Hơn 40 Blog. Hơn 300 Nhà thơ nổi tiếng Thế giới và những Lời chúc – Giai thoại – Chuyện tình hay nh

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017

Thơ Vsevolod Rozhdestvensky


Vsevolod Alexandrovich Rozhdestvensky (tiếng Nga: Всеволод Александрович Рождественский) (10 tháng 4 năm 1895 – 31 tháng 8 năm1977) – là nhà thơ Nga những năm 20 thế kỉ XX tham gia trường phái thơ Đỉnh cao.

Tiểu sử:
Vsevolod Rozhdestvensky sinh Hoàng thôn, học trường gymnazy do nhà thơ nổi tiếng Innokenty Annensky làm hiệu trưởng. Học xong gymnazy, vào học khoa lịch sử và ngôn ngữ Đại học SaintPetersburg. Thế chiến I xảy ra, chàng sinh viên năm thứ ba Vsevolod Rozhdestvensky bị điều động vào quân đội. Những bài thơ đầu tiên in tạp chí Học trò (Ученик) năm 1910, tập thơ đầu tiên Những năm tháng học trò (Гимназические годы) in năm 1914.

Những năm sau cách mạng tháng Mười Aleksandr Blok mời ông tham gia nhà xuất bảnVăn học thế giới”, chuyên dịch thơ cổ điển thế giới. Năm 1921 in hai tập thơ Лето và Золотое веретено. Những năm Thế chiến II ông làm phóng viên mặt trận nhiều chiến trường, in các tập thơ Голос родины (1943), Ладога (1945). Sau chiến tranh ông làm thơ về công cuộc xây dựng lại Leningrad và ca ngợi thiên nhiên phương bắc. Theo các nhà phê bình, Vsevolod Rozhdestvensky, khác với phong cách Đỉnh cao, là nhà thơ thành công khi viết về cuộc sống thôn dã hay về những tình yêu bình dị, cũng như trong việc chuyển dần từ sự cách tân trở về thơ truyền thống.

Ngoài thơ, ông còn là tác giả của một số vở opera, lời bài hát, thơ dịch và hồi kí. Ông là thành viên ban biên tập của các tạp chí Звезда và Нева. Ông được tặng thưởng huân chương Lao động và huân chương Sao đỏ. Vsevolod Rozhdestvensky mất ở Leningrad năm 1977.

Tác phẩm:
Các tập thơ:
*Гимназические годы» (1914).
*Лето (1921)
*Золотое веретено (1921)
*Большая Медведица (1926)
*Гранитный сад (1929)
*Земное сердце (1933)
*Окно в сад (1939)
*Голос Родины (1943)
*Ладога (1945)
*Страницы жизни (hồi kí, 1962 – 1974)

Một số bài thơ


TÌNH YÊU

Chớ đem ra làm trò với ngôn từ
Sáu chữ cái này, dù người đời quen vậy.
Chúng là lửa. “Tình” gieo vần với “máu”
Là ngôn ngữ tinh, vượt trội của ta.

“Tình” và “máu”. Một khi tim còn đập
Đưa máu chảy trong cơ thể ấm nồng
Bạn như uống từ giếng mạch ngàn năm
Rồi biến ước mơ trở thành hiện thực.

Từ những ngày buồn trong đời thay đổi
Khi mà trong tim tất cả giá băng
Niềm vui của tình mang bạn vào trong
Thế giới diệu kì của bao thay đổi.

Người phụ nữ có biết bao ánh sáng
Là bạn đường trong những bước chông gai
Và con tim lập tức bảo: người này
Vâng, người này – tia sáng trong số phận!

Hãy để nàng là sáng tạo của ước mơ
Là tưởng tượng, là hình dung của bạn
Cùng hơi thở của vĩnh hằng ấm nóng
Đã đặt vào trong tồn tại từ xưa.

Như lời kêu gọi vọng tới ngàn năm
Như ánh sáng bừng sau miền bóng tối
Và ngọn lửa ta truyền cho cháu con
Để đi vào bất tử, như ta vậy.
1946


Любовь

Не отдавай в забаву суесловью
Шесть этих букв, хотя к ним мир привык.
Они — огонь. «Любовь» рифмует с «Кровью»
Приметливый и мудрый наш язык.

«Любовь» и «Кровь». Покуда сердце бьется
И гонит в теле крови теплоту,
Ты словно пьешь из вечного колодца,
Преобразив в действительность мечту.

От тусклых дней в их неустанной смене,
Когда порою сердцу все мертво,
В нежданный мир чудесных превращений
Тебя любви уводит торжество.

Вот женщина, в которой столько света,
Друг в непогоду, спутница в борьбе,—
И сразу сердце подсказало: эта,
Да, только эта — луч в твоей судьбе!

Пускай она мечты твоей созданье,
Одно воображение твое —
С ней вечности горячее дыханье
Уже легло в земное бытие.

Как зов, дошедший из глубин столетий,
Как вспышка света за порогом тьмы,
И наш огонь возьмут в наследство дети,
Чтобы войти в бессмертье, как и мы.



TÌNH YÊU, TÌNH YÊU

Tình yêu, tình yêu – một lời bí ẩn
Liệu có ai hiểu được nó tận cùng?
Trong tất cả - cũ và mới thường xuyên
Mệt mỏi của hồn hay là sung sướng?

Là không thể bù cho mình phí tổn
Hay sự mở mang giàu có không cùng?
Ngày ấm nồng không hề có hoàng hôn
Hay là đêm làm cho tim trống vắng?

Mà có thể, em chỉ là nhắc nhở
Rằng vẫn chờ ta cái lẽ tất nhiên:
Ánh hào quang với bất tỉnh, thiên nhiên
Và sự tuần hoàn của đời muôn thuở.
1976


Любовь, любовь — загадочное слово

Любовь, любовь — загадочное слово,
Кто мог бы до конца тебя понять?
Всегда во всем старо ты или ново,
Томленье духа ты иль благодать?

Невозвратимая себя утрата
Или обогащенье без конца?
Горячий день, какому нет заката,
Иль ночь, опустошившая сердца?

А может быть, ты лишь напоминанье
О том, что всех нас неизбежно ждет:
С природою, с беспамятством слиянье
И вечный мировой круговорот?


TÔI MƠ THẤY

Tôi mơ thấy điều… không thể nói
Trong cái đêm ngột ngạt đã mơ
Đã nhìn thấy lại đường phố ấy
Có những con chim trong tổ đung đưa.

Tôi đã nghe những cây phong đen
Như đang đứng chuyện trò trong im lặng
Tôi hình dung nức nở của vàng anh
Và lửa trại trên đồng tắt ngấm.

Tôi nhìn thấy nhà mình, trên cửa sổ
Ngọn nến cháy bùng, ngọn nến lung linh
Những cây bạch dương đung đưa trước gió
Chạm mái tóc ánh bạc lên vai mình.

Từ cánh đồng xuyên qua làn mây trắng
Lướt như dao cắt cỏ ở trên đồng
Những vì tinh tú – những mắt sống động –
Ngó nhìn vào gương nước lặng trên sông.

Anh có thể kể về rất cặn kẽ
Em đã ra sao trong buổi chiều kia
Váy áo của em xạc xào to nhỏ
Và ánh trăng thanh lộng lẫy chói lòa.

Và để cho hơi thở ngập ngừng
Bằng hơi mát trong đêm tĩnh lặng
Ngày hôm ấy, em tròn mười chín
Anh cũng chừng ấy tuổi, bấy nhiêu em.
1933


Мне снилось... Сказать не умею

Мне снилось... Сказать не умею,
Что снилось мне в душной ночи.
Я видел все ту же аллею,
Где гнезда качают грачи.

Я слышал, как темные липы
Немолчный вели разговор,
Мне чудились иволги всхлипы
И тлеющий в поле костер.

И дом свой я видел, где в окнах,
Дрожа, оплывала свеча.
Березы серебряный локон,
Качаясь, касался плеча.

С полей сквозь туманы седые
К нам скошенным сеном несло,
Созвездия - очи живые -
В речное гляделись стекло.

Подробно бы мог рассказать я,
Какой ты в тот вечер была;
Твое шелестевшее платье
Луна ослепительно жгла.

И мы не могли надышаться
Прохладой в ночной тишине,
И было тебе девятнадцать,
Да столько же, верно, и мне.

Thơ Irina Odoyetseva


Irina Vladimirovna Odoyetseva (ирина владимировна одоевцева, tên thật là Iraida Gustanovna Heinike, tiếng Nga: Ираида Густавовна Гейнике. Tiếng Latvia: Iraīda Heinike) (2 tháng 11 năm 1895 – 14 tháng 10 năm 1990) – là nữ nhà văn, nhà thơ Nga.

Tiểu sử:
Người đẹp Irina Odoyetseva sinh ra trong gia đình một luật sư ở Riga. Là thành viên của “Xưởng thơ” (Цех поэтов), học trò của nhà thơ nổi tiếng Nicolai Gumilyov. Irina Odoyetseva làm cho mọi người gặp cô đều yêu mến và cảm phục tài thơ, kể cả Nicolai Gumilyov. Từ nhỏ đã viết những bài thơ xuất sắc. 

Năm 1922 Irina Odoyetseva cùng chồng ra sống ở nước ngoài, phần lớn cuộc đời bà sống ở Paris. Thời gian này bà ít làm thơ mà chủ yếu là viết tiểu thuyết: "Ангел смерти" (1927), "Изольда" (1931), "Зеркало" (1939), "Оставь надежду навсегда" (1949). Sau chiến tranh bà trở lại làm thơ và viết nhiều hồi kí. Từng là thành viên của nhiều nhóm văn chương khác nhau, Irina Odoyetseva quen biết với nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Nicolai Gumilyov, Osip Mandelstam, Andrei Bely, Zinaida Gippus, Ivan Bunin và nhiều người khác.

Năm 1987 bà quay trở về sống ở nước Nga. Bà mất ngày 14 tháng 10 năm 1990 ở Leningrad.

Tác phẩm:
• Двор чудес, thơ 1920–1921, Изд. Мысль, Петроград, 1922
• Ангел смерти 1927, tiểu thuyết
• Изольда 1931, tiểu thuyết
• Зеркало 1939, tiểu thuyết
• Оставь надежду навсегда 1954, tiểu thuyết
• Год жизни 1957, tiểu thuyết
• На берегах Невы 1967, hồi kí
• На берегах Сены 1983, hồi kí
• На берегах Леты - hồi kí viết dở

Một số bài thơ


BÀI BALLAD VỀ GUMILYOV

Trên đường phố Preobrazhen vắng ngắt
Ngọn gió tru và tuyết xoáy giữa trời
Tôi gõ cửa nhà thơ Gumilyov
Và nhà thơ ra mở cửa cho tôi.

Một bếp lò cháy trong phòng làm việc
Phía đằng sau cửa sổ thấy đen trời.
Nhà thơ bảo: “ Em viết bài ballad
Về tôi và về cuộc sống của tôi!

Đấy quả thực là đề tài rất tuyệt”
Nhưng mà tôi liền đáp: “Không bao giờ
Làm sao em viết được bài ballad?
Anh đâu phải anh hùng, chỉ nhà thơ”.

Ánh phản chiếu phân kì từ lò sưởi
Chiếu ánh hồng lên gương mặt nhà thơ.
Đấy là trong một buổi chiều sương khói
Trước đêm Giáng sinh ở Pê-téc-bua…

Giờ tôi thường xuyên nhớ đến nhà thơ
Cứ môi ngày nỗi buồn thêm tràn ngập.
Và bây giờ tôi viết bài ballad
Về nhà thơ và để tặng nhà thơ.

Gumilyov từng khao khát Bôxpho
Và tới châu Phi, vương quốc kì lạ
Nghĩ về những anh hùng trong quá khứ
Dưới lều căng rộng mở của bầu trời.

Những ngôi sao từng rơi xuống, cắt ngang
Bằng một sợi chỉ mỏng manh của lửa
Và với mỗi ngôi sao anh từng nói:
“Sao hãy biến ta thành một anh hùng!”

Từng sống ở châu Phi hàng nửa năm
Tựa hồ như người sống trong địa ngục
Từng săn sư tử, và Gumilyov
Từng đánh nhau với những thú rừng.

Từng gặp cái chết không chỉ một lần
Dưới “bầu trời khác” và trên sa mạc
Khi nhà thơ trở về nhà, gặp mặt
Những bạn bè đã an ủi anh rằng:

“Ái chà, châu Phi! Quả là kì lạ
Lửa trại và những cô gái da đen
Những con hà mã là bạn của anh
Những hươu cao cổ vô cùng tao nhã”.

Mặc áo đuôi tôm, một chút nghi ngờ
Anh bước ra giữa gian phòng sáng tỏ
Cúi xuống hôn một bàn tay phụ nữ
Một quí bà mặc váy kiểu Pa-ri.

“Tôi viết tặng em cả một trường ca
Về dòng sông Nin cho em tôi kể
Và tôi sẽ tặng cho em da hổ
Cọp gấm này tôi giết ở châu Phi”.

Chiếc quạt màu hồng lúc lắc đung đưa
Nàng có vẻ không thích Gumilyov
“Em không yêu thơ. Thì em đâu biết
Bộ lông thú kia dùng để làm gì”…

Trong ngày kẻ thù tuyên bố chiến tranh
Gumilyov lên đường đi chiến đấu
Ra trận, bỏ lại Hoàng thôn yêu dấu
Mẹ, đứa con trai cùng với vợ hiền.

Gan dạ nhất trong những người gan dạ
Và có lẽ chăng, vì chính điều này
Mà đạn bom thù cảm thấy thương thay
Không chạm đến người anh hùng như thế.

Nhưng những bạn bè luôn nhìn hằn học
Vào cây thập ác Georgy*
“Tặng Gumilyov? Lố bịch nhường kia!”
Sự mỉa mai làm miệng cười méo xệch.

Những người lính cùng đại đội kị binh
Những huân chương thế này đâu có được
Nghe nói anh kết bạn cùng với sếp
Qua rượu chè mà gạ gẫm cho mình.

Không lâu trước ngày từ giã trần gian
Anh rất tin tưởng nói rằng: “Chính xác
Trong tình yêu, chiến tranh, trong bài bạc
Tôi sẽ là người hạnh phúc thường xuyên!...

Không trên biển cả, chẳng trên đất liền
Đối với tôi – không có gì nguy hiểm…”
Và anh đã từng là người bất hạnh
Như mọi nhà thơ sống ở trần gian.

Sau đó người ta trói anh vào tường
Và xử bắn anh liền ngay sau đó**
Cho đến bây giờ ở trên phần mộ
Cả gò đất lẫn thập ác đều không.

Nhưng những thiên thần vẫn từng yêu anh
Bằng cả tấm lòng tìm anh bay đến
Và những ngôi sao giữa trời lên tiếng:
“Vinh quang cho ngươi, cho một anh hùng!

== == == == ==
Huân chương Thập ác Georgy (croix de Saint-Georges) của Đế chế Nga dùng để tặng cho sĩ quan và những người lình có thành tích xuất sắc trong chiến đấu.
**Gumilyov bị bắt vì bị nghi ngờ tham gia vào “Tổ chức vũ trang Tagantsev” và bị xử bắn cùng với 60 người khác.


Баллада о Гумилеве

На пустынной Преображенской
Снег кружился и ветер выл...
К Гумилеву я постучала,
Гумилев мне дверь отворил.

В кабинете топилась печка,
За окном становилось темней.
Он сказал: "Напишите балладу
Обо мне и жизни моей!

Это, право, прекрасная тема",-
Но я ему ответила: "Нет.
Как о Вас напишешь балладу?
Ведь вы не герой, а поэт".

Разноглазое отсветом печки
Осветилось лицо его.
Это было в вечер туманный,
В Петербурге на Рождество...

Я о нем вспоминаю все чаще,
Все печальнее с каждым днем.
И теперь я пишу балладу
Для него и о нем.

Плыл Гумилев по Босфору
В Африку, страну чудес,
Думал о древних героях
Под широким шатром небес.

Обрываясь, падали звезды
Тонкой нитью огня.
И каждой звезде говорил он:
- "Сделай героем меня!"

Словно в аду полгода
В Африке жил Гумилев,
Сражался он с дикарями,
Охотился на львов.

Встречался не раз он со смертью,
В пустыне под "небом чужим".
Когда он домой возвратился,
Друзья потешались над ним:

- "Ах, Африка! Как экзотично!
Костры, негритянки, там-там,
Изысканные жирафы,
И друг ваш гиппопотам".

Во фраке, немного смущенный,
Вошел он в сияющий зал
И даме в парижском платье
Руку поцеловал.

"Я вам посвящу поэму,
Я вам расскажу про Нил,
Я вам подарю леопарда,
Которого сам убил".

Колыхался розовый веер,
Гумилев не нравился ей.
- "Я стихов не люблю. На что мне
Шкуры диких зверей",..

Когда войну объявили,
Гумилев ушел воевать.
Ушел и оставил в Царском
Сына, жену и мать.

Средь храбрых он был храбрейший,
И, может быть, оттого
Вражеские снаряды
И пули щадили его.

Но приятели косо смотрели
На георгиевские кресты:
- "Гумилеву их дать? Умора!"
И усмешка кривила рты.

Солдатские - по эскадрону
Кресты такие не в счет.
Известно, он дружбу с начальством
По пьяному делу ведет.

Раз, незадолго до смерти,
Сказал он уверенно: "Да.
В любви, на войне и в картах
Я буду счастлив всегда!..

Ни на море, ни на суше
Для меня опасности нет..."
И был он очень несчастен,
Как несчастен каждый поэт.

Потом поставили к стенке
И расстреляли его.
И нет на его могиле
Ни креста, ни холма - ничего.

Но любимые им серафимы
За его прилетели душой.
И звезды в небе пели: -
"Слава тебе, герой!"



TÔI KHÔNG LÀ NGƯỜI NỔI TIẾNG

Không, tôi sẽ không là người nổi tiếng
Tôi sẽ không đạt đến vinh quang.
Giống như chức trưởng tu viện
Là thứ tôi chẳng dám màng.

Cả Gumilyov hay báo chí
Không gọi tôi là tài năng
Tôi chỉ là nữ nhà thơ nhỏ bé
Với chiếc nơ thắt khiêm nhường.


Нет, я не буду знаменита

Нет, я не буду знаменита.
Меня не увенчает слава.
Я - как на сан архимандрита
На это не имею права.

Ни Гумилев, ни злая пресса
Не назовут меня талантом.
Я - маленькая поэтесса
С огромным бантом.


NGÀY HÔM NAY TÔI VUI

Ngày hôm nay tôi vui từ sáng sớm
Rặng trúc đào cười với tôi trong gương
Bên cửa sổ rặng trúc đào cúi xuống.
Thế giới này quả tuyệt đẹp… Nhưng

Nếu như không có trên đời những chiếc gương
Thì thế giới này vô cùng tẻ nhạt

Nếu thơ không tồn tại ở trần gian
Thì sẽ nhiều hơn: lỗi lầm, nước mắt

Và có lẽ tôi sẽ buồn bã hơn
Cả bệnh đau dây thần kinh ngày tháng
Và trò mèo chuột loăng quăng tán loạn
Nếu như tôi không có mặt trên trần.


Я сегодня с утра весела

Я сегодня с утра весела,
Улыбаются мне зеркала,
Олеандры кивают в окно.
Этот мир восхитителен... Но

Если-б не было в мире зеркал,
Мир на много скучнее бы стал.

Если-б не было в мире стихов,
Больше было бы слез и грехов

И была бы, пожалуй, грустней
Невралгических этих дней
Кошки-мышкина беготня -
Если б не было в мире меня.