Hơn 40 Blog. Hơn 300 Nhà thơ nổi tiếng Thế giới và những Lời chúc – Giai thoại – Chuyện tình hay nh

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Thơ Bulat Okudzhava


Bulat Shalvovich Okudzhava (tiếng Nga: Булат Шалвович Окуджава, 9 tháng 5 năm 1924 – 12 tháng 5 năm 1997) - nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ NgaXô Viết. 

Tiểu sử: 
Bulat Okudzhava sinh Moskva . Bố là Shalva Stepanovich Okudzhava, người Gruzia, mẹ là Nalbandyan Stepanovna Ashkhen, người Armenia. Gia đình sống phố Arbat, một đường phố cổ nổi tiếng Moskva. Sau khi sinh Bulat bố chuyển công tác xuống vùng Kapkage, mẹ vẫn Moskva, làm việc trong cơ quan đảng. Bố được đ bạt chức Bí thư thành ủy Tbilisi nhưng do xích mích với một cán bộ cao cấp nên xin chuyển công tác về vùng Ural làm cán bộ đảng một nhà máy chế tạo động cơ. Thời kỳ này cả gia đình chuyển về vùng Ural. Năm 1937 bố mẹ của Bulat Shalvovich Okudzhava bị bắt, bố bị xử bắn, mẹ bị giam trong trại cải tạo. Năm 1940 Bulat Shalvovich Okudzhava đi về Tbilisi với người bà con. Tại đây, Bulat học xong phổ thông vào làm thợ tiện nhà máy. Năm 1942 tình nguyện nhập ngũ, trở thành lính của một đơn vị rada. Bulat Shalvovich Okudzhava không trực tiếp chiến đấu nhưng một lần bị thương Mozdok. Thời kỳ này ông bắt đầu sáng tác một số bài hát. 

Sau chiến tranh Bulat Shalvovich Okudzhava vào học Đại học Tbilisi. Năm 1950 tốt nghiệp, đi dạy học – đầu tiên dạy trường làng, sau lên thành phố Kaluga. Năm 1955 mẹ được trả tự do, Bulat Okudzhava vào Đảng cộng sản. Từ năm 1961 ông thôi nghề dạy học và chỉ tập trung vào sáng tác. Năm 1962 gia nhập Hội Nhà văn Liên Xô. Năm 1970 ông viết nhạc và bài hát cho bộ phim “Ga Belarussky, trở thành một nhạc sĩ, nhà thơ nổi tiếng Liên Xô. Nhạc của Bulat Okudzhava được phổ biến bằng đĩa và băng, rất nổi tiếng trong cộng đồng Nga trong nước cũng như các nước trên thế giới. Ngoài sáng tác nhạc, ông còn viết truyện và làm thơ. Năm 1989 được bầu làm thành viên Hội Văn bút Nga. Từ năm 1992 là thành viên của ủy ban ân xá thuộc Tổng thống Nga. Từ năm 1994 là thành viên Ủy ban Giải thưởng Nhà nước Liên bang Nga. Ngoài ra, ông còn là thành viên hội đồng của nhiều tờ báo Moskva. Những năm 1990 ông thường xuyên sống Đức. Năm 1995 ông tổ chức buổi biểu diễn UNESCO, Paris. Ông mất ngày 12 tháng7 năm 1997 Paris. 

Bulat Shalvovich Okudzhava được tặng Giải thưởng Nhà nước Liên Xô năm 1991. Năm 1994 ông được trao giải Booker cho tiểu thuyết Nhà hát phế bỏ. Tượng của ông được dựng ngôi nhà số 43, phố Arbat, nơi ông sống khi còn nhỏ. 

Tác phẩm:

Thơ và văn xuôi: 
*Лирика (Калуга, 1956),
 
*Март великодушный (1967),
 
*Арбат, мой Арбат (1976),
 
*Стихотворения (1984), «Избранное» (1989),
 
*Посвящается вам (1988),
 
*Милости судьбы (1993),
 
*Зал ожидания (Нижний Новгород, 1996), «Чаепитие на Арбате» (1996),
 
*Булат Окуджава. 20 песенок для голоса и гитары.- Краков: Польское муз. изд-во, 1970.- 64 с.
 
*Булат Окуджава. 65 песен (Музыкальная запись, редакция, составление В.Фрумкин).
Ann Arbor, Michigan: Ardis, т.1 1980, т.2 1986. 
*Песни Булата Окуджавы. Мелодии и тексты. Составитель и автор вступительной статьи Л. Шилов, музыкальный материал записан А.Колмановским с участием автора).- М.: Музыка, 1989.- 224 с.
 
*Бедный Авросимов» (1969, в последующих изданиях — «Глоток свободы»),
 
*Похождения Шипова, или Старинный водевиль»,
 
*Путешествие дилетантов» (1976—78),
 
*Свидание с Бонапартом» (1983),
 
*Упразднённый театр» (1992).
 

Kịch bản phim: 
*Застава Ильича («Мне двадцать лет»), Киностудия им. М.Горького, 1963 
*Ключ без права передачи, Ленфильм, 1977
 
*Законный брак, Мосфильм, 1985
 
*Храни меня, мой талисман, Киностудия им. А. П. Довженко, 1986
 
*Я помню чудное мгновенье (Ленфильм);
 
*Мои современники, Ленфильм, 1984;
 
*Два часа с бардами («Барды»), Мосфильм, 1988;
 
*И не забудь про меня, Российское телевидение, 1992.
 




ĐỪNG LANG THANG, QUÁ CHÉN

Đừng lang thang, đừng quá chén 
Bên bàn của bảy biển 
Mà hãy hát lên, hát lên 
Khen người phụ nữ của mình! 

Hãy nhìn vào mắt nàng 
Như vào sự cứu rỗi của mình 
Và hãy so sánh, hãy so sánh 
Với bờ bến thật gần. 

Ta trần tục hơn cả người trần 
Quỉ tha ma bắt 
Những chuyện về thánh thần! 
Chỉ đơn giản 
Ta mang trên đôi cánh 
Những gì người ta mang trên tay mình. 
Chỉ đơn giản 
Cần thật tin 
Những ngọn đèn biển màu xanh 
Và khi đó một bến bờ không đợi 
Từ trong sương mù sẽ đến với anh. 

Не бродяги, не пропойцы

Не бродяги, не пропойцы,
за столом семи морей
вы пропойте, вы пропойте
славу женщине моей!

Вы в глаза ее взгляните,
как в спасение свое,
вы сравните, вы сравните
с близким берегом ее.

Мы земных земней. И вовсе
к черту сказки о богах!
Просто мы на крыльях носим
то, что носят на руках.

Просто нужно очень верить
этим синим маякам,
и тогда нежданный берег
из тумана выйдет к вам.


BÓNG TỐI

Bóng tối đây đang trùm xuống 
Và tĩnh lặng đến tận cùng 
Thưa quí bà cao thượng 
Chẳng lẽ là – em đến với anh? 

Đ
iện đây mù mờ 
Nước từ trần nhà rỏ xuống 
Thưa quí bà cao thượng 
Em nghĩ sao mà lại đến đây? 

Như đám cháyem đi đến đây 
Khói mịt mù và khó thở 
Mời em hãy bước vào đây 
Sao lại đứng ngoài bục cửa? 

Em từ đâu? Em là ai thế? 
Tôi buồn cười lắm phải không 
Chỉ đơn giản là em nhầm cánh cửa 
Với đường, thành phố, và một trăm năm.

Тьмою здесь все занавешено

Тьмою здесь все занавешено
и тишина как на дне…
Ваше величество женщина,
да неужели — ко мне?

Тусклое здесь электричество,
с крыши сочится вода.
Женщина, ваше величество,
как вы решились сюда?

О, ваш приход — как пожарище.
Дымно, и трудно дышать…
Ну, заходите, пожалуйста.
Что ж на пороге стоять?

Кто вы такая? Откуда вы?
Ах, я смешной человек…
Просто вы дверь перепутали,
улицу, город и век.




THEO SÔNG NÀO

Theo sông nào con tàu ngươi bơi đi 
Đ
ến ngày cuối cùng, từ sức cuối tận? 
Trong ngày cuối mà ta sống đến 
Người ta hỏi rằng: sống đ làm chi? 

Còn ta sẽ đứng trước con tàu ấy 
Đ
ầu trong lửa và linh hồn trong khói 
Tổ quốc tangôi nhà cuối của ta 
Lầm lỗi của ngườita xin nhận lấy. 

Giữa rạ và hoa, chiến tranh và lệ 
Ta mang theo mình lầm lỗi của ngươi 
Có thể đời ta đã rất buồn cười 
Nhưng cuộc đời ta cần cho ai đó.

По какой реке твой корабль плывет

По какой реке твой корабль плывет
до последних дней из последних сил?
Когда главный час мою жизнь прервет,
вы же спросите: для чего я жил?

Буду я стоять перед тем судом -
голова в огне, а душа в дыму...
Моя родина - мой последний дом,
все грехи твои на себя приму.

Средь стерни и роз, среди войн и слез
все твои грехи на себе я нес.
Может, жизнь моя и была смешна,
но кому-нибудь и она нужна.
    

KHÔNG BAO GIỜ TRỘN LẪN

Mùa đông dài và mùa hè không bao giờ trộn lẫn
Thói quen của chúng khác nhau và dáng vẻ khác xa
Không ngẫu nhiên trên đời có hai con đườngcon đường này và kia
Con đường kia làm mỏi chân, con đường này làm hồn say đắm.

Người phụ nữ này mặc áo hồng đứng trong khung cửa sổ
Nói rằng không thể nào không khóc khi trong cảnh biệt ly
Bởi vì trước mắt nàng có hai con đườngcon đường này và kia
Con đường này nghiêm túc, còn đường kia đẹp nhưng uổng phí.

Không có câu trả lời đúng hơndù tiêu tan, dù chết
Và dù có đi dẫn ta về đâu những niềm mê đắm của ta
Thì phía trước vẫn có hai con đườngcon đường này và kia
Mà nếu thiếu chúng thì cũng giống như thiếu bầu trời và mặt đất.

 Не сольются никогда 

 Не сольются никогда зимы долгие и лета:
у них разные привычки и совсем несхожий вид.
Не случайны на земле две дороги - та и эта,
та натруживает ноги, эта душу бередит.

Эта женщина в окне в платье розового цвета
утверждает, что в разлуке невозможно жить без слез,
потому что перед ней две дороги - та и эта,
та прекрасна, но напрасна, эта, видимо, всерьез.

Хоть разбейся, хоть умри - не найти верней ответа,
и куда бы наши страсти нас с тобой не завели,
неизменно впереди две дороги - та и эта,
без которых невозможно, как без неба и земли.


TÔI CHƯA BAO GIỜ BAY BỔNG

Tôi chưa bao giờ bay bổng, chưa bay bổng
Trong những đám mây mà tôi không bay bổng
Và tôi chưa bao giờ nhìn, chưa bao giờ nhìn
Những thành phố mà tôi chưa ngắm nhìn.
Tôi chưa bao giờ nặn, chưa bao giờ nặn
Những chiếc bình mà chưa hề nặn chúng
Tôi chưa bao giờ thương, chưa bao giờ thương
Những người phụ nữ mà tôi không thương
Vậy thì có điều gì tôi dám?
Và điều chi tôi có thể làm?
Chẳng lẽ chỉ điều tôi không thể làm?
Và chẳng lẽ tôi sẽ không chạy đến
Ngôi nhà mà tôi không chạy đến chăng?
Và chẳng lẽ là tôi không yêu thương
Những người phụ nữ tôi không thương mến?

Và chẳng lẽ là tôi không chặt đứt
Cái nút thắt mà tôi không chặt đứt
Cái nút thắt mà tôi không mở được
Trong lời mà tôi không nói ra
Trong bài ca mà tôi không viết
Trong công việc mà tôi không làm
Trong viên đạn mà tôi không đáng được?... 

Я никогда не витал, не витал...

Я никогда не витал, не витал
в облаках, в которых я не витал,
и никогда не видал, не видал
Городов, которых я не видал.
Я никогда не лепил, не лепил
кувшин, который я не лепил,
я никогда не любил, не любил
женщин, которых я не любил...
Так что же я смею?
                И что я могу?
Неужто лишь то, чего не могу?
И неужели я не добегу
До дома, к которому я не бегу?
И неужели не полюблю
Женщин, которых не полюблю?
И неужели не разрублю
узел, который не разрублю,
узел, который не развяжу
в слове, которого я не скажу,
в песне, которую я не сложу,
в деле, которому не послужу,
в пуле, которую не заслужу?..

Thơ Sophia Parnok


Sophia Yakovlevna Parnok (tiếng Nga: София Яковлевна Парно́к, 12 tháng 8 năm 1885 – 26 tháng 8 năm 1933) là nữ nhà thơ, dịch giả Nga. 

Tiểu sử: 
Sophia Parnok sinh Taganrog trong một gia đình Do Thái giàu có, cả em trai và em gái đều là những nhà thơ, dịch giả nổi tiếng. Bố là chủ nhà thuốc, mẹ là bác sĩ nhưng mất sau khi sinh em trai và em gái (sinh đôi). Sau khi học xong trường Empress Maria Taganrog Girls Gymnasium, Sophia Parnok sang Thuỵ Sĩ, học ở Nhạc viện Geneva. 

Năm 1904 trở về Nga và bắt đầu in thơ từ năm 1906. Từ năm 1913 cộng tác với tạp chí Северные записки, in những bài phê bình và thơ, văn xuôi dịch từ tiếng Pháp của Charles Baudelaire, Romain Rolland, Marcel Proust, Henri Barbusse và một số nhà thơ khác Năm 1914 kết bạn với nữ thi sĩ Marina Tsvetaeva, tập thơ Подруга của Tsvetaeva là tập thơ viết tặng Sophia Parnok. Năm 1916 in tập thơ đầu tiên Стихотворения. Năm 1917 Sophia Parnok chuyển về sống ở vùng Crimea. Đầu những năm 1920 quay về Moskva tiếp tục làm thơ và dịch thuật. 

Sophia Parnok không tham gia một trường phái thơ nào, không ủng hộ sự đổi mới hay cách tân trong văn chương mà chỉ trung thành với trường phái cổ điển. Bà mất ở ngoại ô Moskva năm 1933. 

Tác phẩm: 
*"Стихотворения" (1916) 
*"Розы Пиерии" (1922) 
*"Лоза" (1923) 
*"Музыка" (1926) 
*"Вполголоса" (1928) 


Thư mục:
*Бургин Д.Л. София Парнок.
Жизнь и творчество русской Сафо. — СПб.: «ИНАПРЕСС», 1999. — 512 с. 
*София Парнок. Собрание стихотворений
 // Полякова С. В. [Вступительная статья к сборнику]. — СПб.: «ИНАПРЕСС», 1998. — Сс. 440—466. 
*Строфы века. Антология русской поэзии
 / Сост. Е. Евтушенко. — Минск; М.: «Полифакт», 1995. 
*Burgin D.L. Sophia Parnok. The Life and Work of Russia’s Sappho. — New York: NY University Press, 1994. 



TRONG GIỜ GIÃ BIỆT
(Да, я одна. В час расставанья)

Vâng, em một mình. Trong giờ giã biệt 
Anh trong lòng báo trước vẻ mồ côi. 
Như ngày đầu tiên sinh, chỉ một 
Giữa cõi trần gian, chỉ một con người. 

Nhưng điều gì trong cơn giận của anh 
Thì không phải với mình em, chỉ một 
Có phải đã kể cho hai chúng mình 
Sự thừa nhận của người lòng tinh khiết. 

Không còn gì tốt đẹp, cao hơn hết 
Ai một lần đau, dù chỉ một lần 
Sẽ không run, đọc câu thơ Tyutchev: 
“Người khác làm sao mà hiểu được anh?” 


Да, я одна. В час расставанья

Да, я одна. В час расставанья
Сиротство ты душе предрек.
Одна, как в первый день созданья
Во всей вселенной человек!

Но, что сулил ты в гневе суетном,
То суждено не мне одной,-
Не о сиротстве ль повествует нам
Признанья тех, кто чист душой.

И в том нет высшего, нет лучшего,
Кто раз, хотя бы раз, скорбя,
Не вздрогнул бы от строчки Тютчева*:
"Другому как понять тебя?"


TÔI BUỒN NHƯ CON THÚ

(Тоскую, как тоскуют звери)

Tôi buồn như con thú 
Buồn bã từng hồi chuông 
Tim như chuông gọi cửa 
Ai bạo dạn nhấn chuông. 

Chuông trống trải hãy rung 
Gọi nỗi buồn loảng xoảng… 
Vào hố rác, không thương 
Vứt đời, khi còn sống. 

Vĩnh biệt, Nàng thơ Bạc 
Ngọn lửa của ngày tàn 
Mi đã từng là nhạc 
Cho cõi lòng đau thương! 

Không cúi xuống đầu giường 
Thổn thức không nắm bắt 
Và cầu khẩn: không tình 
Không yêu, mà chẳng ghét. 


Тоскую, как тоскуют звери

Тоскую, как тоскуют звери,
Тоскует каждый позвонок,
И сердце — как звонок у двери,
И кто-то дернул за звонок.

Дрожи, пустая дребезжалка,
Звони тревогу, дребезжи...
Пора на свалку! И не жалко
При жизни бросить эту жизнь...

Прощай и ты, Седая Муза,
Огонь моих прощальных дней,
Была ты музыкою музык
Душе измученной моей!

Уж не склоняюсь к изголовью,
Твоих я вздохов не ловлю,—
И страшно молвить: ни любовью,
Ни ненавистью не люблю!



CÓ NÊN NÓI
(Скажу ли вам: я вас люблю?)

Có nên nói với anh rằng: em yêu anh? 
Không, con tim anh vô cùng tỉnh táo 
Chẳng lẽ làm cho thỏa mãn con tim 
Bằng câu nói của tình rất liến láu? 

Không phải lời nói – mà điều trước đó 
Là sự im lặng trong từng phút giây 
Anh hãy đày đọa cho mệt hai người 
Và bằng cơn khát hãy làm cho khổ. 

Than ôi, như mọi lời “vâng ạ” 
Mọi lời “em yêu anh” đều ẻo lả 
Bạn tuyệt vời của em ơi, khi nào 
Em nói ra, cái điều em có thể.


Скажу ли вам: я вас люблю?

Скажу ли вам: я вас люблю?
Нет, ваше сердце слишком зорко.
Ужель его я утолю
Любовною скороговоркой?

Не слово,— то, что перед ним:
Молчание минуты каждой,
Томи томленьем нас одним,
Единой нас измучай жаждой.

Увы, как сладостные "да",
Как все "люблю вас" будут слабы,
Мой несравненный друг, когда
Скажу я, что сказать могла бы.



MỖI TỐI CẦU NGUYỆN CHÚA

Mỗi tối cầu nguyện Chúa
Cho em mơ thấy anh:
Người mà em đã từng
Nhưng giờ không yêu nữa.

Mỗi ngày em đi giữa
Những gian phòng trống không
Gợi ký ức mơ màng
Nhưng nó không còn nhớ… 

Bướng bỉnh, cái tên anh
Bằng bờ môi độc ác
Nhắc lần này lần khác
Để thức dậy cuộc tình… 
1919

Каждый вечер я молю

Каждый вечер я молю
Бога, чтобы ты мне снилась:
До того я полюбилась,
Что уж больше не люблю.

Каждый день себя вожу
Мимо опустелых комнат,—
Память сонную бужу,
Но она тебя не помнит...

И упрямо, вновь и вновь,
Я твое губами злыми
Тихо повторяю имя,
Чтобы пробудить любовь...


NGÀY TRẦN GIAN KẾT THÚC

Ngày trần gian kết thúc
Gặp buổi tối dửng dung
Quá khứ phía trước mặt
Không còn tỏa bóng râm. 

Cái bóng rất dài này
Níu lưỡi và bất lực
Khác với những bóng khác
Ta gọi là tương lai.
1927

Кончается мой день земной

Кончается мой день земной.
Встречаю вечер без смятенья,
И прошлое передо мной
Уж не отбрасывает тени –

Той длинной тени, что в своем
Беспомощном косноязычьи,
От всех других теней в отличье,
мы будущим своим зовем.