựng lúa
Em ngồi đấy, lặng im, trên ngôi mộ
Trong chiếc khăn hoa bằng vải của mình?
Em ngồi đó – khi anh đi đến gần
Anh đến nơi thì em liền đi khỏi
Em hát lên và em đi xuống suối
Giọng của em hòa vào tiếng của chuông
Đáp lại bằng tiếng chuông buổi chiều hôm…
Anh đã khóc và rụt rè chờ đợi…
Nhưng mà rồi sau tiếng chuông buổi tối
Giọng thân thương của em đã lặng ngừng…
Giây lát nữa – câu trả lời vẫn không
Và chiếc khăn thấp thoáng bên bờ suối…
Nhưng anh khổ sở biết rằng đâu đấy
Anh sẽ hãy còn gặp lại cùng em.
1908
BUỔI HOÀNG HÔN
(Сумерки, сумерки вешние)
Buổi hoàng hôn, hoàng hôn của mùa xuân
Những con sóng lạnh lùng ở dưới chân
Trong con tim – hy vọng nơi nào đó
Những con sóng đang chạy trên cát vàng.
Những tiếng vọng và bài hát xa xăm
Nhưng phân biệt chúng thì anh không thể.
Tâm hồn cô đơn đang khóc nức nở
Ở một bờ bến khác thật xa xăm.
Có phải điều bí ẩn đã sắp xong
Có phải em gọi anh từ xa vắng?
Con thuyền tròng trành và sắp chìm nghỉm
Có cái gì như đang chạy trên sông.
Trong con tim – hy vọng nơi nào đó
Có ai kia ra gặp – anh chạy nhanh
Ánh phản chiếu và hoàng hôn mùa xuân
Và những tiếng kêu ở bờ bến nọ.
1901
CHẲNG ĐỂ LÀM GÌ VINH DANH HIỆP SĨ
(Не затем величал я себя паладином)
Chẳng để làm gì vinh danh hiệp sĩ
Chẳng để làm gì em đến với tôi
Chỉ để thở than trên lò tắt lửa
Chỉ để nhảy trên ngọn lửa chết rồi!
Hay hạnh phúc qua nhanh, không chung thủy?
Hay tôi ốm đau, già cả, hom hem
Vẫn còn đây những tia lửa cuối cùng
Còn ngọn lửa để bùng lên đám cháy!
1908
ANH SỢ VÔ CÙNG GẶP GỠ VỚI EM
(Мне страшно с Тобой встречаться)
Anh sợ vô cùng gặp gỡ với em
Mà càng sợ hơn nếu như không gặp
Với mọi thứ anh trở nên kinh ngạc
Nhìn thứ gì cũng thấy dấu niêm phong.
Những chiếc bóng vẫn đi lại trên đường
Anh không hiểu – chúng sống hay là ngủ
Vào những bậc của nhà thờ anh dựa
Sợ vô cùng nhìn lại phía sau lưng.
Có bàn tay nào đặt trên vai anh
Nhưng anh không còn nhớ tên ai nữa
Có những tiếng bên tai anh nghe rõ
Chỉ mới đây thôi từ những đám tang.
Còn bầu trời cau có xuống rất gần
Cả ngôi đền cũng bị trời che phủ
Anh biết rằng: em ở đây. Rất gần
Em không ở đây. Em đang đâu đó.
1902
NÀNG VẪN NHƯ XƯA ĐÃ TỪNG MONG MUỐN
(Она, как прежде, захотела)
Nàng vẫn như xưa đã từng mong muốn
Truyền cho tôi bằng hơi thở của mình
Vào cho thân tôi ốm yếu gầy còm
Vào cho ngôi nhà của tôi giá lạnh.
Như bầu trời, nàng đứng trước mặt tôi
Nhưng để đón nàng thì tôi không thể
Dù là đưa cánh tay đau vẫy nhẹ
Và nói rằng tôi vẫn nhớ khôn nguôi…
Tôi nhìn, mắt tôi mờ đục mất rồi
Khi nàng đứng bên cạnh tôi buồn bã
Giữa hai chúng tôi giờ không còn nữa
Chẳng hạnh phúc, không hờn giận, không lời…
Con tim tôi đã mệt mỏi lắm rồi
Vì đã sống bao ngày bao năm tháng
Mà niềm hạnh phúc thì luôn đến chậm
Trên những cỗ xe cuồng dữ không thôi.
Và cuối cùng, tôi đã ốm liệt người
Mệt đã khác, thở bằng hơi thở khác
Tôi bằng lòng với hoàng hôn sắp tắt
Và chẳng sợ chi bóng tối muôn đời
Vĩnh hằng ghé nhìn vào đôi mắt tôi
Đặt vào trong con tim này tĩnh lặng
Của đêm xanh ẩm ướt và giá lạnh
Đống lửa âu lo xao xuyến dâng đầy…
1908
ÔI TÌNH YÊU, TÌNH TỰ DO NHƯ CHIM
(О да, любовь вольна, как птица)
Ôi tình yêu, tình tự do như chim
Nhưng mà dù sao anh vẫn của em!
