Hơn 40 Blog. Hơn 300 Nhà thơ nổi tiếng Thế giới và những Lời chúc – Giai thoại – Chuyện tình hay nh

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017

Thơ Eduard Bagritsky


Eduard Georgevich Bagritsky (tiếng Nga: Эдуа́рд Гео́ргиевич Багри́цкий, họ thật là Dzyubin, 22 tháng 10 năm 1895 – 16 tháng 2 năm 1934) – nhà thơ, dịch giả, nhà viết kịch Nga.

Tiểu sử:

Eduard Bagritsky sinh Odessa, trong một gia đình tư sản Do Thái với truyền thống tôn giáo rất nghiêm khắc. Bố mẹ muốn Eduard trở thành một kỹ sư hay bác sĩ nhưng Eduard thì lại mê say chất nghệ sĩ từ nhỏ. Từ năm 1915 lấy bút danh Eduard Bagritsky và bút danh tên phụ nữ Nina Voskresenskaya, bắt đầu in thơ trên các báo, tạp chí Odessa và trở thành nhà thơ nổi tiếng nhất trong số những nhà thơ trẻ của Odessa, những người sau này đã trở thành những nhà thơ, nhà văn lớn của Liên Xô như Semen Isaakovich Kirsanov, Vera Mikhaylovna Inber, Yuri Olesha 

Năm 1918 tình nguyện gia nhập Hồng quân, làm chính trị viên và viết nhiều thơ tuyên truyền trong thời kỳ Nội chiến. Sau chiến tranh làm việc tại chi nhánh điện báo Nga Ukraina. In các báo và tạp chí Odessa với các bút danh: “Некто Вася”, “Нина Воскресенская”, “Рабкор Горцев”.

Năm 1925 Bagritsky đến Moskva, trở thành thành viên của nhóm văn chương Перевал. Năm 1928 in tập thơ Tây Nam (Юго-запад), năm 1932 in tập thứ 2 Người chiến thắng (Победители). Năm 1930 gia nhập Hội các nhà thơ vô sản Nga (РАПП) và sống Ngôi nhà Hợp tác xã Văn (Дом писательского кооператива) nổi tiếng Moskva. Ngoài sáng tác, ông còn dịch nhiều tác phẩm của các nhà thơ lớn của thế giới.

Từ năm 1930 ông bị bệnh suyễn (Asthma) hành hạ. Eduard Bagritsky mất ngày 16 tháng 2 năm 1934 Moskva. Vợ ông bị bắt đi cải tạo năm 1937 và đến năm 1957 mới được trở về đời thường. Con trai ông cũng hy sinh ngoài mặt trận năm 1942.

Tác phẩm:
*1918, 1926 — «Птицелов»
*1918, 1922, 1926 — «Тиль Уленшпигель»
*1926 — «Дума про Опанаса»
*1927 — «Контрабандисты». Положено на музыку Леонидом Утёсовым, Виктором Берковским и другими бардами.
*1927 — «От черного хлеба и верной жены»
*1932 — «Смерть пионерки»
*1932 — «Последняя ночь»


Thư mục:
*Беспалов И.
 Поэзия Эдуарда Багрицкого. – В кн.: Беспалов И. Статьи о литературе. М., 1959
*Багрицкий Э. Стихотворения и поэмы. М., 1964
*Багрицкий Э. Избранное.
 М., 1987
*Лежнев А.
 Эдуард Багрицкий. – В кн.: Лежнев А. Статьи о литературе. М., 1987
*Адамович Г.
 Эдуард Багрицкий и советская поэзия. – В кн.: Адамович Г. С того берега. М., 1996

Một số bài thơ




VỀ NGƯỜI YÊU CHIM HỌA MI

Tôi yêu anh
Còn anh thì yêu những con họa mi nào đấy
Anh không biết rằng tôi không hề có lỗi
Rằng tôi yêu anh
Không búng, không huýt, thậm chí không lời nói
Anh thật khó mà hiểu nổi
Sao con người lại có thể yêu anh
Từ bấy đến giờ yêu anh chỉ những con chim.

Anh dấu yêu! Hãy đ cho tôi được ôm anh
Nhìn những mũi tên của bờ mi rủ xuống
Kể với anh về những đau khổ của tình.
Tôi biết anh sẽ hỏi tôi: “Thế đâu cái đuôi của em?
Mỏ của em? Và đâu rồi đôi cánh?”
Anh yêu ơi! Em không phải chim họa mi, chích chòe
không phải chim sáo hét
Anh hãy yêu emyêu CÔ GÁI ĐẸP
hỡi NGƯỜI GIỐNG CHIM
và
còi cọcAnh yêu dấu của em!”


