Hơn 40 Blog. Hơn 300 Nhà thơ nổi tiếng Thế giới và những Lời chúc – Giai thoại – Chuyện tình hay nh

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

Thơ Taras Shevchenko


Taras Hryhorovych Shevchenko (tiếng Ukraina: Тарáс Григóрович Шевчéнко; 9 tháng 3 năm 1814 – 10 tháng 3 năm 1861) là Đại thi hào dân tộc, họa sĩ, viện sĩ, chiến sĩ đấu tranhvì dân tộc Ukraina, người phát triển và hoàn thiện nền văn học mới và ngôn ngữ mới của Ukraina.

Taras Shevchenko sinh tại làng Moryntsy, châu Kiev, Đế quốc Nga (nay là tỉnh Cherkasy của Ukraina). Là con một gia đình nông nô, cũng như cả gia đình mình, Taras là sở hữu của địa chủ Pavlo Engelhardt. Chín tuổi ông mồ côi mẹ, ba năm sau mồ côi cha, vì thế từ nhỏ Taras đã phải lao động vất vả chăn dắt gia súc ngoài đồng cỏ. Mười lăm tuổi Taras được xung vào đám "tiểu đồng" cần vụ của chủ. Sớm nhận ra những tài năng của cậu bé Taras, Pavel Engelhardt đã gửi cậu học vẽ cùng họa sĩ Jan RustemĐại học Vilnius. Sau khi chuyển đến Saint Petersburg, Shevchenko được tiếp tục học vẽ bốn năm. Ngày 22 tháng 4 năm 1838, chàng trai Taras được một số văn nghệ sĩ Nga bỏ tiền ra trả cho địa chủ Engelhardt để chuộc thành người tự do. Taras Shevchenko trở thành sinh viên Học viện Mỹ thuật, trực tiếp theo học danh họa Karl Pavlovich Briullov.

Ngoài việc học vẽ ở Học viện Mỹ thuật, Shevchenko còn say mê sáng tác thơ ca. Tập thơ đầu tay nhỏ bé của Shevchenko có tên là Người hát rong (Kobzar) xuất bản năm 1840 nhờ tiền của một người bạn Ukraina của mình. Tập thơ nhỏ, chỉ với 8 bài thơ và trường ca này đã gây một ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc Ukraina cũng như người đọc Nga.

Năm 1841, Shevchenko sáng tác bản trường ca lớn Haydamaky miêu tả cuộc khởi nghĩa nông dân 1768. Cũng như tập thơ đầu tay Người hát rong, bản trường ca Haydamaky đã thành công lớn. Tiếp theo xuất hiện những tác phẩm thơ ca khác đều có giá trị: Hamalya, Trizna, Giấc mơ v.v.

Năm 1845, Shevchenko tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật, và trở về Ukraina bắt đầu làm việc tại ủy ban khảo cổ học. Vì giao du với các thành viên trí thức tiến bộ, đặc biệt là với nhà hoạt động xã hội Nicolay Kostmarov, tham gia Hội ái hữu Thánh Cyril và Methodius –một tổ chức chính trị hoạt động bí mật ở Kiev nhằm chống lại chế độ nông nô, Shevchenko đã bị bắt cùng 10 người khác trong tổ chức. Tất cả những người này phải chịu những hình phạt khác nhau vì tội tổ chức các hoạt động chính trị, trong đó Shevchenko bị hình phạt nặng nhất vì trường ca Giấc mơ đã châm biếm hoàng hậu. Shevchenko bị đầy đi làm lính trơn ở tiểu đoàn tiền phương Orenburg, bị cấm sáng tác và đã phải sống ở nơi lưu đày xa xôi hẻo lánh suốt mười năm ròng.

Các năm 1848 – 1849 Shevchenko được tham gia đoàn thám hiểm ở biển Aral. Với sự ưu ái của các sĩ quan ở đây, Shevchenko được tự do sáng tác và kết quả là có nhiều tác phẩm thơ cũng như hội họa được sáng tác trong thời kỳ này.

Sau khi Sa hoàng Aleksandr II lên ngôi, năm 1857, Shevchenko được trả tự do. Ông được trở về Nizhny Novgorod, sau đó về Sankt-Peterburg. Thời kỳ này Shevchenko tiếp tục viết, vẽ và tập hợp những sáng tác trong thời kỳ lưu đày.

Năm 1859 ông về thăm quê hương Ukraina. Ngày 2 tháng 9 năm 1860 Shevchenko được phong Viện sĩ của Viện hàn lâm Nghệ thuật. Năm 1860, tại Saint Petersburg, Shevchenko cho xuất bản lại bản mới của tập thơ Người hát rong (Kobzar).

Sau những năm tháng cơ cực tù đầy, Shevchenko có dự định trở về Ukraina sinh sống, đã có ý định mua đất làm nhà ở Ukraina và sẽ cưới vợ nhưng ông đã lâm bệnh hiểm nghèo. Buổi sáng ngày 10 tháng 3 năm 1861, Taras Hryhorovych Shevchenko qua đời.

Ông được chôn cất tại nghĩa trang Smolensky ở Saint Petersburg. 58 ngày sau đó, theo như Lời di chúc của Taras Shevchenko, hài cốt của ông được đem về an táng tại Đồi Chernecha (nay là Đồi Taras), thành phố Kaniv, tỉnh Cherkasy, bên sông Dnepr.

Di sản văn học của Taras Shevchenko được coi là nền tảng của văn học Ukraina, và đến một mức độ lớn hơn, là nền tảng của ngôn ngữ Ukraina hiện đại. Taras Shevchenko là người đầu tiên nâng thơ ca Ukraina lên ngang tầm các nền thơ khác của châu Âu.

Taras Shevchenko trở thành biểu tượng của dân tộc Ukraina. Trong lịch sử văn học thế giới, tên tuổi của ông đứng ngang hàng với những thiên tài về ngôn ngữ như Pushkin, Goethe, Maeterlinck... Thơ của ông được dịch ra hơn hai trăm thứ tiếng của thế giới.

Ngoài thơ ca, Taras Shevchenko còn để lại một số lượng lớn các tác phẩm văn xuôi (phần nhiều được viết bằng tiếng Nga) và một số lượng lớn các tác phẩm hội họa có giá trị về mặt nghệ thuật.

Di sản thơ ca của Taras Shevchenko là rất đồ sộ. Tuy nhiên, có thể nói rằng tất cả sức mạnh văn học của Shevchenko là ở tác phẩm Người hát rong (Kobzar). Nhìn bên ngoài, khối lượng của Người hát rong không lớn, nhưng nội dung bên trong lại là một tượng đài văn học phức tạp và phong phú: đấy là ngôn ngữ tiếng Ukraina trong lịch sử phát triển của nó, là chế độ nông nô và cuộc sống nhà binh khắc nghiệt cùng với những hoài niệm về ý chí tự do của phong trào Cô-dắc. Ở đây có một sự kết hợp tuyệt vời từ các ảnh hưởng: một mặt, từ ảnh hưởng của nhà triết học Ukraina, HryhoriiSkovoroda và từ những người hát rong dân gian, mặt khác – ảnh hưởng của Mickiewicz, Zhukovsky, PushkinLermontov. Trong Người hát rong có vùng đấtthánh Kiev, có vùng thảo nguyên Zaporizhia, có cảnh điền viên của đời sống nông dân Ukraina bình dị – tất cả đấy là nguyên khí của quốc gia với những khía cạnh đặc sắc từ vẻ đẹp, vẻ trầm tư và nỗi buồn đặc trưng Ukraina. Thơ ca của Taras Shevchenko xuất phát từ thơ ca dân gian, gắn liền với sử thi Cô-dắc, với văn hóa cổ Ukraina và một phần văn hóa Ba Lan cũng như gần gũi với nhiều hình tượng trong Câu chuyện về cuộc hành binh Igor.

Tuy nhiên, thơ Shevchenko càng hay bao nhiêu, càng đặc sắc bao nhiêu thì khi dịch ra ngôn ngữ khác sẽ càng khó bấy nhiêu. Khó khăn lớn nhất trong việc nghiên cứu và dịch thơ Shevchenko ở chỗ là thơ ông thấm đượm tinh thần dân tộc, hòa quyện chặt chẽ với lời ru tiếng hát, với ngôn ngữ dân gian. Trong thơ ông hầu như không thể xác định được ở đâu là nơi thơ ca dân gian Ukraina kết thúc và ở đâu là nơi bắt đầu sáng tạo riêng của Shevchenko. Đây lại là trở ngại chính trong việc dịch thơ Taras Shevchenko ra các ngôn ngữ khác (trừ các ngôn ngữ thuộc nhóm Slavơ), đặc biệt là khi dịch ra tiếng Việt.

Thơ Taras Shevchenko lần đầu tiên được nhà thơ Tế Hanh dịch 2 bài ra tiếng Việt qua tiếng Pháp từ năm 1959. Năm 1961, kỷ niệm 100 ngày mất của nhà thơ, báo Văn học đăng một số bài thơ do Thúy Toàn và Nguyễn Xuân Sanh dịch từ tiếng Nga tiếng Pháp. Kể từ đó, thơ của ông được một số người khác trích hoặc phỏng dịch qua các ngôn ngữ trung gian và đã đăng trên các báo, tạp chí của Việt Nam, tuy nhiên có thể nói rằng các bản dịch này có số lượng ít ỏi và chất lượng thì còn khoảng cách với tinh thần của thơ Taras Shevchenko.

Năm 2004 nhân dịp kỷ niệm 190 năm ngày sinh Taras Shevchenko, Hội Nhà văn Việt Nam xuất bản cuốn Thơ Taras Shevchenko gồm 36 bài thơ cùng với lời giới thiệu của ngài Pavlo Sultansky – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ukraina tại Việt Nam. Đây là quyển Thơ Taras Shevchenko được Nguyễn Viết Thắng dịch trực tiếp từ nguyên bản tiếng Ukraina sang tiếng Việt.

Năm 2012, Hội Nhà văn Việt Nam in cuốn Thơ Taras Shevchenko gồm phần 1: 36 bài thơ in song ngữ Ukraina – Việt và phần 2: tập hợp tất cả các lần giới thiệu Taras Shevchenko tại Việt Nam kể từ năm 1959 cùng với phần dịch cũng như trích dịch, phỏng dịch thơ Taras Shevchenko sang tiếng Việt.

Hiện nay Nguyễn Viết Thắng đang thực hiện dự án "Taras Shevchenko – 150 bài thơ và trường ca". Đến thời điểm hiện tại đã có hơn 100 bài được dịch ra tiếng Việt, trong số này có những tập thơ quan trọng như Người hát rong, Thơ viết trong tù… hay các trường ca nổi tiếng như Katerina, Haydamaky… đã được dịch ra tiếng Việt.  


Trích 1 bài trong tập "Người Hát Rong"

CÂY DƯƠNG

Tiếng gió hú trong rừng
Gió đi dạo trên đồng
Gió làm cho cúi xuống
Sát đất một cây dương.
Thân cao và lá rộng
Màu xanh đến lạ lùng
Đồng ruộng, như đại dương
Bao la và xanh thắm.
Người buôn nhìn cây dương
Thấy lòng mình trĩu nặng
Người chăn cừu buổi sáng
Ngồi trên nấm mồ con
Thấy tê tái cõi lòng
Nhưng không còn gì hết
Cây dương đang dần chết
Nơi xứ lạ, cô đơn!

Chuyện vì đâu, do ai
Mà nên nông nỗi vậy?
Kể cho các cô gái
Xin hãy lắng nghe này.
Một cô gái mắt đen
Yêu một chàng Cô-dắc
Chàng cũng yêu thương nàng
Rồi ra đi và chết…
Giá như mà biết trước
Thì đã chẳng yêu đương
Giá biết chàng sẽ chết
Thì đã không buông chàng.
Giá như mà biết được
Thì không đợi đến đêm
Đã không đi lấy nước
Để gặp gỡ với chàng
Giá như mà biết được!...

Bởi vì không biết được
Điều phía trước đang chờ
Bởi thế mà số kiếp
Đừng căn vặn làm chi
Nhưng con tim biết được
Yêu ai. Cứ yêu đi
Một khi còn chưa về
Nằm ngủ yên dưới đất.
Bởi vì đôi mắt đẹp
Đâu có được lâu dài
Bởi vì trên gương mặt
Màu hồng đỏ chóng phai
Chỉ được đến nửa ngày
Lông mày đen phai nhạt
Em hãy yêu, hãy yêu
Như con tim vẫn biết.

Sơn ca cất tiếng hót
Trên cành cây kim ngân
Người Cô-dắc khẽ hát
Trong thung lũng một mình
Cô gái từ nhà tranh
Ra với người gặp gỡ
Người Cô-dắc hỏi nhỏ:
"Mẹ có đánh em không?"
Họ bên nhau, rất gần
Chim sơn ca vẫn hát
Gặp gỡ rồi ly biệt
Con tim đập rộn ràng…
Không ai nhìn thấy họ
Không có ai hỏi cả:
"Em ở đâu, với ai?"
Chỉ mình nàng biết thôi.
Đã yêu và dan díu
Con tim đã tái tê
Tim cảm nhận điều chi
Không biết cách bày tỏ
Chưa nói – còn lại đó
Vẫn ngày đêm thỏ thẻ
Bồ câu chẳng có đôi
Không ai nghe thấy cả…

Sơn ca không hát nữa
Bên hồ nước, trong rừng
Cô gái giờ không còn
Hát bên cây liễu nhỏ.
Đừng hát – cô đơn ạ
Cả thế giới hoang tàn
Không có chàng – người thân
Cũng là người xa lạ.
Thiếu chàng, vầng dương nhỏ
Như kẻ thù đang cười
Những nấm mồ khắp nơi…
Mà con tim rộn rã.

Một năm, hai năm qua
Người thương chẳng trở về
Nàng như hoa khô héo
Lặng lẽ như nấm mồ.
Mẹ không hỏi: "Điều gì
Mà nên nông nỗi vậy?"
Mẹ tìm cho con gái
Người giàu có nhưng già.
"Con về với người ta
Hãy nghe theo lời mẹ
Người cô đơn, giàu có
Con là một quý bà!"

"Con không làm quý bà
Con không đi đâu cả
Thà mẹ đem con mẹ
Chôn vùi xuống nấm mồ.
Thà rằng con nằm nghe
Lời nguyện cầu, than khóc
Thà rằng con sẽ chết
Hơn làm vợ ông già".

Bà mẹ không đầu hàng
Mẹ làm, như mẹ muốn
Cô gái đôi mắt đen
Héo hon và im lặng.
Rồi sau nàng quyết định
Tìm thầy bói trong đêm
Xem bao ngày được sống
Có còn gặp người thương?
"Bà yêu dấu của con
Tấm lòng con chân thành
Cho con biết sự thật
Những điều con ước mong.
Người yêu dấu của con
Còn sống, còn khỏe mạnh
Và có còn yêu mến
Hay đã bỏ rơi con.
Bà yêu dấu của con
Như bà cũng đã biết
Mẹ già con bắt ép
Con phải đi lấy chồng
Nhưng người đó con không
Một chút nào yêu hết
Con đã muốn trầm mình
Chỉ lòng còn thương tiếc.
Nếu người yêu con chết
Xin bà hãy làm cho
Để con không quay về
Không quay về nhà nữa
Ở nhà người ta đã
Chuẩn bị để cưới con".
"Được thôi, nhưng mà con
Nghe lời ta khuyên nhủ
Đau khổ ta cũng từng
Nên giờ ta hiểu rõ
Dù đã qua tất cả
Ta học được bao điều
Chuyện của con gái yêu
Ta từ lâu biết rõ
Ta từ lâu chuẩn bị
Một liều thuốc cho con."

Nói xong bà liền mang
Thứ thuốc đen như mực
"Con hãy lấy thuốc này
Rồi đứng kề bên giếng
Khi gà chưa gáy sáng
Hãy rửa mặt rửa mày
Sau đó con hãy uống
Và đừng sợ gì nghe!
Con cũng đừng nhìn xa
Dù tiếng kêu ở đó
Chạy đến nơi con đã
Chia tay với người ta.
Lúc đó giữa trời xa
Một vầng trăng sáng tỏ
Con uống thêm lần nữa
Chưa thấy – tiếp lần ba.
Sau lần một quay về
Với ngày xưa thiếu nữ
Sau lần hai – từ xa
Dồn dập bàn chân ngựa
Nếu người yêu còn đó
Sẽ lập tức quay về
Còn sau lần thứ ba…
Tốt nhất đừng hỏi nữa.
Đừng hỏi nữa, bởi vì
Tất cả vào trong nước
Bây giờ con hãy đi
Nhìn vẻ xưa nét đẹp".

Thế là nàng lấy thuốc
"Con xin cảm ơn bà"
Nàng lặng lẽ bước ra
Nghĩ: "Chắc không về được!"
Nàng rửa mặt, uống thuốc
Và không chỉ một lần
Mà ba lần liên tục
Rồi khóc và hát lên:

"Thiên nga của ta ơi
Hãy bơi đi trên biển
Cây dương của ta ơi
Hãy cao lên, hãy lớn
Hãy cao và thanh mảnh
Chạm tới đám mây kia
Hỏi trời: người ta yêu
Có còn yêu ta nữa?
Và cây dương hãy nhìn
Về bên kia biển cả
Vì bên kia – vui mừng
Còn bên này – đau khổ
Người yêu ta đâu đó
Đang rảo bước trên đồng
Mặc ta khóc, tháng năm
Phí hoài vì người đó.
Hãy nói rằng: thiên hạ
Đang chế giễu, đang cười
Ta sẽ chết, nếu người
Không còn quay về nữa!
Cả mẹ ta cũng thế
Mẹ muốn đem chôn vùi
Nhưng rồi ai sau này
Sẽ chăm lo cho mẹ
Biết lấy ai giúp đỡ
Ai an ủi mẹ già?
Ôi mẹ, mẹ của ta
Ôi người yêu, lạy Chúa!
Nếu người ta yêu thương
Không còn bên kia biển
Ngươi hãy khóc về đêm
Thâu đêm và suốt sáng
Cây dương ơi hãy lớn
Và cao hướng bầu trời
Còn thiên nga hãy bơi
Về phía bên kia biển!"

Nàng đã khóc và hát
Những câu hát đau buồn
Mặc cho người kinh ngạc
Nàng biến thành cây dương.
Không trở về nhà mình
Hạnh phúc chưa được hưởng
Cây dương cao, thanh mảnh
Vươn tới tận mây xanh.
Tiếng gió hú trong rừng
Gió đi dạo trên đồng
Gió làm cho cúi xuống
Sát đất một cây dương.

Xem thêm:


101 bài thơ và trường ca Song Ngữ:




    

Thơ Lesya Ukrainka


Lesya Ukrainka (tiếng Ukraina: Леся Українка, tên thật là Larysa Kosach-Kvitka, tiếng Ukraina: Лариса Петрівна Косач-Квітка, 25 tháng 2 năm 1871 - 01 tháng 8 năm 1913 – là nhà thơ, nhà văn, dịch giả và danh nhân văn hóa Ukraina. Theo kết quả của các cuộc thăm dò, người Ukraina đương thời gọi bà là một trong những đồng bào nổi bật nhất, sánh ngang cùng với Taras Shevchenko và Bohdan Khmelnytsky.

Tiểu sử:
Lesya Ukrainka sinh Novohrad-Volynskyi, tỉnh Zhytomy, Ukraina. Bố là Petro Antonovych Kosach, một quan chức của tỉnh Chernihiv rất yêu văn học và hội họa, mẹ là Olha Drahomanova-Kosach, nữ nhà văn Ukraina với bút danh Olena Pchilka. Một người có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp văn chương của Lesya là ông cậu Mykhaylo Petrovych Drahomanov – ông là giáo sư văn Đại học Kyiv, sao đó là Đại học Sofia, Bulgaria. Ông là người có ảnh hưởng đến việc hình thành nhân sinh quan, thế giới quan của Lesya Ukrainka. Với sự giúp đ của ông mà Lesya biết nhiều ngoại ngữ, làm quen với nhiều tác phẩm cổ điển của văn học thế giới. Ngoài tiếng Ukraina là tiếng mẹ đ, Lesya biết tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Hy Lạp, tiếng Latin, tiếng Ba Lan, tiếng Nga, tiếng Bulgaria. 

Lesya Ukrainka được sống trong môi trường văn học nghệ thuật từ nhỏ. Gia đình cô quen biết với nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng lúc đó. Lên 4 tuổi biết đọc, lên 5 tuổi biết chơi đàn Piano, 10 tuổi biết làm thơ và 12 tuổi in những tác phẩm đầu tay trên các tạp chí.

Năm 1893 in tập thơ Trên đôi cánh của những bài ca (На крилах пісень) nhận được sự đón chào nồng nhiệt của của các nhà phê bình và độc giả. Năm 1899 in tập thơ thứ hai Ý nghĩ và ước mơ (Думи і мрії) cũng thành công vang dội không kém. Năm 1902 in tập thơ Những lời bình phẩm (Відгуки). 

Năm 1907 Lesya Ukrainka lấy chồng là Klyment Kvitkamột công chức làm việc tòa án và theo chồng về sống vùng Krym. Những năm sau đấy bà tiếp tục hoạt động văn học rất tích cực. Ngoài thơ, bà con viết kịch, phê bình và dịch thuật. Do tình trạng sức khỏe không được tốt, những năm cuối đời bà thường đi chữa bệnh tại các khu nghỉ dưỡng Ai Cập và Gruzia. 

Lesya Ukrainka mất tại Surami, Gruzia, hưởng dương 42 tuổi. 

Di sản:
*
Tên Lesya Ukrainka được đặt cho các đường phố, quảng trường, thư viện, nhà hát, bảo tàng không chỉ Ukraina mà còn nhiều quốc gia thuộc Liên Xô cũ. 
*
Tượng của bà cũng được dựng nhiều quốc gia, trong số này có cả Canada và Hoa Kỳ.
*
Hình của Lesya Ukrainka được in trên tem thư và tờ tiền 200 grivna của Ukraina. 
*
Kể từ năm 1975, cứ vào mùa hè những người gốc Ukraina Toronto lại tập trung tại tượng đài Lesya Ukrainka High Park đ ăn mừng cho cuộc sống và công việc của mình.
*
Theo chuyên gia hình ảnh Oleh Pokalchuk, kiểu tóc của nhà chính trị nổi tiếng Yulia Tymoshenko lấy cảm hứng từ Lesya Ukrainka. 



Một số bài thơ:

NHỚ LẠI THỜI THƠ ẤU
(Як дитиною, бувало)

Nhớ lại thời thơ ấu đã xa xôi
Tôi từng bị ngã sứt đầu mẻ trán
Nỗi đau đến tận trái tim đau đớn
Đ
au nhưng mà lặng lẽ đứng lên thôi. 

Sao thế, đau không?” – người lớn hỏi tôi.
Nhưng mà tôi không bao giờ thừa nhận
Tôi vốn là cô bé đầy kiêu hãnh
Đ
cho không khóc, tôi nở nụ cười.

Thế mà bây giờ tất cả đổi thay
Vở kịch vui đã đến hồi kết thúc
Tôi sẵn sàng chịu điều cay đắng nhất
Nghe những lời thơ trào phúng về tôi

Trước sức mạnh tàn nhẫn của tiếng cười
Tôi cố gắng đ mình không khuất phục
Tôi đã quên vẻ kiêu căng ngày trước
Và tôi khóc, đ cho khỏi phải cười. 

Як дитиною, бувало

Як дитиною, бувало, 
Упаду собі на лихо,
То хоч в серце біль доходив,
Я собі вставала тихо.

«Що, болить?» – мене питали,
Але я не признавалась –
Я була малою горда, –
Щоб не плакать, я сміялась.

А тепер, коли для мене
Жартом злим кінчиться драма
І от-от зірватись має
Гостра, злобна епіграма, –

Безпощадній зброї сміху
Я боюся піддаватись,
І, забувши давню гордість,
Плачу я, щоб не сміятись.


AI BẢO TÔI YẾU ĐUỐI
(Хто вам сказав, що я слабка)

Ai bảo tôi yếu đuối
Trước số phận của mình? 
Chẳng lẽ run tay chân?
Chẳng lẽ lời yếu đuối?

Nếu người ta nghe rõ
Than vãn hay buồn phiền
Đ
ấy là bão mùa xuân
Mà không cơn mưa nhỏ. 

Mùa thukhông tai họa
Ai nở, ai lụi tàn.
Liễu héo úa bên đầm
Trở nên màu thắm đ. 

Còn khi mùa đông tới
Á
o quan khoác lên rừng
Màu sắc trên mộ phần
Tự thân là đá quí. 

Хто вам сказав, що я слабка

Хто вам сказав, що я слабка,
що я корюся долі?
Хіба тремтить моя рука
чи пісня й думка кволі?

Ви чули, раз я завела
жалі та голосіння, –
то ж була буря весняна,
а не сльота осіння.

А восени… Яка журба,
чи хто цвіте, чи в’яне,
тоді й плакучая верба
злото-багряна стане.

Коли ж суворая зима
покриє барви й квіти –
на гробі їх вона сама
розсипле самоцвіти.




HY VỌNG
(Надія)

Không còn tự do, không còn số phận 
Chỉ còn lại một điều thôi: hy vọng. 

Hy vọng một lần trở lại Ukraina
Nhìn xem quê hương ra sao bây giờ

Và nhìn vẻ đẹp của sông Đ-nhép
Rồi sau đó dù sống hay dù chết 

Nhìn gò mộ, nhìn thảo nguyên mênh mông
Lần cuối hồi tưởng những gì đã từng

Không còn tự do, không còn số phận
Chỉ còn lại một điều thôi: hy vọng.

Надія

Ні долі, ні волі у мене нема,
Зосталася тільки надія одна:

Надія вернутись ще раз на Вкраїну,
Поглянути ще раз на рідну країну,

Поглянути ще раз на синій Дніпро, –
Там жити чи вмерти, мені все одно;

Поглянути ще раз на степ, могилки,
Востаннє згадати палкії гадки…

Ні долі, ні волі у мене нема,
Зосталася тільки надія одна.


CON TIM CỦA TA CHÁY LÊN NHƯ LỬA
(Горить моє серце, його запалила)
 

Con tim của ta cháy lên như lửa
Một nỗi buồn đang vây lấy hồn ta
Sao không khóc? Không nước mắt nhạt nhòa
Tại vì sao không vội vàng trút lửa?

Hồn ta khóc, tâm hồn ta tan nát
Nhưng nước mắt không đ xuống thành dòng
Trong mắt ta nước mắt đã không còn
Và nỗi buồn vây quanh niềm khao khát.

Ta chỉ muốn ra giữa đồng hoang sạch
Cúi rạp mình âu yếm với đất đai
Và nức nở, đ sao trời sẽ nghe
Đ
người ta thấy ta buồn khủng khiếp. 

Горить моє серце, його запалила 

Горить моє серце, його запалила 
Гаряча іскра палкого жалю.
Чому ж я не плачу? Рясними сльозами
Чому я страшного вогню не заллю? 

Душа моя плаче, душа моя рветься,
Та сльози не ринуть потоком буйним,
Мені до очей не доходять ті сльози,
Бо сушить їх туга вогнем запальним. 

Хотіла б я вийти у чистеє поле,
Припасти лицем до сирої землі
І так заридати, щоб зорі почули,
Щоб люди вжахнулись на сльози мої.


ĐÊM LẶNG LẼ TỐI TĂM
(Нічка тиха і темна була)

Đê
m lặng lẽ, tối tăm
Em đứng bên anh đó
Em nhìn anh buồn bã 
Đê
m lặng lẽ, tối tăm

Gió trong vườn thổi nhẹ
Anh hát, em ngồi nghe
Nuốt từng lời bài ca
Gió trong vườn thổi nhẹ

Xa mưa nguồn chớp bể
Buồn vây lấy lòng này
Tim như ai đâm dao
Xa mưa nguồn chớp bể 

Нічка тиха і темна була

 Нічка тиха і темна була. 
 Я стояла, мій друже, з тобою;
 Я дивилась на тебе з журбою,
 Нічка тиха і темна була… 

 Вітер сумно зітхав у саду.
 Ти співав, я мовчазна сиділа,
 Пісня в серці у мене бриніла;
 Вітер сумно зітхав у саду… 

 Спалахнула далека зірниця.
 Ох, яка мене туга взяла!
 Серце гострим ножем пройняла.
 Спалахнула далека зірниця…