Dù sao rồi vẫn mơ trong giấc ngủ
Ngọn lửa của em, hình dáng của em.
Trong sức mạnh của bàn tay tuyệt trần
Trong đôi mắt, nơi nỗi buồn phụ bạc
Cơn mê sảng của đam mê vô ích
Của bao đêm, em có hiểu, Carmen!
Anh sẽ hát về em, như trời xanh
Và anh mô tả giọng nói của em!
Như linh mục, sẽ thi hành nghĩa vụ
Với sao trời – vì ngọn lửa của em.
Em đứng lên như con sóng dữ dằn
Trong dòng sông những bài thơ anh đó
Từ bàn tay của mình anh không rửa
Hồn của em, có hiểu, hở Carmen…
Và trong giờ khắc thanh vắng của đêm
Như ngọn lửa lấp lánh trong phút chốc
Ánh lên cho anh hàm răng trắng toát
Và bóng hình em ám ảnh thường xuyên.
Hy vọng ngọt ngào làm tội làm tình
Rằng bây giờ em ở nơi xa lạ
Thì em hãy nhớ một lúc nào đó
Trong kín thầm em hãy nhớ về anh.
Vì lo lắng, vì cuộc đời bão giông
Vì nỗi buồn của những điều phụ bạc
Ý nghĩ này sẽ trở nên nghiêm khắc
Và giản đơn, trắng toát như con đường
Như con đường xa thẳm nhé, Carmen!
1914
NĂM THÁNG TRÔI QUA NHƯNG MÀ EM VẪN THẾ
(Прошли года, но ты — все та же)
Vẫn tuyệt vời, vẫn sáng sủa và nghiêm
Chỉ mái tóc có phần hơi nhẵn nhụi
Trong tóc này màu bạc đã ánh lên.
Còn anh trên đống sách cao cúi mình
Một ông già còng lưng, cao lóng ngóng
Với ý nghĩ không thể nào cảm nhận
Nhìn vẻ mặt đầy tĩnh lặng của em.
Ừ thì ta thay đổi theo tháng năm.
Vẫn sống, thở như ngày ta đã sống
Và ta vẫn nhớ, ta vẫn giữ gìn
Ký ức của tháng năm không thể tưởng…
Tro tàn ngày đó đã nằm trong bình
Hồn của ta trong bóng tối thiên thanh
Và tất cả càng diệu kỳ, sáng sủa –
Ta thở bằng quá khứ trên đất bằng.
1906
HAI TÌNH YÊU
(Две любви)
Hai tình yêu, một sương mù, một sáng
Như hai con đường đã trải – như nhau
Và tâm hồn đều mong muốn cả hai
Nhưng làm thế nào tìm ra đồng thuận?
Không gặp nhau và không hề ưng thuận
Cả hai tình trong thiện ác như nhau
Nhưng rõ ràng, tĩnh lặng – tình yêu đầu
Tình thứ hai – trong sương mù, hỗn loạn.
Hãy gọi cả hai là sự vinh quang
Và ngang nhau trong tán thành bí ẩn
Kẻ nô lệ tinh ranh và bướng bỉnh
Mang vật hiến sinh cho cả hai tình!
Nhưng trước sự trừng phạt hãy biết run
Hãy biết sợ ngón tay đầy đe dọa:
Những khoái lạc của anh và ngọn lửa
Tất cả là tro, tất cả vô thường.
1912
_______________
*Đây là tình yêu đầu với Ksenia Sadovskaya (Ostrovskaya khi chưa lấy chồng) và tình sau với Liubov Mendeleeva – là vợ của nhà thơ.
XIN ĐA TẠ, CHÚC LÀNH CHO TẤT CẢ
(Благословляю всё, что было)
Xin đa tạ, chúc lành cho tất cả
Tôi không đi tìm phận số tốt hơn
Biết bao người đã yêu hở com tim!
Ôi trí tuệ bao lần ngươi đã cháy!
Thôi cứ để hạnh phúc và đau khổ
In dấu vết đầy đau khổ đắng cay
Nhưng trong đam mê, buồn chán lâu ngày
Tôi không mất ánh sáng ngày xưa cũ.
Còn em, anh khổ như người mới mẻ
Tha cho anh. Ta vẫn có hai người
Những gì em không nói được bằng lời
Anh nhận biết trong dáng hình em nhé.
Đôi con mắt vẫn nhìn rất chăm chú
Con tim lo âu đập giữa ngực này
Trong đêm tối lạnh lẽo và tuyết rơi
Vẫn tiếp tục con đường mình chung thủy.
1912
BẠN SỐNG MỘT MÌNH KHÔNG ĐI TÌM BẠN
(Ты жил один! Друзей ты не искал)
Bạn sống một mình! Không đi tìm bạn
Không đi tìm người cùng có Đức tin
Bạn là con dao đâm chẳng tiếc thương
Vào con tim cho hạnh phúc mở rộng.
“Điên! Bạn đã có thể là người hạnh phúc!..”
“Tại vì sao? Giữa giông bão của đời
Đằng nào thì ta cũng không thể nào
Giữ được niềm hạnh phúc mà không chết!”
1914
EM LÀ NGÀY CỦA CHÚA
Em là ngày của Chúa. Những mơ ước của anh
Là những đại bàng kêu giữa thiên thanh.
Sau cơn giận của vẻ đẹp này sáng sủa
Chúng từng giờ đi vào bão và giông.
Mũi tên đâm vào trúng giữa con tim
Chúng bay đi rồi rơi vào hoang dã…
Nhưng trong sự rơi – không có điểm cuối cùng
Cho những lời khen, tiếng kêu và la ó!
1902
KHI LÀ TIẾNG VANG CỦA THÁNG NGÀY XANH
(То отголосок юных дней)
Khi là tiếng vang của tháng ngày xanh
Bỗng thức dậy trong hồn rồi chết lặng
Trong ánh của tia bình minh buổi sáng
Ngỡ như rằng đêm từng đã lặng câm.
Khi là giấc mơ trước buổi bình minh
Và tinh thần ở trên bờ thức tỉnh
Khi tỉnh giấc kêu lên và mê sảng
Một bóng hình từ lâu đã qua nhanh.
Khi là cơn tức thời chẳng hề tiếc thương
Của ý nghĩ vĩnh hằng ngoài điều ngờ vực
Và nó đã biến nhanh, rồi thức giấc
Những đám đông linh cảm đã từng quên.
Khi là vô tận vô cùng mang theo
Những cơn bão trên linh hồn sa ngã
Khi là Muôn thuở - Trẻ trung qua đó
Vào màn sương không có ánh sáng nào.
1900
GƯƠNG MẶT CỦA EM ANH ĐÃ TỪNG QUEN
(Твое лицо мне так знакомо)
Gương mặt của em anh đã từng quen
Có vẻ như em sống cùng anh vậy
Khi làm khách, ở nhà hay ngoài phố
Anh nhìn ra thanh mảnh một hình nghiêng.
Tiếng bước chân em vang sau lưng anh
Anh bước vào đâu thì em ở đó
Có phải em bằng bước chân khe khẽ
Vẫn đi sau lưng anh đó hằng đêm?
Có vẻ như em vừa mới đi ngang
Anh vừa mới ghé nhìn ra cánh cửa
Một nửa không khí, không nhìn thấy rõ
Giống như giấc mơ đâu đó đã từng?
Anh thường nghĩ liệu có phải em không
Giữa nghĩa trang, phía sau nhà đựng lúa
Em ngồi đấy, lặng im, trên ngôi mộ
Trong chiếc khăn hoa bằng vải của mình?
Em ngồi đó – khi anh đi đến gần
Anh đến nơi thì em liền đi khỏi
Em hát lên và em đi xuống suối
Giọng của em hòa vào tiếng của chuông
Đáp lại bằng tiếng chuông buổi chiều hôm…
Anh đã khóc và rụt rè chờ đợi…
Nhưng mà rồi sau tiếng chuông buổi tối
Giọng thân thương của em đã lặng ngừng…
Giây lát nữa – câu trả lời vẫn không
Và chiếc khăn thấp thoáng bên bờ suối…
Nhưng anh khổ sở biết rằng đâu đấy
Anh sẽ hãy còn gặp lại cùng em.
1908
BUỔI HOÀNG HÔN
(Сумерки, сумерки вешние)
Buổi hoàng hôn, hoàng hôn của mùa xuân
Những con sóng lạnh lùng ở dưới chân
Trong con tim – hy vọng nơi nào đó
Những con sóng đang chạy trên cát vàng.
Những tiếng vọng và bài hát xa xăm
Nhưng phân biệt chúng thì anh không thể.
Tâm hồn cô đơn đang khóc nức nở
Ở một bờ bến khác thật xa xăm.
Có phải điều bí ẩn đã sắp xong
Có phải em gọi anh từ xa vắng?
Con thuyền tròng trành và sắp chìm nghỉm
Có cái gì như đang chạy trên sông.
Trong con tim – hy vọng nơi nào đó
Có ai kia ra gặp – anh chạy nhanh
Ánh phản chiếu và hoàng hôn mùa xuân
Và những tiếng kêu ở bờ bến nọ.
1901
CHẲNG ĐỂ LÀM GÌ VINH DANH HIỆP SĨ
(Не затем величал я себя паладином)
Chẳng để làm gì vinh danh hiệp sĩ
Chẳng để làm gì em đến với tôi
Chỉ để thở than trên lò tắt lửa
Chỉ để nhảy trên ngọn lửa chết rồi!
Hay hạnh phúc qua nhanh, không chung thủy?
Hay tôi ốm đau, già cả, hom hem
Vẫn còn đây những tia lửa cuối cùng
Còn ngọn lửa để bùng lên đám cháy!
1908
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét