Hơn 40 Blog. Hơn 300 Nhà thơ nổi tiếng Thế giới và những Lời chúc – Giai thoại – Chuyện tình hay nh

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017

Thơ Mark Lisyansky


Mark Samoylovich Lisyansky (tíếng Nga: Марк Самойлович Лисянский, 13 tháng 1 năm 1913 – 30 tháng 8 năm 1993) – nhà thơ Nga, tác giả lời của nhiều bài hát nổi tiếng, trong đó có Bài ca chính thức của Thủ đô Nga (гимн столицы России). 

Tiểu sử:
Mark Lisyansky sinh ở Odessa (nay là Cộng hòa Ucraina). Tuổi thơ sống ở thành phố Nikolaiev cho đến ngày học xong trung học. Những năm 1929 – 1932 làm thợ ở nhà máy đóng tàu Nikolaiev. Từ 1932 đến 1934 học ở trường Báo chí Moskva. Sau khi tốt nghiệp làm biên tập ở nhiều tờ báo của các tỉnh Ivanova, Yaroslavl… Năm 1940 xuất bản tập thơ đầu tiên Берег ở Yaroslavl.

Những năm Chiến tranh Vệ quốc Mark Lisyansky phục vụ trong quân đội. Đầu tiên làm trung đội trưởng tháo gỡ bom mìn, sau làm biên tập tờ báo Vào trận đánh vì Tổ quốc (В бой за Родину) và làm phóng viên chiến trường của nhiều tờ báo khác. Thơ viết ở chiến trường in trong các tập Моя земля, 1942; Фронтовая весна, 1942; От имени Черного моря, 1947. 

Sau chiến tranh Mark Lisyansky sống ở Moskva. Ông là tác giả của các tập thơ: Моя земля, Золотая моя Москва, За весной весна, Такое время, За горами, за лесами, Спасибо… Ông cũng là tác giả phần lời của rất nhiều bài hát nổi tiếng từ thời chiến tranh cho đến tận ngày nay. Bài thơ Mát-xcơva của ta (Моя Москва) in ở tạp chí Thế giới mới năm 1941 được nhạc sĩ Isaak Dunayevsky phổ nhạc trở thành một biểu tượng của cuộc chiến chống phát xít xâm lược. Ngày 5 tháng 7 năm 1995 Hội đồng thành phố Moskva đã quyết định lấy bài hát này làm Bài ca chính thức của Thủ đô Nga.

Mark Lisyansky mất ngày 30 tháng 8 năm 1993 ở Moskva.


Một số bài thơ




TÌNH YÊU LÀ GÌ?

Chúng mình chia tay trong ánh hoàng hôn
Còn buổi chiều như ngôi sao xa lắc.
Tình yêu là gì? Đó là gặp mặt
Đến tận cùng, suốt thế kỷ, muôn năm.

Con tàu đang bơi về chốn xa xăm
Không đi khỏi những bàn tay lưu luyến.
Bởi tình yêu không có bờ có bến
Bởi tình yêu không ly biệt cách ngăn.

Không hề có… Giã biệt! Chỉ tiếng vang
Của lời “giã biệt” nhắc đi nhắc lại!
Xa tình yêu không một ai đi khỏi
Không một ai đi khỏi được với tình.

Không ai, không gì thay thế được em
Anh và em – xa mà gần là thế.
Tình yêu là gì? Đó là gặp gỡ
Đến tận cùng, suốt thế kỷ, muôn năm.


На заре мы расстались, а вечер

На заре мы расстались, а вечер
Так далек, как звезда далека.
Что такое любовь? Это встреча
Навсегда, до конца, на века.

Теплоход в долгий рейс уплывает -
Не уйти от протянутых рук.
У любви берегов не бывает,
У любви не бывает разлук.

Не бывает... Прощай! Только эхо
Повторяет «прощай» и «прости»!
От любви никуда не уехать,
От любви никуда не уйти.

Заменить тебя некем и нечем.
Я с тобой - далека и близка.
Что такое любовь? Это встреча
Навсегда, до конца, на века.


MOSKVA CỦA TA
(Bài ca chính thức của Thủ đô Nga)

Thế gian này nhiều nơi đã từng đi
Từng ở rừng, trong chiến hào, công sự
Từng bị chôn sống đôi ba lần có lẻ
Từng yêu trong u sầu, từng hiểu biệt ly.

Nhưng ta quen tự hào về Mát-xcơva
Dù ở đâu ta vẫn luôn nhắc mãi:
Mát-xcơva thành phố vàng của ta
Thủ đô của ta, thủ đô yêu dấu!

Ta yêu những khu rừng nhỏ ngoại ô
Yêu những cây cầu trên sông thành phố
Yêu quảng trường của người – Quảng trường Đỏ
Và ta yêu tiếng chuông của đồng hồ.

Ở những thành phố, ở những vùng xa
Ta nghe tiếng về thủ đô yêu dấu
Mát-xcơva thành phố vàng của ta
Thủ đô của ta, thủ đô yêu dấu!

Ta nhớ về một mùa thu khốc liệt
Lê sáng bừng và tiếng rú xe tăng
Và tiếng thơm còn vọng mãi ngàn năm
Hai mươi tám người con anh dũng nhất.

Và kẻ thù không bao giờ có thể
Bắt cúi đầu nổi thành phố của ta
Mát-xcơva thành phố vàng của ta
Thủ đô của ta, thủ đô yêu dấu!


Моя Москва

Я по свету немало хаживал,
Жил в землянке, в окопах, в тайге,
Похоронен был дважды заживо,
Знал разлуку, любил в тоске.

Но Москвою привык я гордиться
И везде повторял я слова:
Дорогая моя столица,
Золотая моя Москва!

Я люблю подмосковные рощи
И мосты над твоею рекой,
Я люблю твою Красную площадь
И кремлёвских курантов бой.

В городах и далёких станицах
О тебе не умолкнет молва,
Дорогая моя столица,
Золотая моя Москва!

Мы запомним суровую осень,
Скрежет танков и отблеск штыков,
И в веках будут жить двадцать восемь
Самых храбрых твоих сынов.

И врагу никогда не добиться,
Чтоб склонилась твоя голова,
Дорогая моя столица,
Золотая моя Москва!

Thơ Karolina Pavlova


Karolina Karlovna Pavlova (họ trước khi lấy chồng: Jänisch, tiếng Nga: Кароли́на Ка́рловна Па́влова - Каролина Павлова-Яниш)(10 tháng 7 năm 1807 – 2 tháng 12 năm 1893) – là nữ nhà thơ Nga gốc Đức.

Tiểu sử:
Karolina Pavlova sinh ở Yaroslavl. Bố là một giáo sư ngành y rất yêu hội họa và văn học. Karolina được dạy dỗ đến nơi đến chốn. Từ nhỏ đã thông thạo 4 ngoại ngữ và nổi tiếng khắp Moskva là “một thiếu nữ tài năng và đa tài”. Năm 1825 Karolina Pavlova gặp nhà thơ Adam Mickiewicz ở Moskva. Hai người yêu nhau và định làm đám cưới nhưng bố của Karolina phản đối. Ông không muốn con gái mình kết hôn với nhà thơ nghèo lại đang theo đuổi chuyện chính trị (kêu gọi dân Ba Lan khởi nghĩa chống lại ách thống trị của Nga hoàng). Sau đó Adam Mickiewicz rời Moskva và từ đó hai người không còn gặp nhau nữa. Mối tình này được thể hiện trong nhiều bài thơ của Karolina Pavlova. Sau này bà viết cho con trai của Adam Mickiewicz: “Hồi tưởng về tình yêu này là niềm hạnh phúc đối với tôi”.

Năm 1833 in cuốn Das Nordlicht… Proben der neueren russischen Literatur (Ánh sáng phương Bắc. Những hình ảnh của văn học Nga mới) ở Đức gồm các bản dịch thơ của Aleksandr Sergeyevich Pushkin, Vasily Andreyevich Zhukovsky, Evgeny Abramovich Baratynsky, Anton Antonovich Delvig… và một số bài hát dân gian cùng với 10 bài thơ sáng tác bằng tiếng Đức. Năm 1835 đăng trên tạp chí Revue Germanique của Pháp bản dịch Die Jungfrau von Orléans của Friedrich Schiller ra tiếng Pháp. Năm 1839 bà xuất bản ở Paris cuốn Les preludes gồm các bản dịch thơ của các nhà thơ Nga và Anh, Đức sang tiếng Pháp. 

Năm 1937 nhờ món tài sản thừa kế rất lớn của người cậu nên Karolina Pavlova mặc dù lúc nhan sắc đã không còn mặn mà nhưng vẫn cưới được nhà văn Nicolay Pavlov đang rất nổi tiếng lúc đó. Sau này chính Nicolay Pavlov đã thú nhận rằng “sai lầm lớn nhất trong đời là cưới vợ vì tiền”. Đến đầu thập niên 1850 thì cuộc hôn nhân này tan vỡ cùng với những vụ xì-căng-đan. Năm 1853 bà đi sang Đức rồi Pháp, Thụy Sĩ. Từ năm 1861 trở về Dresden sống thường xuyên, thỉnh thoảng mới về thăm nước Nga trong vài ngày. Karolina Pavlova mất ở Dresden, Đức.

Thư mục:
*Павлова К. Полное собрание стихотворений.
М. — Л., 1964
*Павлова К.
 Стихотворения. М., 1985
*Файнштейн М.Ш.
 К.К.Павлова. — В кн.: Файнштейн М.Ш. Писательницы пушкинской поры. Л., 1989
*Кони А.Ф.
 К.Павлова. — В кн.: Кони А.Ф. Воспоминания о писателях. М., 1989

Một số bài thơ


EM BÂY GIỜ CÓ SUY NGHĨ VỀ ANH

Em bây giờ có suy nghĩ về anh
Không lầm lỗi, dù có phần buồn bã!
Lòng em hướng về miền đất xa xăm
Về số phận đã từ lâu xa lạ.

Nhiều năm quavà những ngày đau khổ
Và ngày vui chưa từng gặp một lần
Rất nhiều nămvà còn hơn thế nữa
Biến cố làm thay đổi em và anh.

Anh và em chia tay không như thế
Ta chia tay – thi sĩ, còn nhớ chăng?
Món quà hạnh phúc là do phận số
Mà, có thể là: có, có thể - không!

Ai đã từng có ảo ảnh màu hồng
Những giấc mơ cầu toàn và kiêu hãnh?
Ai từng ngăn lại phút giây xúc cảm
Ánh hoàng hôn, những ngọn sóng triều dâng?

Ai không bảo vệ? Sợ hãi, lặng câm
Trước thần tượng đã không còn uy tín?...


К тебе теперь я думу обращаю

К тебе теперь я думу обращаю,
Безгрешную, хоть грустную,— к тебе!
Несусь душой к далекому мне краю
И к отчужденной мне давно судьбе.

Так много лет прошло,— и дни невзгоды,
И радости встречались дни не раз;
Так много лет,— и более, чем годы,
События переменили нас.

Не таковы расстались мы с тобою!
Расстались мы,— ты помнишь ли, поэт?—
А счастья дар предложен был судьбою;
Да, может быть, а может быть — и нет!

Кто ж вас достиг, о светлые виденья!
О гордые, взыскательные сны?
Кто удержал минуту вдохновенья?
И луч зари, и ток морской волны?

Кто не стоял? испуганно и немо,
Пред идолом развенчанным своим?..


VỀ CÁI CŨ XƯA

Về cái cũ xưa, những gì đã chết
Ý nghĩ lặng câm đè nặng trong lòng
Trong cuộc đời tôi gặp bao cái ác
Và biết bao tình cảm đã xài hoang
Nhiều hy sinh cho mình không đúng lúc.

Tôi lại bước đi sau mỗi sai lầm
Mà lãng quên bài học đời nghiệt ngã
Tôi bất lực, lầm lẫn giữa đời thường
Tin vào nước mắt, nụ cười, lời nói
Trí tuệ không dứt được khỏi trái tim.

Và tâm hồn và số phận cứng đầu
Giữa những khổ đau đã giành phần thắng
Vào thành công tôi hãy còn tin tưởng
Như con bạc kiên nhẫn và đời chờ
Ngày hạnh phúc, tôi dõi theo ngày tháng.

Kho báu này tiếp theo kho báu khác
Tôi vứt ra mà chẳng thấy thành công
Những kẻ hạnh phúc, những kẻ ngồi gần
Nhìn bằng ánh mắt tham lam, ác độc
Liệu hồn kiên gan có đổi thay chăng?


О былом, о погибшем, о старом

О былом, о погибшем, о старом
Мысль немая душе тяжела;
Много в жизни я встретила зла,
Много чувств я истратила даром,
Много жертв невпопад принесла.

Шла я вновь после каждой ошибки,
Забывая жестокий урок,
Безоружно в житейские ошибки:
Веры в слезы, слова и улыбки
Вырвать ум мой из сердца не мог.

И душою, судьбе непокорной,
Средь невзгод, одолевших меня,
Убежденье в успех сохраня,
Как игрок ожидала упорный
День за днем я счастливого дня.

Смело клад я бросала за кладом,-
И стою, проигравшися в пух;
И счастливцы, сидящие рядом,
Смотрят жадным, язвительным взглядом -
Изменяет ли твердый мне дух? 



NHÂN SƯ

Ê-đíp, than ôi, là một kẻ hành hương
Và Nhân sư trên đường đời đang đợi
Nhìn vào mắt anh vô cùng nghiệt ngã
Không cho một ai được phép qua đường. 

Như thời xưa, ta con cháu sau này
Nhân sư bây giờ vẫn còn hung dữ
Luôn với câu hỏi ác nghiệt lắm thay
Ôi người đẹp với mặt người, mình thú.

Ai trong chúng ta tin mình uổng phí
Không giải ra một câu hỏi chết người
Ai mất tinh thần, người này sẽ bị
Móng vuốt cào thay vì được bờ môi.

Và con đường khắp nơi đẫm máu người
Và xương rơi, rải đầy khắp đất nước
Đến Nhân sư với tình yêu bí mật
Nhưng bây giờ bộ lạc khác đến đây.
1831
__________
*Nhân sư và Ê-đíp (Oedipus) là một truyền thuyết nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại về vị vua huyền thoại của Thebes. Một người anh hùng có số phận bi thảm trong thần thoại Hy Lạp. Trở về sau một thời gian dài vắng bóng ở quê nhà, Ê-đíp gặp Nhân sư – nửa người nửa thú, Nhân sư ra một câu đố: “Con gì sáng đi bằng 4 chân, trưa đi bằng 2 chân, tối đi bằng 3 chân?”. Người không giải được câu đố này sẽ bị Nhân sư giết chết. Tuy nhiên, Ê-đíp đã trả lời rằng đây là con người. Con người bò ở tuổi hài nhi, sau đó đi bằng hai chân và ở tuổi già – dựa vào cây gậy chống. Câu đố của Nhân sư theo nghĩa bóng đề cập đến các vấn đề quan trọng và khó giải quyết nhất trong cuộc sống của mỗi con người. 

Сфинкс

Эдипа сфинкс, увы! он пилигрима
И ныне ждет на жизненном пути,
Ему в глаза глядит неумолимо
И никому он не дает пройти.

Как в старину, и нам, потомкам поздним,
Он, пагубный, является теперь,
Сфинкс бытия, с одним вопросом грозным,
Полукрасавица и полузверь.

И кто из нас, в себя напрасно веря,
Не разрешил загадки роковой,
Кто духом пал, того ждут когти зверя
Наместо уст богини молодой.

И путь кругом облит людскою кровью,
Костями вся усеяна страна...
И к сфинксу вновь, с таинственной любовью,
Уже идут другие племена.



DẠ KHÚC

Anh – người em yêu thương
Quen dần trong đầu óc
Anh là tình, sức lực –
Hãy ngủ trong yên bình!

Anh là sức, là tình
Là ánh sáng soi đường
Những gì đời hứa hẹn –
Hãy ngủ trong yên bình!

Những gì đời cho em
Cứ mối ngày phí uổng
Tất cả là mê sảng –
Hãy ngủ trong yên bình!

Cả mê sảng tuổi xanh
Về hạnh phúc trần thế
Đều là do phận số -
Hãy ngủ trong yên bình!

Do phận số tạo nên
Tất cả trong một hình
Một hành tinh đang cháy –
Hãy ngủ trong yên bình!

Một hành tinh cháy lên
Tia sáng vui cho em
Dù bão giông đe dọa –
Hãy ngủ trong yên bình!

Dù đe dọa bão giông
Dù gió lốc, sấm sét
Cánh buồm em xuyên suốt –
Hãy ngủ trong yên bình!
1851

Серенада

Ты все, что сердцу мило,
С чем я сжился умом:
Ты мне любовь и сила,-
Спи безмятежным сном!

Ты мне любовь и сила,
И свет в пути моем;
Все, что мне жизнь сулила,-
Спи безмятежным сном.

Все, что мне жизнь сулила
Напрасно с каждым днем;
Весь бред младого пыла,-
Спи безмятежным сном.

Весь бред младого пыла
О счастии земном
Судьба осуществила,-
Спи безмятежным сном.

Судьба осуществила
Все в образе одном,
Одно горит светило,-
Спи безмятежным сном!

Одно горит светило
Мне радостным лучом,
Как буря б ни грозила,-
Спи безмятежным сном!

Как буря б ни грозила,
Хотя б сквозь вихрь и гром
Неслось мое ветрило, -
Спи безмятежным сном!

Thơ Mariya Petrovykh


Mariya Sergeevna Petrovykh (tiếng Nga: Мари́я Серге́евна Петровы́х, 26 tháng 3 năm 1908 – 1 tháng 6 năm 1979) – là nữ nhà thơ và dịch giả Nga.

Tiểu sử:
Mariya Petrovykh sinh ở Norskii Posad, tỉnh Yaroslavl. Cậu ruột là giám mục giáo xứ Yaroslavl. Một người cậu khác cũng là giám mục và là nhà văn Thiên chúa giáo (nhiều lần bị chính quyền bắt và cuối cùng bị xử bắn trong cuộc Đại thanh trừng). Mariya Petrovykh biết làm thơ từ năm lên 6 tuổi. Từ năm 1922 lên sống ở thành phố Yaroslavl và thường xuyên tham dự các buổi sinh hoạt của các nhà văn địa phương. Năm 1925 lên Moskva học trường viết văn (cùng lớp với nhà thơ Arseny Tarkovsky) và tốt nghiệp năm 1930 tai khoa Văn trường Đại học Tổng hợp Moskva (MGU). 

Mariya Petrovykh làm quen với nhà thơ Boris Pasternak năm 1928, làm quen với Anna Akhmatova và Osip Mandelsstam năm 1933. Anna Akhmatova gọi bài thơ Назначь мне свиданье на этом свете (Hãy hẹn gặp em ở trên cõi đời) là “một kiệt tác thơ trữ tình trong những năm gần đây” (шедевром лирики последних лет). Mặc dù vậy, khi còn sống bà rất ít in thơ của mình thành tập riêng. Duy nhất chỉ một lần vào năm 1968 in tập Дальнее дерево ở Erevan.

Ngoài sáng tác thơ, Mariya Petrovykh còn dịch nhiều nhà thơ Armenia, Gruzia, Bulgaria, Ba Lan, Serbia, Séc, Do Thái, Ấn Độ… ra tiếng Nga. Năm 1970 được trao danh hiệu Nhà hoạt động Văn hóa của Armenia và đầu năm năm 1979 được tặng giải thưởng của Hội Nhà văn Armenia. Mariya Petrovykh mất ở Moskva.

Tác phẩm:
*Предназначенье. — М.: Советский писатель, 1983.
*Черта горизонта: стихи и переводы. Воспоминания о М. Петровых. — Ереван, 1986.
*Избранное. — М., 1991.
*Домолчаться до стихов. — М., 1999.
*Прикосновение ветра. — М., 2000.


Thư mục:
*Мкртчян Л. Поэт //
 Петровых М. Дальнее дерево. — Ереван: Айастан, 1968. — С. 3-15.
*Арс. Тарковский.
 Тайна Марии Петровых.
*Мкртчян Л.
 Так назначено судьбой. Заметки и воспоминания о Марии Петровых. Письма Марии Петровых. — Ереван, Изд-во РАУ, 2000.

Một số bài thơ



HÃY HẸN GẶP EM

Hãy hẹn gặp em 
trên cõi đời.
Hãy hẹn gặp em
trong thế kỷ hai mươi.
Thiếu tình yêu của anh em khó thở.
Anh hãy gọi em, hãy xem, hãy nhớ
Hãy hẹn gặp em
thành phố phương nam
Nơi những ngọn gió
thổi theo đồi vòng quanh
Nơi biển xanh quyến rũ
bằng con sóng bảy sắc cầu vồng
Nơi mà con tim chưa biết đến
một tình yêu đơn phương.
Anh hãy nhớ về lần gặp đầu tiên
Khi hai đứa theo vùng ven rảo bước
Giữa những ngôi nhà san sát
theo những nhánh đường hẹp
Và dân đây không nói giọng Nga
Phong cảnh nơi này tiều tụy, hoang sơ
Nhưng anh có nhớ, ngay cả trong hố rác
Những chai lọ thủy tinh và hộp sắt
cũng lấp lánh như kim cương
Ngỡ như ta mơ về điều gì đó tuyệt trần
Con đường nhỏ leo lên trên miệng vực
Anh có nhớ chăng nụ hôn
nụ hôn dưới trời xanh?...
Em không nhớ gì con số
nhưng kể từ ngày ấy
Anh trở thành không khí và ánh sáng đối với em.
Hãy đ tháng năm quay trở lại cho nhanh
Và mình sẽ gặp lại nhau trên phố Lựu
Hãy hẹn gặp em chốn trần gian
Trong con tim ấm nồng và bí ẩn của anh
Như ngày xưa hai chúng mình
sẽ bước ra gặp gỡ.
Một khi ta còn thở
Một khi ta còn nghe
Một khi ta còn nhìn
Thì qua lời nức nở
Em cầu khẩn anh:
hãy hẹn với em ngày gặp gỡ!
Anh hãy hẹn gặp với em
dù chỉ trong phút chốc
Trên quảng trường người chật
dưới cơn bão mùa thu
Em khó thở, em xin người cứu vớt
Dù chỉ là trong giờ phút lâm chung
Hãy hẹn gặp em bên đôi mắt màu xanh!


Назначь мне свиданье

Назначь мне свиданье
          на этом свете.
Назначь мне свиданье
          в двадцатом столетье.
Мне трудно дышать без твоей любви.
Вспомни меня, оглянись, позови!
Назначь мне свиданье
          в том городе южном,
Где ветры гоняли
          по взгорьям окружным,
Где море пленяло
          волной семицветной,
Где сердце не знало
          любви безответной.
Ты вспомни о первом свидании тайном,
Когда мы бродили вдвоем по окраинам,
Меж домиков тесных,
          по улочкам узким,
Где нам отвечали с акцентом нерусским.
Пейзажи и впрямь были бедны и жалки,
Но вспомни, что даже на мусорной свалке
Жестянки и склянки
          сверканьем алмазным,
Казалось, мечтали о чем-то прекрасном.
Тропинка все выше кружила над бездной...
Ты помнишь ли тот поцелуй
поднебесный?..
Числа я не знаю,
          но с этого дня
Ты светом и воздухом стал для меня.
Пусть годы умчатся в круженье обратном
И встретимся мы в переулке Гранатном...
Назначь мне свиданье у нас на земле,
В твоем потаенном сердечном тепле.
Друг другу навстречу
          по-прежнему выйдем,
Пока еще слышим,
Пока еще видим,
Пока еще дышим,
И я сквозь рыданья
Тебя заклинаю:
          назначь мне свиданье!
Назначь мне свиданье,
          хотя б на мгновенье,
На площади людной,
          под бурей осенней,
Мне трудно дышать, я молю о спасенье...
Хотя бы в последний мой смертный час
Назначь мне свиданье у синих глаз.



KHÔNG CÓ AI

Không có ai bất hạnh hơn người ấy
Người đi sợ hãi chính mình
Người đi chạy trốn chính mình
Như người chạy khỏi ngôi nhà đang cháy.

Không có ai bất hạnh hơn người ấy
Người trong đời từ giã với linh hồn
Mà xung quanh – tất cả đều không quen
Mà xung quanh – tất cả đều xa lạ. 
1976

Нет несчастней того

Нет несчастней того,
Кто себя самого испугался,
Кто бежал от себя,
Как бегут из горящего дома.

Нет несчастней того,
Кто при жизни с душою расстался,
А кругом — всё чужое,
А кругом ему всё незнакомо.


BỐN CÁI DẤU CHỈ ĐƯỜNG

Akhmatova, Pasternak
Tsvetaeva, Mandelstam
Bốn cái tên khăng khít
Bốn cái dấu chỉ đường.

Ánh sáng của họ kiên gan
Mối liên hệ bí huyền sáng tỏ
Không thể dập tắt vì tinh tú
Muôn đời riêng, muôn đời chung.

Ngôi sao với ngôi sao trả lời
Với ta – đó là bộ tứ
Như bốn phương của đất trời
Bốn mùa trong năm đầy đủ.

Thế kỷ ta đánh dấu sự công bằng
Của bốn người, không có gì phải giấu
Nỗi sợ hãi đã từng dồn vào họ
Đơn giản là khép kín một ô vuông.
Một gia đình, hai chị, hai anh
Ngôi nhà gỗ bốn góc, bốn hướng…
1962

Ахматовой и Пастернака...

Ахматовой и Пастернака,
Цветаевой и Мандельштама
Неразлучимы имена.
Четыре путеводных знака —

Их горний свет горит упрямо,
Их связь таинственно ясна.
Неугасимое созвездье!
Навеки врозь, навеки вместе,

Звезда в ответе за звезду.
Для нас четырехзначность эта —
Как бы четыре края света,
Четыре времени в году.

Их правотой наш век отмечен,
Здесь крыть, как говорится, нечем
Вам, нагоняющие страх.
Здесь просто замкнутость квадрата,
Семья, где две сестры, два брата,
Изба о четырех углах...

19 августа 1962 

…………


TRÊN ĐỜI CÓ MỘT ĐIỀU TỐT ĐẸP

Trên đời có một điều tốt đẹp 
Là trao hết mình và quên
Trao và xóa sạch không còn dấu vết.
Trên đời có con đường thành công:
Là sống vô tư như dòng nước
Dòng nước trẻ trung, trong suốt
Tồn tại mà chẳng nhọc lòng
Dòng nước này và là dòng nước khác
Sinh sôi nảy nở thường xuyên.