Andrey Andreyevich Voznesensky (tiếng Nga: Андре́й Андре́евич
Вознесе́нский, 12 tháng 5 năm 1933 - 1 tháng 6 năm 2010) là nhà văn, nhà thơ Nga.
Tiểu sử:
Andrey Voznesensky sinh ở Moskva trong gia đình một kĩ sư thủy điện. Năm lên 14 tuổi viết những bài thơ gửi nhà thơ Boris Pasternak (giải Nobel Văn học năm 1958), và nhận được bức thư trả lời: “Sự tham gia của bạn vào văn học rất mạnh mẽ và hào hứng, tôi rất vui mừng được sống đến ngày này”. Chính Boris Pasternak đã có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp văn học của Andrey Voznesensky.
Năm 1957 ông tốt nghiệp Đại học kiến trúc Moskva, nhận bằng tốt nghiệp là kiến trúc sư nhưng sự nghiệp chính của ông là văn học. Từ năm 1958 thơ ông liên tục xuất hiện trên các báo và tạp chí được hàng triệu độc giả yêu mến. Cũng chính thời gian này Andrey Voznesensky, cùng với Yevgeny Yevtushenko, Bella Akhmadulina bị coi là những nhà thơ có vấn đề. Tổng thống Mỹ John Kennedy đã trực tiếp gọi điện cho Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev đề nghị cho phép Andrey Voznesensky được sang Mỹ đọc thơ. Năm 1961, ông sang Mỹ trở thành nhà thơ Nga nổi tiếng nhất ở Mỹ, kết bạn với nhà thơ Mỹ Allen Ginsberg, nhà viết kịch Athur Miller và nữ diễn viên điện ảnh huyền thoại Marilyn Monroe.
Trường ca Antimiry của ông trở thành một vở kịch nổi tiếng thế giới của nhà hát Taganka năm 1965. Rất nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và trở thành những bài hát nổi tiếng. Riêng đối với bạn đọc Việt Nam, có lẽ ai cũng biết bài hát Triệu bông hồng (Миллион алых роз - Million of Scarlet Roses ) phổ thơ của Andrey Voznesensky, đã được dịch sang tiếng Việt từ lâu và trở thành bài hát được nhiều người yêu thích. Andrey Voznesensky là bạn của Martin Heidegger, Jean-Paul Sartre… Năm 1978 ông được tặng giải thưởng Nhà nước Liên Xô. Ông là thành viên danh dự của hàng chục Viện Hàn lâm trên thế giới, trong số đó có Viện Hàn lâm giáo dục Nga, Viện Hàn lâm Văn học Nghệ thuật Mỹ, Viện Hàn lâm Nghệ thuật Bavaria, Viện hàn lâm Goncourt và nhiều Viện Hàn lâm khác. Ông được tặng nhiều giải thưởng của Liên Xô, Nga và các nước. Andrey Voznesensky qua đời ở Moskva ngày 1 - 6 - 2010, hưởng thọ 77 tuổi.
Tác phẩm:
Các tuyển tập:
*«Мозаика» (1960)
*«Парабола» (1960)
*«Треугольная груша» (1962)
*«Антимиры» (1964)
*«Ахиллесово сердце» (1966)
*«Тень звука» (1970)
*«Ров. Стихи и проза» (1987)
*«Взгляд» (1972)
*«Дубовый лист виолончельный» (1975)
*«Витражных дел мастер»(1976; Giải thưởng Nhà nước Liên Xô, 1978)
*«Соблазн» (1978)
*«Избранная лирика» (1979)
*«Безотчётное» (1981)
*«Прорабы духа» (1984)
*«Ров» (1986)
*«Аксиома самоиска» (1990)
*«Видеомы» (1992)
*«Casino „Россия“» (1997)
*«На виртуальном ветру» (1998)
*«Страдивари сострадания» (1999)
*«Девочка с персингом»
*«Жуткий кризис „Суперстар“»
*«Гадание по книге»
Trường ca:
*«Мастера» (1959)
*«Лонжюмо» (1963)
*«Оза» (1964)
*«Авось» (1972)
*«Ров» (1986)
Văn xuôi:
*Мемуарная проза, публицистика
*книга «Прорабы духа» (1984)
Triệu bông hồng - Any Lorak
TRIỆU BÔNG HỒNG
Ngày xưa có một chàng họa sĩ
Có rất nhiều tranh và có ngôi nhà
Nhưng chàng đã đem lòng yêu quí
Một nàng nghệ sĩ rất yêu hoa.
