Hơn 40 Blog. Hơn 300 Nhà thơ nổi tiếng Thế giới và những Lời chúc – Giai thoại – Chuyện tình hay nh

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

Thơ Vasily Zhukovsky


Vasily Andreyevich Zhukovsky (tiếng Nga: Васи́лий Андре́евич Жуко́вский, 29 tháng 1 năm 1783 - tháng 4 năm 1852) là nhà thơ, nhà phê bình, dịch giả người Nga, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Sankt-Petrburg.

Tiểu sử:
Vasily Zhukovsky sinh làng Mishinsky, tỉnh Tula, là con ngoài giá thú của địa chủ Anafasy Ivanovich Bunin và một người hầu gốc Thổ. Đứa bé lấy họ của Andrey Ivanovich Zhukovsky, người mà theo yêu cầu của Anafsy Bunin đã làm bố đ đầu. Vasily Zhukovsky được học trường pansion của Đại học Moskva, say mê hội họa, ngoại ngữ và trở thành một học trò xuất sắc nhất của trường. Trong thời gian này Vasily Zhukovsky đã viết văn, làm thơ và chịu sự ảnh hưởng của nhà thơ Nicolay Karamzin. Năm 1802 ông in bản dịch Bài thơ nghĩa địa (Elegy Written in a Country Church Yard) của nhà thơ Anh Thomas Gray gây được sự chú ý của dư luận. Năm 1804 ông in bản dịch từ tiếng Pháp cuốn Don Kihote của Đại văn hào Cesvantes cũng được chào đón nồng nhiệt. Riêng bản dịch Bài thơ nghĩa địa, sau hơn 200 vẫn chưa ai có thể dịch hay bằng Vasily Zhukovsky. 

Năm 1808 ông được cử làm tổng biên tập của tờ tạp chí danh tiếng Вестник Европы, nơi trước đấy ông từng in Bài thơ nghĩa địa. Thời kỳ này ông viết nhiều, ngoài thơ, truyện, ông còn viết phê bình và giới thiệu cho nhiều cuốn sách. Những năm 1820 - 1830 ông dịch Schiller, Goethe, Scott, Byron và cả tác phẩm Слово о Полку Игореве (Bài ca về cuộc hành binh Igor) ra tiếng Nga hiện đại. Năm 1842 ông bắt đầu dịch Odyssey của Homer (in năm 1848 và 1849). 


Nhà phê bình Belinsky gọi Zhukovsky là “Colombo văn học của Nga”. Aleksandr Pushkin gọi Zhukovsky là “người vú nuôi” của các nhà thơ. Sau khi Pushkin viết xong trường ca Руслан и Людмила, Zhukovsky tặng ông bức chân dung của mình có đề dòng chữ “Người thầy chiến bại tặng người học trò chiến thắng” (Победителю ученику от побежденного учителя). 
Năm 1841, ở tuổi 58 Zhukovsky mới cưới vợ, là con gái của một người bạn, trẻ hơn ông 40 tuổi. Những năm cuối đời ông và gia đình sống ở Đức. Ông mất ở Baden-Baden, Đức năm 1852.


T
ác phẩm:
*«Сельское кладбище» (1802, вольный пер. из Т. Грея)
 
*«Славянка» (1816)
 
*«Вечер» (1806)
 
*«Море» (1822)
 
*«Кольцо души-девицы…» (1816)
 
*Послания («Тургеневу, в ответ на его письмо», 1813), оды, идиллии
 
*«Людмила» (1808) (вольные переложения баллады Г. А. Бюргера «Ленора»)
 
*«Светлана» (1808-12) (вольные переложения баллады Г. А. Бюргера «Ленора»)
 
*«Двенадцать спящих дев» (ч. 1 - «Громобой», 1810; ч. 2 - "Вадима, 1814-17),
 
*«Лесной царь» (1818)
 
*«Рыбак» (1818)
 
*«Рыцарь Тогенбург» (1818)
 
*«Замок Смальгольм, или Иванов вечер» (1822)
 
*«Кубок» (1825-31)
 
*«Суд Божий над епископом» (1831)
 
*«Ленора» (1831).
 
*«К ней» (1811, опубл. 1827)
 
*«Певец во стане русских воинов» (1812)
 
*«К месяцу» (1817)
 
*«Ночной смотр» (1836)
 
*«А. С. Пушкин» (1837)
 
*«Шильонский узник» (1822) (Перевод Дж. Байрона)
 
*«Ундина» (1837) (Перевод Ф. де Ламотт Фуке)
 
*«Наль и Дамаянти» (1844) (часть индийской поэмы «Махабхарата»)
 
*«Рустем и Зораб» (1849) (часть поэмы Фирдоуси «Шахнаме»)
 
*«Одиссея (Гомер)» (1849; нов. изд. - 1982) (Перевод Гомера)
 
*Повесть «Марьина роща» (1809)
 
*«Писатель в обществе» (1808)
 
*«О басне и баснях Крылова» (1809)
 
*«О сатире и сатирах Кантемира» (1810)



BÀI CA

Khi anh yêu, anh sung sướng hân hoan
Cuộc đời anh như giấc mơ tuyệt đẹp.
Nhưng em quên anh - đâu niềm hạnh phúc?
Tình yêu em là hạnh phúc của anh!

Khi anh yêu, anh cảm xúc bằng em
Anh hát lên, hồn sống bằng ca ngợi.
Nhưng em quên anh, tài năng chết yểu
Tình yêu em là thiên tài của anh!

Khi anh yêu, những ân huệ của mình
Bàn tay anh mang về nơi nghèo khó.
Nhưng em quên anh, không còn đau khổ!
Tình yêu em là ân huệ của anh!

Песня (Когда я был любим...)

Когда я был любим, в восторгах, в наслажденье,
Как сон пленительный, вся жизнь моя текла.
Но я тобой забыт,- где счастья привиденье?
Ах! счастием моим любовь твоя была!

Когда я был любим, тобою вдохновенный,
Я пел, моя душа хвалой твоей жила.
Но я тобой забыт, погиб мой дар мгновенный:
Ах! гением моим любовь твоя была!

Когда я был любим, дары благодеянья
В обитель нищеты рука моя несла.
Но я тобой забыт, нет в сердце состраданья!
Ах! благостью моей любовь твоя была!


GỬI NÀNG


Tên nơi nào cho em?
Không là nghệ thuật của người trần mắt thịt
Thể hiện vẻ đẹp của em!

Thiên cầm không có cho em!
Còn bài hát? Là lời không chung thủy
Của tin đồn rất muộn về em!

Và giá như có thể con tim
Nghe ra lời, thì tình cảm
Đã
là bài hát cho em!

Vẻ đẹp của cuộc đời em
Là hình bóng trắng trong và thánh thiện
Anh mang như điều bí mật trong tim.

Anh chỉ biết yêu người
Còn em yêu thế nào, em hãy nói
Có thể vĩnh hằng chỉ một mà thôi!

К ней

Имя где для тебя?
Не сильно смертных искусство
Выразить прелесть твою!

Лиры нет для тебя!
Что песни? Отзыв неверный
Поздней молвы о тебе!

Если б сердце могло быть
Им слышно, каждое чувство
Было бы гимном тебе!

Прелесть жизни твоей,
Сей образ чистый, священный,-
В сердце - как тайну ношу.

Я могу лишь любить,
Сказать же, как ты любима,
Может лишь вечность одна!





NGÀY 19 THÁNG 3 NĂM 1823


Trước mặt anh
Em đứng trong lặng lẽ.
Á
nh mắt em nhìn buồn bã
Và tình cảm ngập tràn.
Anh nhớ ánh mắt nhìn
Nhớ về quá khứ thân thương..
Ánh mắt nhìn sau cuối
Trong ánh sáng trần gian.

Em đi về chốn xa xăm
Như thiên thần lặng lẽ
Và mộ chí của em
Như thiên thần lặng lẽ!
Tất cả bây giờ ở đó
Những hồi tưởng trần gian
Tất cả bây giờ ở đó
Những suy nghĩ thánh thần.

Những ngôi sao của trời xanh
Và đêm lặng lẽ!…


19 марта 1823

Ты предо мною
Стояла тихо.
Твой взор унылый
Был полон чувства.
Он мне напомнил
О милом прошлом..
Он был последний
На здешнем свете.

Ты удалилась,
Как тихий ангел;
Твоя могила,
Как рай, спокойна!
Там все земные
Воспоминанья,
Там все святые
О небе мысли.

Звезды небес,
Тихая ночь!..

Thơ Grigory Pozhenyan


Grigory Mikhailovich Pozhenyan (tiếng Nga: Григо́рий Миха́йлович Поженя́н), 20 tháng 9 năm 1922 – 20 tháng 9 năm 2005 – Nhà văn, nhà thơ Nga – Xô Viết, người hai lần đoạt giải thưởng Nhà nước Liên bang Nga.

Tiểu sử:
Grigory Pozhenyan sinh tại thành phố Kharkov (nay là Cộng hòa Ukraina). Bố là giám đốc một Viện nghiên cứu, người Armenia, mẹ là bác sĩ người Do Thái.

Năm 1939 tốt nghiệp trung học phổ thông và gia nhập quân đội, phục vụ tại Hạm đội Hắc hải. Pozhenyan tham gia chiến đấu từ ngày đầu tiên của Chiến tranh Vệ quốc trong đội biệt kích chuyên phá hoại các cây cầu để cản đường tiến quân của Phát xít Đức. Tháng 8 năm 1941, một nhóm biệt kích dưới sự chỉ huy của Pozhenyan đã dũng cảm chiếm được trạm cấp nước của quân Đức để cung cấp nước cho thành phố Odessa. Hầu hết các thành viên của nhóm đã hy sinh, Pozhenyan bị thương nhưng sau đó người ta tưởng là ông đã hy sinh nên trong bảng tưởng niệm sau này đặt trên đường Pauster ở thành phố Odessa có ghi tên ông.

Grigory Pozhenyan bắt đầu làm thơ từ những năm tháng chiến tranh. Năm 1946 ông vào học trường Viết văn Maxim Gorky và tốt nghiệp năm 1952. Năm 1955 in quyển thơ đầu tay với tên gọi “Gió từ biển cả”.

Grigory Pozhenyan là tác giả lời của 50 bài hát. Rất nhiều bài trong số này đã trở thành những bài hát nổi tiếng như: “Đôi bờ” (Два берега), “Bài ca về người bạn” (Песня о друге) vv… Ông tham gia dựng 4 bộ phim: “Khát” (Жажда - 1959). Không bao giờ cả” (Никогда - 1962), “Giã biệt” (Прощай - 1966), “Tàu đi về tháng Tám xa xôi” (Поезд в далёкий август - 1971) và là đạo diễn của phim “Giã biệt”. Ngoài thơ và kịch bản phim, ông còn là tác giả của một số tác phẩm văn xuôi.

Đối với bạn đọc Việt Nam thì từ lâu bài hát “Đôi bờ” đã chinh phục biết bao con tim đang yêu bởi giai điệu mượt mà, thiết tha mà say đắm. Mặc dù lời dịch có phần chưa thể hiện đúng tình cảm của cô gái trong một tình yêu có phần tuyệt vọng vì những cách trở nào đấy nhưng một khi người ta đã yêu thì khó có bản dịch nào khác có thể thay thế. Vì rằng, nói như Moses Saphir, thì bản dịch thơ (mà đặc biệt là dịch lời của bài hát) cũng giống như phụ nữ vậy, nếu đẹp thì không chung thủy, mà nếu chung thủy thì không đẹp.

Grigory Pozhenyan mất tại Moskva ngày 20 tháng 9 năm 2005, trong ngày sinh nhật lần thứ 83 của mình.

Tác phẩm thơ:
- Gió từ biển cả (Ветер с моря, 1955)
- Biển Stepkino (Степкино море, 1963)
- Ba mươi năm sau (Тридцать лет спустя, 1971)
- Ngôi nhà mùa đông (Зимний дом, 1975)
- Thơ tuyển (Избранное, 1978)
- Giã từ biển cả (Прощание с морями, 1990)

Một số bài thơ


ĐÔI BỜ

Đêm qua trời mưa dông
Cỏ hoa sương đẫm ướt…
Thiên hạ vẫn nói rằng:
Em là người hạnh phúc.

Em tin, chẳng nghi ngờ
Dù con tim lần lữa:
Anh và em – đôi bờ
Mà dòng sông ở giữa.

Bay từng đôi – bầy chim
Như sóng kề sóng khác.
Người có đôi có cặp
Riêng em chỉ một mình.

Nhưng em đợi, em tin
Dù con tim lần lữa:
Anh và em – đôi bờ
Mà dòng sông ở giữa.

Đêm qua. Rồi bình minh
Như bóng câu bay vút.
Chẳng còn yêu ai khác
Em vẫn đợi chờ anh.

Vẫn đợi và vẫn tin
Dù con tim lần lữa:
Anh và em – đôi bờ
Mà dòng sông ở giữa.



Đôi bờ - tiếng Nga

Два берега

Ночь была с ливнями -
И трава в росе...
Про меня - "счастливая!"
Говорили все.

И сама я верила
Сердцу вопреки:
Мы с тобой два берега
У одной реки.

Утки все парами,
Как с волной волна.
Все девчата с парнями,
Только я одна.

Все ждала и верила
Сердцу вопреки:
Мы с тобой два берега
У одной реки.

Ночь была. Был рассвет
Словно тень крыла.
У меня другого нет.
Я тебя ждала.

Все ждала и верила
Сердцу вопреки:
Мы с тобой два берега
У одной реки.


CẦN ĐỂ CHO MỘT AI ĐẤY YÊU AI

Cần để cho một ai đấy yêu ai.
Thật ngây thơ, xưa như trái đất này
Đừng biến mất, những lời kỳ diệu
Cần để cho một ai yêu ai đấy
Cần để cho một ai đấy yêu ai:
Người kháu khỉnh, cô đơn, người béo, người gầy
Người rụt rè, người ốm đau – cần lắm
Cần để cho một ai đấy yêu ai.
Nai sừng tấm kêu lên để gọi xuân về
Và con én giang cánh trên cao ấy.
Nhưng điều này thật vô cùng ít ỏi.
Cần để cho một ai đấy yêu ai.
Hãy dành cho thủy thủ dòng nước sáng ngời
Và bầu trời xanh cho những gì bay trong đó.
Hãy nghĩ về bánh mì, nghĩ về Thượng Đế
Nhưng một khi ta còn sống trên đời:
Cái ống siêu hình kia không thể chia đôi
Mặt đất này chẳng có đầu có cuối.
Mà đầu óc con người – thật là ít ỏi.
Cần để cho một ai đấy yêu ai.
1963


Нужно, чтоб кто-то кого-то любил

Нужно, чтоб кто-то кого-то любил.
Это наивно, и это не ново.
Не исчезай, петушиное слово.
Нужно, чтоб кто-то кого-то любил.
Нужно, чтоб кто-то кого-то любил:
толстых, худых, одиноких, недужных,
робких, больных – обязательно нужно,
нужно, чтоб кто-то кого-то любил.
Лось возвращенье весны протрубил,
ласточка крылья над ним распластала.
Этого мало, как этого мало.
Нужно, чтоб кто-то кого-то любил.
Чистой воды морякам под килём,
чистого неба летающим в небе.
Думайте, люди, о боге, о хлебе,
но не забудьте, пока мы живём:
нет раздвоенья у супертурбин,
нет у земли ни конца, ни начала.
Мозг человеческий – как это мало.
Нужно, чтоб кто-то кого-то любил.



BÀI CA VỀ NGƯỜI BẠN

Nếu mọi niềm vui đều giống nhau
Và cả mọi nỗi đau cũng giống.
Sóng kề bên sóng
Lưng kề lưng nhau.

Ở đây, bên mép mạn con tàu
Bạn bè với nhau che chở
Bạn là sẵn sàng nhường chỗ
Trong thuyền nhỏ và phao.

Và chẳng cần xin hỏi gì đâu
Với bạn không sợ gì tai họa.
Bạn là bờ vai thứ ba – và sẽ
Luôn cùng tôi. Mãi mãi bên nhau.

Còn nếu như bạn tôi đang yêu
Mà tôi lại cũng yêu người ấy
Thì tôi sẽ sang đường. Luật là như vậy:
Kẻ thứ ba đành phải ra đi.
1954


Песня о друге

Если радость на всех одна, 
На всех и беда одна. 
Море встаёт за волной волна, 
А за спиной спина. 

Здесь, у самой кромки бортов, 
Друга прикроет друг. 
Друг всегда уступить готов 
Место в шлюпке и круг. 

Его не надо просить ни о чём, 
С ним не страшна беда. 
Друг мой – третье моё плечо – 
Будет со мной всегда. 

Ну, а случится, что он влюблён. 
А я на его пути, 
Уйду с дороги. Таков закон: 
Третий должен уйти.