О любителе соловьев

Я в него влюблена,
А он любит каких-то соловьев...
Он не знает, что не моя вина,
То, что я в него влюблена
Без щелканья, без свиста и даже без слов.
Ему трудно понять,
Как его может полюбить человек:
До сих пор его любили только соловьи.
Милый! Дай мне тебя обнять,
Увидеть стрелы опущенных век,
Рассказать о муках любви.
Я знаю, он меня спросит: «А где твой хвост?
Где твой клюв? Где у тебя прицеплены крылья?»—
«Мой милый! Я не соловей, не славка,
                                       не дрозд...
Полюби меня — ДЕВУШКУ,
            ПТИЦЕПОДОБНЫЙ
              и
            хилый... Мой милый!»



CÔ GÁI NGƯỜI CRIOLLO

Khi những câu chuyện nàng đọc đã nhàm
Và đã chán cảnh nằm ru trên võng
Nàng đi ra bến, nhìn những con thuyền
Bơi về đây từ những miền xa thẳm.

Chiếc áo choàng rộng màu vàng sột soạt
Tiếng cát kêu lạo xạo dưới chân giày
Cậu bé người Ấn trên đầu khăn xếp
Giữ vật gì bằng bạc nặng trên tay.

Nàng một mình đi ra bờ bến vắng
Gió làm bay phần phật những cánh buồm
Dân tình nhảy múa khi hoàng hôn xuống
Tiếng sáo vang, tiếng lục lạc nấc lên.

Từ boong tàu tỏa ra mùi hắc ín
Những tấm lụa thêu nhè nhẹ lắt lay
Nhưng nàng buồn cười khi tay khẽ chạm
Vào khuỷu tay chàng đánh cá người lai.

Mà nhà có biết bao điều hay
Thần tình yêu đứng nhìn đài phun nước
Và chú vẹt đ trong lồng sắt
Và cả một bầy khỉ nhỏ không đuôi.

Và ve sầu cất tiếng hót râm ran
Trong những chùm hoa sứ màu trong suốt
Rồi tan vào núi đồi xa tít tắp
Mây bồng bềnh trong những mũ nồi xanh.

Rồi khi đêm thức giấc trên ban công
Chim cú vọ kêu lên và vỗ cánh
Thì nàng đi ra khu nhà bỏ vắng
Mưa bao trùm lên những bụi thường xuân.

Trên con đường bàng bạc màn sương giăng
Mùi hương của hoa hồng thơm ngào ngạt
Đ
ang chờ nàng bên đài phun nước
Đ
ứng cúi mình chàng trai trẻ da ngăm.

Chàng sẽ ôm hôn cô gái ngượng ngùng
Khi hoa hát và lặng yên lên tiếng
Còn trong mây, trên lụa màu xanh thắm
Chị hằng cũng như xào xạc nấc lên.


Креолка

Когда наскучат ей лукавые новеллы
И надоест лежать в плетеных гамаках,
Она приходит в порт смотреть, как каравеллы
Плывут из смутных стран на зыбких парусах.

Шуршит широкий плащ из золотистой ткани;
Едва хрустит песок под красным каблучком,
И маленький индус в лазоревом тюрбане
Несет тяжелый шлейф, расшитый серебром.

Она одна идет к заброшенному молу,
Где плещут паруса алжирских бригантин,
Когда в закатный час танцуют фарандолу,
И флейта дребезжит, и стонет тамбурин.

От палуб кораблей так смутно тянет дегтем,
Так тихо шелестят расшитые шелка.
Но ей смешней всего слегка коснуться локтем
Закинувшего сеть мулата-рыбака...

А дома ждут ее хрустальные беседки,
Амур из мрамора, глядящийся в фонтан,
И красный попугай, висящий в медной клетке,
И стая маленьких безхвостых обезьян.

И звонко дребезжат зеленые цикады
В прозрачных венчиках фарфоровых цветов,
И никнут дальних гор жемчужные громады
В беретах голубых пушистых облаков,

Когда ж проснется ночь над мраморным балконом
И крикнет козодой, крылами трепеща,
Она одна идет к заброшенным колоннам,
Окутанным дождем зеленого плюща...

В аллее голубой, где в серебре тумана
Прозрачен чайных роз тягучий аромат,
Склонившись, ждет ее у синего фонтана
С виолой под плащом смеющийся мулат.

Он будет целовать пугливую креолку,
Когда поют цветы и плачет тишина...
А в облаках, скользя по голубому шелку
Краями острыми едва шуршит луна.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét