Hơn 40 Blog. Hơn 300 Nhà thơ nổi tiếng Thế giới và những Lời chúc – Giai thoại – Chuyện tình hay nh

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Câu chuyện về cuộc hành binh Igor


Câu chuyện về cuộc hành binh Igor (tiếng Nga: Сло́во о полку́ И́гореве; tiếng Nga đầy đ: Слово о походе Игоревом, Игоря, сына Святославова, внука Ольгова; tiếng Nga cổ: Слово о плъку Игоревѣ, Игоря сына Святъславля, внука Ольгова; tiếng Anh: The Tale of Igor's Campaign) – là một sử thi khuyết danh viết bằng ngôn ngữ Nga cổ, một tượng đài văn học nổi tiếng nhất của văn học Nga thời đại trung cổ. Tiếng Việt đôi khi còn được dịch thành: Bài ca về binh đoàn Igor hoặc Bài ca về đạo quân Igor. 

Nội dung chính của tác phẩm nói về cuộc hành binh thất bại năm 1185 của công tước Novgorod - Seversky Igor chống lại người Cuman (Polovts). Đại đa số các nhà nghiên cứu cho rằng "Câu chuyện" ra đời vào cuối thế kỷ XII, không lâu sau khi sự kiện trên kết thúc. Tính xác thực củaCâu chuyện lúc đầu có nhiều tranh cãi nhưng hiện nay được giới khoa học công nhận là xác thực.

Câu chuyện được A.I.Musin-Pushkin tìm thấy trong thành phần tập tài liệu viết tay tại tu viện Spassky Yaroslav năm 1795. Trong quá trình chuẩn bị in bản thảo, người ta đã làm một bảng tổng kết và sao lại dành cho nữ hoàng Ekaterina II. "Câu chuyện" lần đầu tiên được Nikolai Mikhailovich Karamzin in tạp chí "Spectateur du Nord" của Đức năm 1798. Còn Nga lần đầu được in vào năm 1800. Người ta cũng đã thực hiện các bản dịch sang tiếng Nga hiện đại. Tuy nhiên trong bản sao dành cho Ekaterina II và trong ấn phẩm đầu tiên, được thực hiện với sự tham gia của A. F. Malinovsky và N .N. Bantysh-Kamensky đã có một số sai sót. Bản thảo duy nhất thì bị cháy trong đám cháy tại Moskva năm 1812; nhưng đó cũng không phải bản gốc mà là bản chép lại của thế kỷ XVI, vốn đã có những sai lệch đáng kể. Chính vì vậy mà trong "Câu chuyện" có nhiều chỗ đến giờ vẫn chưa giải thích được, còn những nghi ngờ đối với một số chi tiết mà các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm câu trả lời.

Bản dịch "Câu chuyện..."
Hiện tại có hàng trăm bản dịchCâu chuyện về cuộc hành binh Igorra tiếng Nga hiện đại và các ngôn ngữ trên thế giới. Trong số rất nhiều những người dịchCâu chuyện..” ra tiếng Nga hiện đại có sự tham gia của các nhà thơ lớn như: Vasily Zhukovsky, Apollon Maykov, Konstantin Balmont, Nikolay Zabolotsky, Yevgeny Yevtushenko. Bản dịch tiếng Anh của Vladimir Nabokov, bản tiếng Pháp của Philippe Soupault, bản tiếng Đức của Rainer Maria Rilke, bản tiếng Ukraina của Ivan Franko, bản tiếng Ba Lan của Julian Tuwim...vv. 

Các ngôn ngữ châu Á, ngoài ngôn ngữ của các nước cộng hòa Liên Xô cũ thì hầu như mới chỉ có bản tiếng Rập, tiếng Mông Cổ và tiếng Trung Quốc. Tiếng Việt có bản dịch của Thúy Toàn, bản văn xuôi của Nguyễn Viết Thắng và bản dịch thơ của Hồ Thượng Tuy.


NỘI DUNG CÂU CHUYỆN

Phần mở đầu
Hỡi anh em, nên chăng chúng ta bằng ngôn pháp cổ đ bắt đầu câu chuyện đau buồn về cuộc hành binh Igor, Igor con trai của Svyatoslavich? Hoặc sẽ bắt đầu khúc hát phù hợp với sự kiện đương đại chứ không phải như cách thêu dệt của Boyan. Bởi vì Boyan tiên tri khi muốn ca ngợi ai thì ý nghĩ của ông như sóc chạy trên cây, sói xám chạy trên đất, là đại bàng bay dưới những đám mây. Nhớ lại những trận đánh của một thời, ông đã thả mưới con chim ưng vào bầy thiên nga, chim ưng đuổi kịp thiên nga và con thiên nga đầu tiên cất lên tiếng hát ngợi ca trưởng lão Yaroslav và Mitislav dũng cảm, người đã chiến thắng Rededya trước đội quân Kasog và ca ngợi Roman Svyatoslavich tuyệt đẹp. Nhưng mà Boyan, hỡi những người anh em, đã không thả vào bầy thiên nga một chục chim ưng mà ông đặt những ngón tay tiên tri của mình lên những dây sống động đ chúng đem những công tước vinh danh.

Xin được bắt đầu, hỡi những người anh em, câu chuyện này từ Vladimir cổ xưa đến Igor hiện tại, người đã mài sắc trí tuệ của mình, đã hun đúc lòng dũng cảm trong tim cùng tinh thần thượng võ đ đem đội quân dũng cảm của mình đến miền đất Cuman vì đất Nga rộng mở.

Binh đoàn Igor

Khi đó Igor nhìn mặt trời sáng tỏ và thấy bóng tối đang bao trùm lên cả đội quân. Và Igor nói với những người lính của mình: “Hỡi những người anh em và những đội binh! Chúng ta thà chết chứ không chịu đầu hàng. Nào, chúng ta hãy ngồi lên những con ngựa dũng mãnh của mình đ nhìn về sông Đông xanh thắm!” Điềm báo từ trời xanh dường như xâm chiếm lấy ý nghĩ và lòng khát khao chinh phục miền sông Đông rộng lớn. “Ta muốn – ông nóibẻ hết giáo trên thảo nguyên của người Cuman, cùng với anh em, hỡi những người Nga thân thiết! Ta sẽ bỏ xác hoặc là dùng mũ giáp uống cạn nước sông Đông”.

Hỡi nhà thơ Boyan, con chim sơn ca của thời xưa cũ! Giá như ông ngợi ca những cuộc hành binh này bằng ý nghĩ chạy trên cây, đầu óc mơ màng trên mây, bện vinh quang của thời cổ thời nay và lướt nhanh trên lối mòn Troyan qua những cánh đồng ra đồi núi! Thì ông hãy hát lên ca ngợi Igor, cháu của Oleg như vầy: “Không phải bão tố mang chim ưng qua những cánh đồng mênh mông, mà quạ bay thành đàn về miền sông Đông rộng lớn”. Hoặc là ông sẽ ngợi ca, hỡi Boyan tiên tri, cháu của Veles: “Những con ngựa đang hý vang ngoài sông Sula, vinh quang ngân lên tại Kiev, kèn đồng âm vang Novgorod, quân kỳ Putivl đang phấp phới tung bay”.


Phần I
Igor đang chờ người em trai Vsevolod. Và Vsevolod nói với ông: “Một người anh của tôi, một ánh sáng của tôi, Igor! Chúng ta đều là con của Svyatoslavich. Anh hãy thắng yên cương những con ngựa dũng mãnh của mình, còn những con ngựa của tôi Kursk thì đã sẵn sàng từ lâu lắm. Dân Kursk của tôi là những đội binh giàu kinh nghiệm. Họ sinh ra dưới tiếng kèn đồng, lớn lên trong mũ giáp, mọi con đường đều quen thuộc, mọi khe suối đều biết hết, gươm kiếm đã sẵn sàng, cung nỏ đã căng, bao tên đã mở toang và họ phi ngựa như sói xám trên đồng, họ đi tìm danh dự cho mình và vinh quang cho công tước”.

Sau đó Igor xỏ chân vào bàn đạp vàng và phóng trên đồng rộng. Mặt trời trùm bóng tối lên con đường của ông và đêm nức nở bằng cơn giông, đánh thức những con chim, có tiếng rú, tiếng gầm của biết bao con thú, từ trên ngọn cây có tiếng kêu của linh hồn dữ - như ra lệnh hãy lắng nghe những miền đất xa lạ: Volga, Sula, Sudak, Korsun và ngươi, thần tượng của Tmutarokán! Người Cuman vội vã chạy về hướng sông Đông rộng lớn, tiếng xe ngựa kẽo kẹt trong đêm tựa hồ như những con thiên nga hoảng sợ kêu lên.

Igor dẫn đoàn quân về hướng sông Đông! Những con chim trên những cây sồi như báo trước điều tai họa, những con sói bên khe xói đang rít lên đe dọa, còn đại bàng đang gọi nhau rỉa xương của thú và bên những tấm lá chắn màu máu đ những con cáo đang nức nở khôn nguôi. Ôi, miền đất Nga đã khuất phía sau đồi!

Đê
m rất dài. Nhưng bình minh đã ló, màn sương bao phủ trên cánh đồng, tiếng họa mi đã im, tiếng quạ khoang thức dậy. Những người Nga rào chắn cánh đồng rộng lớn bằng những tấm khiên màu đ, họ đi tìm danh dự cho mình và vinh quang cho công tước.

Vào sáng thứ sáu họ tấn công người Cuman, mũi tên bay rào rạt trên đồng, họ bắt các cô gái xinh đẹp người Cuman cũng với trang sức bạc vàng, thổ cẩm và nhung gấm, họ đem gom chúng làm lối đi trên đầm phá, sình lầy. Tuy nhiên, những cờ hiệu màu đ, những ngọn giáo dát bạc, những biểu ngữ màu trắng được người con dũng cảm của Svyatoslavich đ lại cho mình.

Họ nghỉ đêm trên đồng. Tổ ấm của Oleg về nơi xa xôi mơ màng. Không sợ gì chim ưng hay loài chim tham lam, hay loài quạ khoangngười Cuman. Gzak già nua chạy như sói xám trên đồng và Konchak cùng chạy theo về hướng sông Đông rộng lớn.

Ngày hôm sau từ rất sớm, ánh bình minh nhuốm máu từ ánh sáng. Những đám mây đen dâng lên từ biển che lấy mặt trời từ bốn hướng, còn trong những đám mây đen là những tia chớp màu xanh. Sẽ có sấm lớn! Sẽ có trận mưa tên từ sông Đông rộng lớn. Và đây sẽ xảy ra đấu kiếm, đây, bên sông Kayala miền sông Đông rộng lớn, những ngọn giáo sẽ đâm vào áo giáp giặc không thôi. Ôi, miền đất Nga đã khuất phía sau đồi!

Và những ngọn gió thổi những mũi tên của con cháu Stribog bắn lên từ biển vào những đội binh dũng mãnh của Igor. Mặt đất rung lên, những dòng sông cũng đục ngầu lên, bụi trên thảo nguyên mờ mịt, tiếng ngựa xe kẽo kẹtngười Cuman từ sông Đông và từ phía biển vây lấy người Nga từ bốn hướng. Những đứa con của quỉ quây lại bằng gươm còn những người Nga dũng cảm ngăn chặn bằng những tấm khiên màu đ thẫm.

Ô
i, Vsevolodcon bò mộng! Ông đứng phía trước bắn những mũi tên vào quân giặc và dùng giáo đâm vào mũ giáp giặc. Áo giáp của ông ánh lên màu vàng, và khi con bò giận dữ chạy về đâu thì đó có những cái đầu của quân thù rụng xuống. Kiếm của ông chặt đầu thù trong trận đánh, ôi Vsevolodcon bò mộng, ông coi thường những vết thương và cuộc sống của mình, ông quên ngai vàng thành phố Chernigov quê hương và tình yêu của người vợ hiền Glebovna xinh đẹp!

Đã
từng có một thời Troyan, đã qua những tháng năm của Yaroslav, đã từng có những cuộc hành binh Oleg, Oleg Svyatoslavich. Oleg rèn gươm nổi loạn và gieo những mũi tên trên đất Nga, bước vào bàn đạp vàng thành phố Tmutarokán. Đại công tước Yaroslav xưa nghe được tin này, còn con trai của Vsevolod là Vladimir mỗi buổi sáng đóng cổng và bịt tai Chernigov. Còn Boris, con trai của Vyacheslav bị kết án bờ sông Kanina vì xúc phạm Oleg dũng cảm và trẻ tuổi. Cũng như từ bờ sông Kayala đau buồn ấy, Svyatopolk đã sai chở cha mình trên những con ngựa đ đến đền Thánh Sophia Kiev. Dưới thời Oleg Gorislavich đã từng có bao cuộc chiến huynh đ tương tàn, không còn đời sống của cháu Dajbog thánh thần và cuộc đời người chỉ còn rất ngắn. Thời ấy trên đất Nga dân cày ít khi cày ruộng mà trận mạc liên miên, xác chết chất đầy đồng, những bầy quạ thường xuyên no bụng. Đã từng có biết bao cuộc hành binh và biết bao trận đánh nhưng trận đánh như trận này thì chưa một ai biết đến!

Từ sáng tới chiều, từ đêm đến sáng những mũi tên nườm nượp bay ra, tiếng gươm chặt vào mũ giáp, tiếng giáo mác kêu răng rắc trên thảo nguyên chưa quen biết, miền đất của người Cuman. Đất đen dưới chân ngựa vãi đầy xương, máu xối rào rạt xuống bùn, nỗi đau thương tìm đất Nga bay đến. Điều gì ầm ĩ, điều gì vang lên trước buổi bình minh? Igor bắt đầu lui quân vì tiếc thương cho người em Vsevoslav. Họ đã chiến đấu một ngày. Họ đã chiến đấu hai ngày và đến giữa trưa ngày thứ ba thì những lá cờ của đội quân Igor đ xuống. Những người anh em bị bắt làm tù binh theo nhiều hướng trên bờ sông Kayala chảy xiết, rượu máu đây đã hết, những người Nga dũng cảm đã kết thúc bữa tiệc, những người mai mối đã say sưa, họ nằm xuống vì đất Nga. Hoa cỏ rũ vì xót thương, cây cối cúi mình trên mặt đất đau buồn.


Sau trận đánh

Hỡi những người anh em, thế là đến một thời gian buồn, khi mà thảo nguyên chiến thắng. Nữ thần Hờn giận đứng lên trong đội quân của cháu Dajbog thánh thần và bước vào đất Troyan, vẫy đôi cánh của thiên nga bay trên biển xanh miền sông Đông và xua đi những ngày hạnh phúc. Cuộc chiến đấu của các công tước với kẻ thù đến hồi kết thúc, bởi vì những người anh em đã nói với nhau: “Đây là của tôi và đấy cũng của tôi”. Và họ bắt đầu coi cái nhỏ nhoi là “cái này rất lớn”, rồi họ rèn gươm đúc kiếm đ thanh toán lẫn nhau, đ kẻ thù từ mọi quốc gia khác nhau đến chiếm đất Nga và chiến thắng.

Ô
i thôi thôi! Con chim ưng đã bay xa, chim bay về phía biển! Mà đội quân của Igor không còn có thể hồi sinh! Nữ thần Karna thét lên đau buồn và nữ thần Jelya bay trên đất Nga ném lửa cho người từ đôi sừng lửa. Những người vợ góa khóc than và nức nở: “Từ nay không còn được nhìn thấy người thương, ai đã đưa người ra chốn sa trường, từ nay không còn được nghĩ đến người bằng ý nghĩ, cuộc đời từ nay không giàu có, tiếng vàng tiếng bạc chẳng còn vang!”

Và Kiev nức nở vì xót thương còn Chernigov khóc cho điều bất hạnh. Buồn đau bao trùm mặt đất, đau khổ kết thành dòng sông chảy trên đất Nga. Thế mà các công tước vẫn kích động bạo loạn chống lại nhau, đ những kẻ ngoại đạo kéo đến giành chiến thắng trên đất Nga, bắt mỗi nhà cống nạp một bộ da con sóc.

Bởi vì hai người con dũng cảm của Svyatoslavich, Igor và Vsevolod đã khơi ra cái ác mà cha của họ trước đó đã từng đè bẹp: Đại công tước Kiev hùng mạnh Svyatoslav từng mang quân sang đất Cuman giày xéo những khe mương, khấy đục những con sông, bắc cầu lát ván trên những hồ đầm. Còn thủ lĩnh Kobyak từ vùng Lucomorie kéo đến đã bị đánh cho tan tành Kiev, trong nhà khách của Svyatoslav. Người Đức, người Venice, người Moravia, người Hy Lạp ca ngợi Svyatoslav nhưng họ buộc tội Igor công tước rằng đã đem vàng đem bạc đ xuống sông Kayala của người Cuman. Rằng đấy Igor chuyển từ yên ngựa bằng vàng sang yên ngựa của một tù nhân. Sự chán nản bao trùm khắp thành phố.


Phần II
Svyatoslav mơ thấy một giấc mộng bất an. “Trên đồi Kiev tối qua – ông nói với các quanngười ta quấn ta lại bằng khăn đen trên giường rồi rót rượu màu xanh trộn lẫn với đau buồn rồi rải những viên ngọc trai rất lớn lên ngực ta và xót thương. Không còn những rầm xà trên mái ngôi nhà có tháp dát vàng. Và suốt đêm những con quạ kêu quang quác Plesenska rồi bay về phía biển xanh”. Và các quan Boyar đã nói với ông rằng: “Thưa ông, nỗi buồn đang vây lấy ý nghĩ của ông, hai con chim ưng đã bay từ ngai vàng đ tìm kiếm Tmutorakán hoặc dùng mũ giáp đ uống cạn nước sông Đông. Nhưng gươm giáo của những kẻ ngoại đạo đã làm cho gãy cánh chim ưng và họ lâm vào cảnh gông xiềng. Ngày thứ ba hôm đó đã rất tối tăm: hai vầng dương đã tắt, hai cột sáng màu hồng mờ mịt, cùng với họ là hai vầng trăng non: Oleg và Svyatoslav đều bị bắtmàn sương trùm lên, họ bị nhấn chìm xuống biển và họ đã khơi dậy lòng dũng cảm của người Hinov. Bóng tối bao trùm lên dòng sông Kayala. Những đội quân của người Cuman tiến vào đất Nga. Thay cho lời khen là những lời mạt sát và bạo lực, những linh hồn ác lơ lửng trên mặt đất. Những cô gái người Goth hát bên biển xanh, vàng của người Nga rung rinh, họ hát về thời Bus, họ nuôi hy vọng trả thù cho vua Sharukán của mình. Còn chúng ta, hỡi những đội binh, chỉ còn lại nỗi buồn”.

Thì khi đó Svyatoslav nói những lời vàng, với nước mắt chứa chan mà rằng: “Hỡi những đứa cháu của ta, Igor và Vsevolod! Các con đã vội vàng bắt đầu cuộc hành binh vào đất Cuman đ tìm kiếm vinh quang cho mình nhưng đã không thắng được, giết những kẻ ngoại đạo một cách vô ích. Hai con tim dũng mãnh rèn trong sắt thép và lòng can đảm trong cơn phẫn nộ. Các con đã làm gì với mái đầu bạc của ta? Bởi vì ta không thấy đây quyền lực của người anh trai của ta là Yaroslav hùng mạnh và giàu có, và ông có những đội quân đông đảo từ vùng Chernigov: đó là Mogut, Tatran, Sheblir, Topchak, Revug, Olber. Những đội quân này không cần khiên mộc, chỉ với dao mà chiến thắng, họ được cổ vũ bằng vinh quang của cha ông. Nhưng các con đã nói rằng: “Chúng con sẽ tự mình chứng tỏ lòng gan dạ, vinh quang xưa chúng con gìn giữ và vinh quang sau này tự chia sẻ cho nhau!” Mặc dù chim đã già thì có trẻ lại đâu nhưng ngay cả chim ưng rụng lông vẫn săn chim trên caokhông đ cho tổ của mình phật ý. Chỉ một điều tai họa: không còn ai muốn giúp cho ta cả - quả là một thời gian khó. Vì thế mà đội quân Rimov đang gào dưới gươm giáo của người Cuman, còn Vladimirbị thương. Thật bất hạnh và buồn thương cho con trai Gleb”.

Hỡi đại công tước Vsevolod! Chẳng lẽ ông không có ý nghĩ rằng sẽ bay đến từ xa để bảo vệ ngai vàng của cha? Vì rằng ông có thể té nước sông Volga bằng mái giầm và dùng mũ giáp múc cạn nước sông Đông. Giá mà ông ở đây thì đã chinh phục được nữ tù nhân bằng một đồng xu, còn nô lệ với giá còn rẻ hơn thế nữa. Vì rằng ông có thể phóng những ngọn giáo sống – những người con trai dũng mãnh của Gleb.

Hỡi Rurik dũng mãnh và David! Chẳng phải những đội binh của các ông đội mũ giáp vàng đã bơi trong máu? Chẳng phải những đội binh của các ông bị thương đang rống lên như những con bò trên cánh đồng xứ lạ? Xin quí ông hãy thắng yên cương vàng để rửa vết nhục của thời đại chúng ta, vì đất Nga, vì những vết thương của Igor – người con dũng cảm của Svyatoslavich!

Hỡi Osmomysl Yaroslav, công tước của Galicia! Ông ngồi trên ngai vàng trên cao chống đỡ các ngọn núi Hungari bằng những đạo quân thép của mình, cản đường nhà vua, đóng cửa vào sông Đa-nuýp, nhiều miền đất sợ quyền lực của ông và ông mở cửa toang cho Kiev, ông bắn vào người Salatyn từ ngai vàng của tổ tiên. Vậy thì xin ông hãy bắn vào Konchak, nô lệ ngoại đạo, vì đất Nga, vì những vết thương của Igor – người con dũng cảm của Svyatoslavich!

Còn ông, Roman dũng mãnh, và ông, Mstislav! Ý nghĩ dũng cảm gọi các ông đến chiến công. Roman bay cao đến chiến công như chim ưng bay trong gió, gan dạ vượt qua những đàn chim. Vì rằng ông có những áo giáp sắt dưới những mũ giáp Latin, nhờ những thứ này mà mặt đất rung lên, và nhiều xứ - Hinov, Litva, Yatvyagi, Dremela và Cuman bỏ giáo đầu hàng và cúi đầu trước những thanh kiếm thép. Nhưng vinh quang xưa đã hết, mặt trời không còn chiếu sáng cho Igor, những chiếc lá đã lìa xa – những thành phố vùng Rosi, Sula đã bị phân chia. Đạo quân dũng cảm của Igor không còn hồi sinh lại! Sông Đông gọi công tước kêu những công tước của mình đến giành thắng lợi. Những công tước dũng cảm Olegovichi đã kịp tới chiến trường.

Hỡi Ingvar và Vsevolod và ba người con của Mstislavich – những con chim sáu cánh từ một tổ cao sang! Chẳng lẽ các ông không giành lấy lãnh địa cho mình. Đâu rồi những mũ giáp vàng, khiên mộc và giáo mác Ba Lan? Hãy vây lấy những cánh cổng trên thảo nguyên bằng những mũi tên sắc nhọn của mình vì đất Nga, vì những vết thương của Igor – người con dũng cảm của Svyatoslavich!

Sông Sula đã không còn chảy thành dòng bạc qua thành phố Pereyaslavl và sông Dvina của người Cuman dữ dằn đã thành đầm mờ đục dưới kiếm gươm của người ngoại đạo. Một mình Izyaslav, con trai của Vasilkov giao chiến với người Litva, làm ô nhục thanh danh của người ông mình là Vseslav, còn tự thân nằm dưới tấm khiên màu đỏ thẫm, trên cỏ đầy máu vì kiếm của người Litva và nói: “Chim trùm cánh trên người đội binh và thú dữ liếm máu”. Không có một ai đến cầu cứu, chẳng người anh Bryachislav, chẳng Vsevolod. Một mình để linh hồn châu ngọc lìa xác thân dũng cảm xuyên qua chuỗi hạt vàng. Những giọng sầu thương, niềm vui không còn, tiếng tù và rộn rã vang lên.

Hỡi Yaroslav và tất cả các cháu của Vseslav! Hãy hạ lá cờ xuống từ trên cao và hãy bỏ những thanh kiếm đã mòn vào bao. Các ông đã không còn đi theo niềm vinh quang tiên tổ. Các ông vì thanh toán lẫn nhau đã mở đường cho giặc vào đất Nga, vào miền đất sở hữu của Vseslav. Vì huynh đệ tương tàn mà bạo lực đến từ đất Cuman.

Trong thế kỷ thứ bảy Troyan, Vseslav đã rút thăm về người phụ nữ yêu thương của ông. Ông phóng ngựa về Kiev chĩa mũi giáo vào ngai vàng. Rồi nửa đêm từ Belgorod ông phóng ngựa như con thú trong màn sương xanh, và buổi sáng mở cổng thành Novgorod, làm tổn hại thanh danh của Yaroslav, rồi phi nước đại như một con sói từ tu viện Duduka đến sông Nemiga. Trên sông Nemiga đánh vào những mái đầu bằng xích xiềng như người đập lúa, đặt những cuộc đời vào dòng nước và sàng lọc những linh hồn từ thể xác. Trên bờ sông Nemiga nhuộm máu tai họa đã được gieo – gieo bằng xương của những đứa con trai Nga. Công tước Vseslav là thẩm phán đối với mọi người và chia các thành phố cho các công tước, còn ông phóng ngựa như sói xám trong đêm từ Kiev, vượt qua thần mặt trời Khors, trước khi gà gáy đã đến Tmutarokán. Từ đêm ở đền Thánh Sophia ở Polotsk tiếng chuông đã gọi ông và ông đã nghe được tiếng chuông này tại Kiev. Mặc dù linh hồn tiên tri nằm trong xác thân dũng cảm nhưng ông thường xuyên gặp nạn. Nhà thơ tiên tri Boyan đã từng khôn ngoan nói về ông như vậy: “Chẳng xảo quyệt, khôn ngoan hay dũng cảm, không con chim nào thoát khỏi bản án của Chúa Trời”.

Ôi đất Nga đang nức nở khôn nguôi, nhớ về thời gian qua và những công tước thời xưa cũ! Vladimir già giờ đã không còn nữa, chưa ai từng giữ được bước chân ông đến đồi cao Kiev. Còn giờ đây những lá cờ của Ruirk và David đang bay trong lẻ loi riêng biệt và giáo gươm đang khua theo những giọng khác nhau.


Phần III
Trên sông Đa-nuýp giọng của Yaroslavna nghe như giọng hải âu, nức nở trong buổi sớm: “Ta sẽ bay như chim hải âu theo sông Đa-nuýp, sẽ rửa ống tay áo màu trắng trên sông Kayala, lau vết thương đầy máu trên cơ thể cường tráng cho công tước”.

Từ sáng sớm, Yaroslavna kêu la ai oán trên thành ở Putivl: “Ôi gió, gió! Tại vì sao gió thổi trái chiều? Tại vì sao gió mang trên đôi cánh của mình những mũi tên quân giặc hướng về đội quân yêu dấu của ta? Hay là ngươi còn chưa đủ khi bay lượn trên mây, còn chưa đủ khi ngươi mơn trớn vuốt ve những con tàu ở ngoài biển cả! Tại vì sao ngươi mang niềm vui của ta rải lên cây vũ mâu hở gió?”



Yaroslavna kêu la ai oán trên thành ở Putivl từ sáng sớm: “Ôi Dnepr Slovutich! Ngươi xuyên qua những ngọn núi đá qua đất Cuman. Ngươi vỗ về những con thuyền Svyatoslav đến đội quân của Kobyak. Hãy an ủi công tước giùm ta để người sớm quay về và để ta không còn tuôn nước mắt vào biển xanh kia”.

Yaroslavna kêu la ai oán trên thành ở Putivl từ sáng sớm: “Hỡi mặt trời, mặt trời ba lần sáng! Ngươi dành cho tất cả mọi người tuyệt vời và nồng ấm, thì tại sao ngươi lại thiêu đốt những đội binh dũng cảm, ngươi hành hạ họ trong cơn khát và khép lại những bao tên?”

Biển cả rì rào vào lúc nửa đêm, giữa bầu trời có những đám mây đen. Đức Chúa Trời chỉ cho Igor con đường từ đất Cuman về đất Nga, về ngai vàng của cha. Những ngôi sao giữa bầu trời đã tắt. Igor ngủ, Igor thức, Igor trằn trọc suy nghĩ đo con đường trên thảo nguyên từ sông Đông rộng lớn về sông Đô-nhét nhỏ hơn. Nửa đêm Ovlur và ngựa đã đợi ở bên sông, Ovlur huýt gió lên để cho Igor nhận biết. Mặt đất rung lên, cỏ cây thức dậy, giáo mác của người Cuman dường như động đậy. Còn công tước Igor như con chồn trắng chạy vào trong đám sậy và như con le le bay trên mặt nước. Igor nhảy lên ngựa và phóng như sói xám chạy trên đồng về hướng thảo nguyên của sông Đô-nhét và như chim ưng bay dưới những đám sương mù, giết những con ngỗng và thiên nga để cho các bữa ăn sáng, ăn trưa, ăn tối. Khi Igor bay như chim ưng thì Ovlur cũng chạy nhanh như chó sói, giũ những giọt sương lạnh làm cho những con ngựa thêm phần mệt mỏi.

Sông Đô-nhét nói với Igor như vậy: “Niềm vinh quang vĩ đại cho công tước Igor, cho Konchak lòng căm thù, còn cho đất Nga vui vẻ!” Và Igor trả lời sông như thế: “Vĩ đại thay dòng sông Đô-nhét vinh quang, vì rằng ngươi mang công tước trên ngọn sóng của mình, trải thảm cỏ xanh trên đôi bờ ánh bạc, mặc cho công tước màn sương ấm áp dưới bóng những cây xanh, canh giữ người bằng con chồn trắng trên dòng nước, chim hải âu trong gió và chim le trên dòng nước bạc”. Không như sông Stugna – là dòng sông ác, đã ôm lấy những dòng sông nhỏ khác rồi dìm xuống vực bên bờ đen công tước trẻ trung Rotislav. Trên bờ sông đen Dnepr mẹ Rotislav khóc than về công tước Rotislav trẻ trung. Khi đó hoa cỏ cũng đau buồn và cây cối cũng tang thương cúi mình trên mặt đất.

Không phải là tiếng kêu của những con chim ác – mà Gzak và Konchak đang đuổi theo dấu vết của Igor. Khi đó quạ và ác là đều im re, chỉ có tiếng của những con rắn đang bò. Chim gõ kiến chỉ đường ra sông, chim họa mi vui hót báo buổi bình minh. Gzak thốt lên với Konchak rằng: “Nếu như chim ưng bay về tổ thì chúng ta sẽ bắn chim con bằng những mũi tên vàng”. Và Konchak nói cùng Gzak: “Nếu chim ưng bay về tổ thì ta sẽ cưới vợ cho chim con”. Thì Gzak lại nói rằng: “Nếu ta cưới vợ cho chim con thì ta sẽ mất cả chim con, cả người đẹp thảo nguyên và những con chim sẽ đánh chúng ta trên thảo nguyên của người Cuman”.

Và Boyan, nhà thơ của thời xưa cũ, của Yaroslav và Oleg, nói rằng: “Thật nguy nan cho đầu mà thiếu bờ vai và cũng nguy thay cho xác thân khi đầu chẳng có”. Thì đất Nga mà thiếu Igor cũng thế. Mặt trời chiếu sáng giữa trời xanh – còn công tước Igor trên đất Nga của mình. Các thiếu nữ đang hát lên trên bờ sông Đa-nuýp, lời của họ bay qua biển hướng về Kiev. Igor cưỡi ngựa hướng về đền Thánh Mẹ trên đồi Borichev. Bao xứ sở hân hoan, bao thành phố vui mừng.

Ngợi ca niềm vinh quang của những công tước ngày xưa và sẽ tôn vinh những công tước trẻ. Vinh quang Igor Svyatoslavich, con bò mộng Vsevolod, Vladimir Igorevich! Vinh quang những công tước và những đội binh – những người đã dũng cảm đấu tranh cho Thiên Chúa giáo chống lại những đội quân ngoại đạo. Vinh quang những công tước và những đội binh! Amen.


Thơ Yevdokia Rostopchina


Yevdokia Petrovna Rostopchina (tiếng Nga: Евдокия Петровна Ростопчина, 23 tháng 12 năm 1811 – 3 tháng 12 năm 1858) – nữ nhà thơ Nga, là một trong những nhà thơ nữ đầu tiên của Nga. 

Tiểu sử: 
Mồ côi mẹ năm lên 6 tuổi, Yevdokia Sushkova (Ростопчина là họ sau khi lấy chồng) cùng với hai em trai sống với ông ngoại. Cô bé Yevdokia ham mê đọc sách và học tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Anh. 

Năm 1831 Pyotr Vyazemsky, một người bạn của Yevdokia Sushkova, đem bài thơ “Talisman” của cô in ở cuốn lịch thư “Severnye Tsvety” (Những bông hoa phương Bắc). Năm 1833 Yevdokia Sushkova lấy chồng, Bá tước Andrey Rostopchina, con trai của một vị tướng giàu có. Năm 1836 gia đình chuyển về Sank-Peterburg, Yevdokia Rostopchina tham gia xã hội quí tộc ở thủ đô, bắt đầu in thơ và được các nhà thơ nổi tiếng như Pushkin, Lermontov, Zhukovsky khen ngợi. Năm 1845, trong chuyến đi ra nước ngoài Yevdokia Rostopchina viết bài thơ “Насильный брак”(Cuộc hôn nhân cưỡng ép) phê phán thái độ của Nga đối với Ba Lan. Sa hoàng Nicolai I cấm Yevdokia Rostopchina trở về Peterburg nên thời gian đến trước khi Sa hoàng Nicolai I chết, Yevdokia Rostopchina chỉ sống ở Moskva. 

Ngoài sáng tác thơ, Yevdokia Rostopchina còn viết tiểu thuyết tự truyện và dịch thơ nước ngoài ra tiếng Nga. Bà mất năm 1858 ở Moskva. 

ANH SẼ NHỚ VỀ EM 


Et sur vous si grondait l'orage, 
Rappelez-moi, je reviendries!.. 
Simple histoire* 

Anh sẽ nhớ về em một khi nào… nhưng đã muộn! 
Khi trên thảo nguyên của mình em đã rất xa xăm 
Khi mà ta đến muôn đời, mãi mãi đi riêng 
Thì khi đó anh sẽ hiểu ra và nhớ đến! 
Thỉnh thoảng khi anh đi qua trước ngôi nhà hoang vắng 
Nơi ngày xưa em vẫn thường vui vẻ đón chào anh 
Anh sẽ buồn rầu hỏi: “Giờ nàng đã không còn?” – 
Rồi vội vã đi qua, tay vẫy chùm lông mũ trắng 
Anh sẽ nhớ về em!… 

Anh sẽ nhớ về em không chỉ một lần, khi người khác 
Bằng vẻ đỏng đảnh của mình cuốn hút, bỏ bùa anh 
Và trong tình yêu người ta chỉ gian dối với tình 
Cho thói hư vinh của mình đem anh làm lễ vật! 
Khi bờ môi của người ta vội vàng thề thốt 
Những lời hứa dối gian, người chẳng tiếc với anh 
Để vứt bỏ anh và ngạo mạn cười gằn… 
Với người ta ánh sáng đầu tiên của con tim đã mất 
Anh sẽ nhớ về em!… 

Khi mà, lạy trời đừng! Anh gặp cùng người khác 
Kẻ nô lệ nhiệt tâm giữa vặt vãnh đời thường 
Với một nửa trái tim, với một nửa tâm hồn 
Chỉ tạo ra cho mình sự xun xoe và nịnh hót 
Và người như thế sẽ yêu anh tai ác 
Với vòng khuyên châu ngọc hay với nhẫn như nhau 
Và người ta một mình cho anh biết khổ đau 
Người ta thản nhiên hành hạ anh và giết chết 
Anh sẽ nhớ về em!… 

Anh sẽ nhớ về em khi cô đơn mơ ước 
Trong buổi chiều, hoàng hôn, trong bí ẩn lặng yên 
Và con tim thầm thĩ: “Tiếc người đã xa xăm 
Không còn ai để ý nghĩ, tấm lòng chia sẻ được!…” 
Khi phòng khách của anh trở nên hoang vu và chật 
Khi đã chán bông đùa giữa những sư tử thời trang 
Và anh sẽ khát khao những lời nói tự nhiên 
Những tình cảm chân thành, những bài ca mỏi mệt 
Anh sẽ nhớ về em!… 
4 – 1838 
__________ 
*Và nếu như với anh giông bão đến 
Thì hãy gọi em, em sẽ quay về!… 
Câu chuyện giản đơn (tiếng Pháp). 


Вы вспомните меня

                 Et sur vous si grondait l'orage,
                 Rappelez-moi, je reviendries!..
                                 Simple histoire1

Вы вспомните меня когда-нибудь... но поздно!
Когда в своих степях далеко буду я,
Когда надолго мы, навеки будем розно —
Тогда поймете вы и вспомните меня!
Проехав иногда пред домом опустелым,
Где вас всегда встречал радушный мой привет,
Вы грустно спросите: «Так здесь ее уж нет?»—
И мимо торопясь, махнув султаном белым,
     Вы вспомните меня!..

Вы вспомните меня не раз,- когда другая
Кокетством хитрым вас коварно увлечет
И, не любя, в любви вас ложно уверяя,
Тщеславью своему вас в жертву принесет!
Когда уста ее, на клятвы тороваты,
Обеты льстивые вам станут расточать,
Чтоб скоро бросить вас и нагло осмеять...
С ней первый сердца цвет утратив без возврата,
     Вы вспомните меня!..

Когда, избави бог! вы встретите иную,
Усердную рабу всех мелочных сует,
С полсердцем лишь в груди, с полудушой — такую,
Каких их создает себе в угодность свет,
И это существо вас на беду полюбит —
С жемчужною серьгой иль с перстнем наравне,
И вам любви узнать даст горести одне,
И вас, бесстрастная, измучит и погубит,—
     Вы вспомните меня!..

Вы вспомните меня, мечтая одиноко
Под вечер, в сумерки, в таинственной тиши,
И сердце вам шепнет: «как жаль! она далёко,—
Здесь не с кем разделить ни мысли, ни души!..»
Когда гостиных мир вам станет пуст и тесен,
Наскучит вам острить средь модных львиц и львов,
И жаждать станете незаученных слов,
И чувств невычурных, и томных женских песен,—
     Вы вспомните меня!..


TẶNG RIÊNG ANH 

Không, không phải em hạnh phúc khi mà 
Áo quần lộng lẫy, tóc đầy hoa 
Tỏa sáng trên người em vẻ đẹp 
Rạo rực trong anh những ước mơ. 

Cũng không phải khi bàn tay anh 
Trẻ trung và phóng đãng, ngang tàng 
Em áp vào người anh mái tóc 
Lướt qua điệu nhảy thật vội vàng. 

Cũng không phải khi thật vô tâm 
Hay khi cười, trò chuyện không ngừng 
Những câu chuyện chân tình, sôi nổi 
Ánh mắt ngời lên vẻ hân hoan. 

Em hạnh phúc khi bàn tay dịu dàng 
Đem vấn vòng quanh mái tóc anh 
Anh tựa vào người em lơi lả 
Ánh mắt không rời, ta lặng im. 

Em hạnh phúc khi ngọn lửa tình 
Khi vị đắng cùng cảm nhận chúng mình 
Ta nghĩ về xa xôi muôn thuở 
Ta đợi chờ thay đổi bóng đêm. 

Em hạnh phúc khi hai chúng mình 
Khi ta quên hết cõi trần gian 
Ta giữ gìn tự do im lặng 
Anh chỉ về em, em về anh. 

Em hạnh phúc khi được tôn sùng 
Khi ngập tràn hạnh phúc của em 
Em cầu trời cho anh may mắn 
Và em thầm cảm tạ trời xanh! 


Тебе одному

(Из "Неизвестного романа")

Нет, не тогда бываю я счастлива,
Когда наряд, и ленты, и цветы
Блестят на мне, и свежестью красивой
Зажгут в тебе влюбленные мечты.

И не тогда, как об руку с тобою,
Увлечена разгулом молодым,
Припав к тебе вскруженной головою,-
Мы проскользнуть сквозь вальса вихрь спешим.

И не тогда, как оба мы беспечны,
Когда наш смех, наш длинный разговор
Оживлены веселостью сердечной,
И радостно горит наш светлый взор.

Счастлива я, когда рукою нежной
Я обовьюсь вкруг головы твоей,
И ты ко мне прислонишься небрежно,
И мы молчим, не разводя очей...

Счастлива я, когда любви высокой
Святую скорбь вдвоем почуем мы,
И думаем о вечности далекой,
И ждем ее, взамен житейской тьмы!..

Счастлива я наедине с тобою,
Когда забудем мы весь мир земной,-
Хранимые свободной тишиною
И заняты, ты мной, а я тобой!..

Счастлива я в часы благоговенья,
Когда, полна блаженства моего,
Я о тебе молюся провиденью
И за тебя благодарю его!


NHỮNG NGÔI SAO ĐÊM 
Ye stars, the poetry of Heaven!.. 
“Childe - Harold”* 


Lấp lánh cho ai, hở những ngôi sao đêm 
Ánh mắt ai nhìn với niềm ao ước 
Ai khâm phục?… Ai ngước nhìn đôi mắt 
Mà đất đai không làm bẩn ánh nhìn! 

Không phải nhà thiên văn lạnh lùng vì khoa học 
Cũng không phải nhà chiêm tinh có thể hiểu ra! 
Không!… Trước vẻ đẹp yêu kiều họ đều mù lòa 
Người muốn đoán ra, người ưa thử thách. 

Chỉ nhà thơ với tấm lòng nhiệt huyết 
Với sự hình dung sống động, đam mê 
Có thể thưởng ngoạn vẻ đẹp bất tử kia 
Và quí trọng những gì gây phấn khích! 

Vâng, phụ nữ còn là sinh vật nhiệt thành 
Sinh ra để ước mơ, để yêu và cảm nhận 
Nhìn lên trời để cho ánh sáng và niềm hy vọng 
Sẽ khơi lên vẻ run rẩy trong tim. 
1840 
_________ 
*Hỡi những ngôi sao, thi phẩm của bầu trời!.. Byron, Childe Harold's Pilgrimage. 


Звезды полуночи

           Ye stars, the poetry of Heaven!..
                  «Childe-Harold»

Кому блестите вы, о звезды полуночи?
Чей взор прикован к вам с участьем и мечтой,
Кто вами восхищен?.. Кто к вам подымет очи,
     Не засоренные землей!

Не хладный астроном, упитанный наукой,
Не мистик-астролог вас могут понимать!..
Нет!.. для изящного их дума близорука.
Тот испытует вас, тот хочет разгадать.

Поэт, один поэт с восторженной душою,
С воображением и страстным и живым,
Пусть наслаждается бессмертной красотою
И вдохновением пусть вас почтит своим!

Да женщина еще — мятежное созданье,
Рожденное мечтать, сочувствовать, любить,—
На небеса глядит, чтоб свет и упованье
     В душе пугливой пробудить.
1840