Thế rồi một hôm chàng đem bán
Những bức tranh và bán ngôi nhà
Có bao nhiêu tiền chàng dành dụm
Rồi đem mua cả một biển hoa.
Triệu bông hồng, triệu bông hồng đỏ thắm
Em hãy từ cửa sổ đứng nhìn xem
Ai đang yêu nghiêm túc và say đắm
Biến đời mình thành hoa đẹp cho em.
Và bên cửa sổ lúc sáng sớm
Liệu em có sung sướng phát cuồng?
Tựa hồ như mình trong giấc mộng
Nhìn thấy hoa tràn ngập quảng trường.
Một chút lạnh trong lòng, em chợt nghĩ
Đại gia nào sao hoang phí thế này?
Thì dưới khung cửa sổ, dường nghẹt thở
Tội nghiệp cho chàng họa sĩ đứng đây.
Họ gặp nhau chỉ phút chốc vậy đó
Rồi nàng theo tàu về chốn xa xăm
Nhưng dù sao, trong đời nàng đã có
Khúc hát tình si của những bông hồng.
Còn chàng vẫn sống cuộc đời gian khó
Nhà không còn và chàng vẫn cô đơn
Nhưng dù sao, trong đời chàng đã có
Những bông hoa đầy cả quảng trường!
Миллион алых роз
Жил был художник один,
Домик имел и холсты,
Но он актрису любил,
Ту, что любила цветы.
Он тогда продал свой дом,
Продал картины и кров,
И на все деньги купил
Целое море цветов.
Миллион, миллион, миллион алых роз
Из окна, из окна, из окна видишь ты,
Кто влюблен, кто влюблен, кто влюблен, и всерьез,
Свою жизнь для тебя превратит в цветы.
Утром ты встанешь у окна,
Может, сошла ты с ума?
Как продолжение сна,
Площадь цветами полна.
Похолодеет душа,
Что за богач здесь чудит?
А под окном, чуть дыша,
Бедный художник стоит.
Встреча была коротка,
В ночь ее поезд увез,
Но в её жизни была
Песня безумная роз.
Прожил художник один,
Много он бед перенес,
Но в его жизни была
Целая площадь цветов!
ANH TRỞ VỀ KHI EM ĐI RA PHỐ
(Я вернусь, когда в город уйдешь)
Anh trở về khi em đi ra phố
Khẽ chạm vào chiếc áo khoác của em
Anh hiểu rằng từ chiều qua mưa nhỏ
Từ chiều qua em đã bước ra đường.
Em chạy ra từ bậc thềm đến cổng
Rồi u sầu quay trở lại mái hiên…
Thật tuyệt vời khi yêu và trông ngóng
Nhưng tình yêu không một chút nhẹ nhàng.
ĐỪNG TRỞ LẠI VỚI NGƯỜI YÊU NGÀY CŨ
(Не возвращайтесь к былым возлюбленным)
Đừng trở lại với người yêu ngày cũ
Người yêu xưa không hề có trên đời.
Chỉ bản sao - như ngôi nhà mất rồi
Nơi hai người sống mấy năm ở đó.
Con chó trắng đón bạn bằng tiếng sủa
Nằm trên đồi là hai cánh rừng con
Bên phải, bên trái - hai khu rừng nhỏ
Lặp lại trong sương tiếng sủa của mình.
Hai tiếng vọng riêng lẻ ở trong rừng
Dường như trong hai loa âm thanh nổi
Những gì hai người đã làm ngày ấy
Chúng mang âm thanh đi khắp thế gian.
Tiếng vọng trong nhà làm rơi cốc chén
Tiếng vọng dối gian mời uống nước trà
Tiếng vọng dối gian bỏ lại đêm qua
Khi mà đêm, đáng lẽ, cần lên tiếng:
“Đừng quay trở lại hỡi người yêu mến
Người yêu xưa không hề có trên đời
Hai nét duyên thầm kỳ diệu, tuyệt vời
Dù uốn thẳng câu trả lời cho bạn…”
Và chiều mai, khi bạn bước ra tàu
Những chìa khóa bạn đem vứt xuống suối
Cả rừng bên phải, cả rừng bên trái
Bằng giọng của mình cho bạn sẽ kêu:
“Đừng từ giã những người yêu của mình
Người yêu xưa trên đời không hề có…”
Nhưng mà bạn đâu có nghe lời khuyên.
TẠI VÌ SAO
(Почему два великих поэта)
Tại vì sao có hai nhà thơ lớn
Những người cố xúy tình yêu muôn đời
Lại không lấp loé như hai khẩu súng?
Thơ kết bạn, thế mà người - than ôi!
Tại vì sao có hai dân tộc lớn
Lạnh lẽo trên bờ vực của chiến tranh
Dưới dưỡng khí mái lều không bền vững?
Người kết bạn, còn đất nước thì không…
Hai đất nước như hai bàn tay nặng
Hai bàn tay sinh ra để cho tình
Lại đi ôm lấy đầu trong khiếp đảm
Quỉ sứ làm gì ở chốn trần gian!
(Не возвращайтесь к былым возлюбленным)
Đừng trở lại với người yêu ngày cũ
Người yêu xưa không hề có trên đời.
Chỉ bản sao - như ngôi nhà mất rồi
Nơi hai người sống mấy năm ở đó.
Con chó trắng đón bạn bằng tiếng sủa
Nằm trên đồi là hai cánh rừng con
Bên phải, bên trái - hai khu rừng nhỏ
Lặp lại trong sương tiếng sủa của mình.
Hai tiếng vọng riêng lẻ ở trong rừng
Dường như trong hai loa âm thanh nổi
Những gì hai người đã làm ngày ấy
Chúng mang âm thanh đi khắp thế gian.
Tiếng vọng trong nhà làm rơi cốc chén
Tiếng vọng dối gian mời uống nước trà
Tiếng vọng dối gian bỏ lại đêm qua
Khi mà đêm, đáng lẽ, cần lên tiếng:
“Đừng quay trở lại hỡi người yêu mến
Người yêu xưa không hề có trên đời
Hai nét duyên thầm kỳ diệu, tuyệt vời
Dù uốn thẳng câu trả lời cho bạn…”
Và chiều mai, khi bạn bước ra tàu
Những chìa khóa bạn đem vứt xuống suối
Cả rừng bên phải, cả rừng bên trái
Bằng giọng của mình cho bạn sẽ kêu:
“Đừng từ giã những người yêu của mình
Người yêu xưa trên đời không hề có…”
Nhưng mà bạn đâu có nghe lời khuyên.
TẠI VÌ SAO
(Почему два великих поэта)
Tại vì sao có hai nhà thơ lớn
Những người cố xúy tình yêu muôn đời
Lại không lấp loé như hai khẩu súng?
Thơ kết bạn, thế mà người - than ôi!
Tại vì sao có hai dân tộc lớn
Lạnh lẽo trên bờ vực của chiến tranh
Dưới dưỡng khí mái lều không bền vững?
Người kết bạn, còn đất nước thì không…
Hai đất nước như hai bàn tay nặng
Hai bàn tay sinh ra để cho tình
Lại đi ôm lấy đầu trong khiếp đảm
Quỉ sứ làm gì ở chốn trần gian!
SAGA
Сага (Ты меня на рассвете разбудишь)
Сага (Ты меня на рассвете разбудишь)
Em thức anh dậy buổi bình minh
Rồi tiễn anh, em đi chân đất.
Em sẽ không bao giờ quên được anh
Hai chúng mình sẽ không còn gặp mặt.
Anh muốn che giùm em cơn gió độc
Và anh nghĩ rằng: “Lạy Chúa lòng lành!
Anh sẽ không bao giờ quên được em.
Hai chúng mình sẽ không còn gặp mặt.
Dòng nước sủi bọt ngầu trong bể nước
Và Admiranteistvo* và Birzha
Anh đã không quên được chúng bao giờ
Và anh đã không bao giờ còn gặp.
Không chớp mắt, những cây anh đào khóc
Những cây anh đào vô vọng, sẫm màu.
Quay trở lại - có tốt đẹp gì đâu.
Hai chúng mình sẽ không còn gặp mặt.
Và ngay cả khi ta quay về đất
Theo như Hafiz, thì trong lần này
Anh và em, tất nhiên, sẽ nhũn người
Hai chúng mình sẽ không còn gặp mặt.
Nên thành ra, sẽ là điều nhỏ nhất
Sự không hiểu nhau của cả hai người
Trước sự không hiểu còn ở sau này
Của người sống và khoảng không đã chết.
Hai câu nói giữa trời xanh tròng trành
Bay từ đây vào trời xanh mất hút:
“Anh sẽ không bao giờ quên được em
Hai chúng mình sẽ không còn gặp mặt”.
___________________
*Admiranteistvo – Bộ Hải quân; Birzha – sàn giao dịch.
XẢY RA NHƯ VẬY
(Стихи не пишутся - случаются)
Thơ không phải viết - mà xảy ra như vậy
Giống như tình cảm hay buổi hoàng hôn.
Còn người cùng tham gia - là tâm hồn.
Không phải viết - mà xảy ra như vậy.
ROMANCE
Романс (Запомни этот миг. И молодой шипов)
Hãy nhớ phút giây này. Và cây tầm xuân nhỏ.
Trên cánh tay em chủng ngừa khỏi tầm xuân.
Anh là nhà thơ, người tình của em muôn thuở
Chỉ có thế thôi, và chẳng có gì hơn.
Hãy nhớ thế giới này, một khi còn có thể
Còn sau một nghìn năm, mà có thể nhiều hơn
Em sẽ khóc thét lên vì tầm xuân cào xé…
Chỉ có thế thôi, và chẳng có gì hơn.
TRƯỚC TÒA
(На суде, в раю или в аду)
Trước tòa ở thiên đường hay địa ngục
Ông sẽ nói, khi có các nguyên đơn:
“Tôi yêu hai người đàn bà như một
Dù họ hoàn toàn không phải song sinh”.
Có nói gì đi nữa cũng thế thôi
Câu trả lời cũng sẽ không nghe hết
Họ giống như một ô cửa sổ đôi
Còn ông ấy – chốt màu đen đóng chặt.
GIẤC MƠ
(Сон)
Một lần nữa hai chúng mình lại gặp
Chiếc xe tải đã chở hai đứa mình.
Và hai ta yêu nhau – đã bao lần.
Thế mà anh – em không hề nhận biết.
Rồi em dẫn anh về nhà, thân thiết.
Em yêu anh và ban tặng tình em.
Chúng mình sống cùng nhau đã bao năm.
Thế mà anh – em không hề nhận biết.
TRONG CƠ THỂ NGƯỜI TRẦN
(В человеческом организме)
Trong cơ thể con người trần
Chín mươi phần trăm là nước
Còn ở Paganini* thì chín chục
Phần trăm, có lẽ là tình.
Như một ngoại lệ – ngay cả khi –
Em bị đám đông giẫm nát
Trong chỉ định của con người ta
Chín mươi phần trăm là tốt.
Chín mươi phần trăm âm nhạc
Dù khi tai họa, ai cần
Nên trong anh, dù là rác
Chín mươi phần trăm là em.
________
*Niccolò Paganini (1782 – 1840) là một nghệ sĩ chơi violin, viola, guitar và là nhà soạn nhạc nổi tiếng người Ý.
Rồi tiễn anh, em đi chân đất.
Em sẽ không bao giờ quên được anh
Hai chúng mình sẽ không còn gặp mặt.
Anh muốn che giùm em cơn gió độc
Và anh nghĩ rằng: “Lạy Chúa lòng lành!
Anh sẽ không bao giờ quên được em.
Hai chúng mình sẽ không còn gặp mặt.
Dòng nước sủi bọt ngầu trong bể nước
Và Admiranteistvo* và Birzha
Anh đã không quên được chúng bao giờ
Và anh đã không bao giờ còn gặp.
Không chớp mắt, những cây anh đào khóc
Những cây anh đào vô vọng, sẫm màu.
Quay trở lại - có tốt đẹp gì đâu.
Hai chúng mình sẽ không còn gặp mặt.
Và ngay cả khi ta quay về đất
Theo như Hafiz, thì trong lần này
Anh và em, tất nhiên, sẽ nhũn người
Hai chúng mình sẽ không còn gặp mặt.
Nên thành ra, sẽ là điều nhỏ nhất
Sự không hiểu nhau của cả hai người
Trước sự không hiểu còn ở sau này
Của người sống và khoảng không đã chết.
Hai câu nói giữa trời xanh tròng trành
Bay từ đây vào trời xanh mất hút:
“Anh sẽ không bao giờ quên được em
Hai chúng mình sẽ không còn gặp mặt”.
___________________
*Admiranteistvo – Bộ Hải quân; Birzha – sàn giao dịch.
XẢY RA NHƯ VẬY
(Стихи не пишутся - случаются)
Thơ không phải viết - mà xảy ra như vậy
Giống như tình cảm hay buổi hoàng hôn.
Còn người cùng tham gia - là tâm hồn.
Không phải viết - mà xảy ra như vậy.
ROMANCE
Романс (Запомни этот миг. И молодой шипов)
Hãy nhớ phút giây này. Và cây tầm xuân nhỏ.
Trên cánh tay em chủng ngừa khỏi tầm xuân.
Anh là nhà thơ, người tình của em muôn thuở
Chỉ có thế thôi, và chẳng có gì hơn.
Hãy nhớ thế giới này, một khi còn có thể
Còn sau một nghìn năm, mà có thể nhiều hơn
Em sẽ khóc thét lên vì tầm xuân cào xé…
Chỉ có thế thôi, và chẳng có gì hơn.
TRƯỚC TÒA
(На суде, в раю или в аду)
Trước tòa ở thiên đường hay địa ngục
Ông sẽ nói, khi có các nguyên đơn:
“Tôi yêu hai người đàn bà như một
Dù họ hoàn toàn không phải song sinh”.
Có nói gì đi nữa cũng thế thôi
Câu trả lời cũng sẽ không nghe hết
Họ giống như một ô cửa sổ đôi
Còn ông ấy – chốt màu đen đóng chặt.
GIẤC MƠ
(Сон)
Một lần nữa hai chúng mình lại gặp
Chiếc xe tải đã chở hai đứa mình.
Và hai ta yêu nhau – đã bao lần.
Thế mà anh – em không hề nhận biết.
Rồi em dẫn anh về nhà, thân thiết.
Em yêu anh và ban tặng tình em.
Chúng mình sống cùng nhau đã bao năm.
Thế mà anh – em không hề nhận biết.
TRONG CƠ THỂ NGƯỜI TRẦN
(В человеческом организме)
Trong cơ thể con người trần
Chín mươi phần trăm là nước
Còn ở Paganini* thì chín chục
Phần trăm, có lẽ là tình.
Như một ngoại lệ – ngay cả khi –
Em bị đám đông giẫm nát
Trong chỉ định của con người ta
Chín mươi phần trăm là tốt.
Chín mươi phần trăm âm nhạc
Dù khi tai họa, ai cần
Nên trong anh, dù là rác
Chín mươi phần trăm là em.
________
*Niccolò Paganini (1782 – 1840) là một nghệ sĩ chơi violin, viola, guitar và là nhà soạn nhạc nổi tiếng người Ý.
ANH ĐÍNH HÔN VỚI EM BẰNG THỜI GIAN
( Мы обручились временем с тобой)
Anh đính hôn với em bằng thời gian
Không nhẫn vàng, mà bằng đồng hồ điện.
Anh sợ rằng phút giây đang dần biến
Chúng sưởi ấm bằng cánh tay yêu thương.
HÃY XEM KÌA
(Поглядишь, как несметно)
Hãy xem kìa, cái ác
Chúng nhiều đến vô chừng –
Lạy Chúa, ta phàm nhân
Sẽ không nhìn thấy hết.
Hãy xem kìa, nhút nhát
Hoa cúc tím trên đồng –
Lạy Chúa, ta phàm nhân
Sẽ không đem phá hết.
GIẤC MƠ
(Сон)
Trên quảng trường xử ba tên ăn cắp.
Anh cũng mong để biết – đấy là ai?
Người thứ nhất hay là người thứ hai?
Nhưng anh biết, mình đã từng ăn cắp.
Người thứ nhất thừa nhận mình ăn cắp.
Người thứ hai đặt vật chứng lên bàn.
Cho rằng anh nói dối, họ đuổi liền
Nhưng anh nhớ, mình đã từng ăn cắp.
Anh về nhà lục tìm kho báu vật
Có chuỗi ngọc ấm từ cổ của em…
Những chẳng có em làm chứng cho anh
Để họ tin, anh đã từng ăn cắp.
ĐỪNG SỐNG TRONG KHÔNG GIAN
(Живите не в пространстве, а во времени)
Đừng sống trong không gian, mà trong thời gian
Những cây cối phù vân vào anh tin tưởng
Hãy làm chủ giờ khắc, không làm chủ rừng
Hãy sống dưới những mái nhà mau chóng hỏng.
Trên vai ai, thay vì tặng áo lông chồn
Hãy đem quấn vào những phút giây quí hiếm.
Sao thời gian quả thật là bất đối xứng
Những giây phút cuối cùng – ngắn hơn
Cuộc chia ly cuối cùng – dài hơn ...
Những cân thịt xương chơi trong hộp đựng
Anh không là đà điểu để rúc vào cõi phù vân.
Người ta chết – trong không gian
Người ta sống – trong thời gian.
HAI BÀI THƠ MỘ CHÍ
(Эпитафии)
1
Tôi hạnh phúc vì chết khi còn trẻ.
Ngôi mộ còn hơn đau khổ trên đời.
Cái chết giải thoát cho tôi muôn thuở
Và trở thành sự bất tử của tôi.
2
Tôi đã chết, vâng lời theo tự nhiên.
Nhưng ngàn vạn hồn trong hồn tôi hòa nhập.
Một hồn đã tắt – thì vẫn là quá ít?!
Tôi vẫn sống trong ngàn vạn âm hồn.
CON TIM GIỜ LẠI ĐANG CO THẮT
(Как сжимается сердце дрожью)
Con tim giờ lại đang co thắt bởi
Trật tự cuối cùng ở cõi trần gian.
Có những cánh rừng dọc theo con đường
Giống như người chạy bộ, đang run rẩy.
Mọi thứ đều hữu hạn – em cũng vậy
Vẻ đẹp của em chúng chẳng bận tâm
Em sẽ vẫn còn trong lời, tất nhiên.
Nhưng thật tiếc, không trên môi anh vậy.
THEO MÔ TÍP CỦA RASUL GAMZATOV
(По мотивам Расула Гамзатова)
Giá mà có những cuộc thi vô địch
Ai xếp đầu tiên về độ giết người –
Thì anh thắng đấy, Thế kỷ hai mươi.
Thế kỷ hai mốt mỉm cười chua chát.
Giá mà có những cuộc thi vô địch
Về dối gian – ai sẽ xếp đầu tiên
Thế kỷ hai mươi – phần thắng về anh
Thế kỷ hai mốt mỉm cười chua chát.
Giá mà có những cuộc thi vô địch
Về những kỳ công, ai xếp đầu tiên
Thế kỷ hai mươi của tôi không ai bằng!...
Thế kỷ hai mốt chỉ còn im bặt.
BẠO CHÚA KHÔNG HIỂU NHÀ THƠ
(Тираны поэтов не понимают)
Các bạo chúa không hiểu các nhà thơ –
Còn khi hiểu ra – người ta sẽ giết.
LỜI MẸ NÓI
(Говорит мама)
Khi con là một chấm trong người mẹ
(bố của con khi đó cứ đòi)
Bố mẹ nghĩ về con, con gái ơi –
Nên giữ lại hay là không giữ lại?
Trên mái đầu phất phơ làn tóc rối
Ký ức của con có vẻ rõ ràng
Và câu hỏi ngày hôm nay của con:
“Nên giữ lại hay là không giữ lại?”
BÀI CA CỦA NHỮNG KẺ NÁT RƯỢU
(Песня кабацких разбойников)
“Tôi vốn bị đau gan –
Nên tôi không uống hết.
Tôi bị đau lương tâm –
Nên tôi không dám giết”.
Những ai đau lương tâm
Ta sẽ cùng uống hết.
Còn ai bị đau gan
Thì chúng ta sẽ giết.
NHÀ THƠ KHÔNG CÓ PHỤ DANH
(Нет у поэтов отчества)
Nhà thơ không có phụ danh
Sáng tạo – là thời niên thiếu.
Bước đi – với đôi mắt xanh
Đàn guxli cân nhẹ
Đôi mắt – giống như con cá
Hoặc cửa sổ vào mùa xuân.
Bất ngờ, giống như con tốt
Nông nổi như gió tháng ba…
Nhà thơ không có kết thúc.
Sáng tạo – là bắt đầu mà.
HAI NGÔI TRƯỜNG
(Две школы – женская, мужская)
Hai ngôi trường – đàn ông và phụ nữ.
Hai trường phái – là văn xuôi và thơ
Sao lại tách ra? Tôi không biết nữa.
Tôi từng hát cả hit lẫn đồng ca.
Người phân loại tỉ mỉ
Hãy đem thử cả đôi –
Bằng thơ hay văn xuôi
Từng sống đời thi sĩ?
TÌNH CA NGA – MỸ
(Русско-американский романс)
Cả ở nước bạn, và ở nước tôi
Ngủ say đến sáng – không hề quay lung.
Và một vầng trăng sáng gấp hai lần
Cả ở nước bạn, và ở nước tôi
Và một giá chung – hầu như miễn phí
Bình minh cho bạn, hoàng hôn cho tôi.
Gió lạnh buổi sáng đập vào cửa sổ
Không lỗi của bạn, không lỗi của tôi.
Trong lời gian dối của bạn, của tôi
Có tình yêu, nỗi đau vì đất mẹ.
Dẹp hết kẻ ngốc một lúc nào đó
Cả ở nước bạn, và ở nước tôi.
NGÔI SAO Ở MIKHAILOVSKY
(Звезда над михайловским)
Nhà thơ không bị ruồng bỏ
Bình tĩnh trước sự vinh quang.
Ngôi sao thì không có vỏ
Chẳng có vành đen vành vàng.
Không giết ngôi sao bằng đá
Cũng không phần thưởng nọ kia
Cú đấm anh ta nhận về
Than phiền, đấy là chuyện nhỏ.
Nhục vinh đều không quan trọng
Vấn đề có nhạc hay không
Các cường quốc đều thất sủng
Một khi nhà thơ quay lưng.
NHỮNG CUỐN SÁCH KHÁC NHAU
(Разные книги)
Chúa chất đầy Kinh Thánh
Những thứ sợ vô cùng
Cái chết được lựa chọn
Thông báo cho người trần.
Điều này vẫn tiếp tục
Bằng nỗi đau quên mình
Bằng thương xót chân tình
Được ghi trong Tân Ước.
Ganh tỵ từ hồng hoang
Được đáp lời sau đấy
Ganh tỵ bằng tôn giáo
Cách mạng và chiến tranh.
Gõ vào sự vĩnh hằng
Bỏ quên sự mục nát
Báo trước về tội ác
Lenin, Stalin.
VÌ EM
(Ради тебя)
Vì em mà anh nói trên đài phát thanh
Em nghe thấy trên đường ra công sở
Anh sống trên đời này là vì Em đó.
Chỉ vì Em.
Anh tập thể thao là cũng vì Em
Vào chỗ không người anh quay bàn đạp.
Có vẻ như anh bị ai đánh cắp
Những diều hâu đang bay lượn quanh mình.
Giữa kẻ giết người và kẻ gian hùng
Chọn không vì “rau xanh” hay giẻ rách
Cũng không vì nhân dân hay đất nước
Mà chỉ vì Em, và chỉ vì Em.
Chính xác trên đĩa cho máy thu thanh
Dấu vân tay hãy vẫn còn in vết
Không có chúng thì anh đây cô độc!
Em hãy đến vì Thượng Đế, vì Em.
Không ở Petersburg, không ở Leningrad –
Trên bầu trời ở Nevsky anh đã sống cùng em.
Vào trán của anh em hãy lắp thêm con mắt
Vì lợi ích của em thôi. Bởi đấy là tình.
Có ít dũng cảm trong mơ ước của anh
Đời sống ảo vẫn đêm ngày giục giã
Anh giải thoát cho em những gì xấu hổ
Là bởi vì Em, và chỉ vì Em.
Mặc người ta giễu nhại những lời anh
Nhưng ngày mai ba hoa thành thực tế.
Nếu anh chết, hãy sinh anh lần nữa –
Hãy sinh ra anh vì Thượng Đế, vì Em.
MẶC NHỮNG BẢN XẾP HẠNG
(Пусть другие ваши рейтинги)
Mặc những bảng xếp hạng
Người tranh luận khắp nơi.
Trong thời tệ hại này
Anh và em vẫn sống.
Vui, vì hai chúng mình
Đời thế nào cứ mặc
Vui, vì anh hòa nhập
Không thời đại, mà Em.
POSTSCRIPTUM*
(Постскриптум)
Người ta mang cô gái hai mươi tuổi –
Có lẽ, lên Thiên đường chăng?
Chúng ta trả tiền cho vở mới
“Nord-Ost” chăng?
Lạy Chúa, xin đừng từ bỏ chúng con!
Dù chỉ cần Người cùng chúng con ở lại
Xin lạy Chúa lòng lành!
_______
* Postscriptum (tiếng Latin), Postscript (tiếng Anh) thường được viết tắt là P.S hoặc P/S, có nghĩa là Tái bút; “Nord-Ost” là vở nhạc kịch được dựng ở Moskva năm 2001.
KHÔNG BAO GIỜ
(Никогда)
Anh sẽ chia tay và sẽ quên em
Khi thứ tư sẽ biến thành thứ sáu
Khi hoa hồng nở đầy khắp mọi nẻo
Và xanh lên như trứng sáo màu xanh
Khi tiếng chuột kêu gà gáy hóa thành
Khi ngôi nhà sẽ xây trên ống khói
Khi giò chả ăn thịt những người trần
Và khi với em sẽ làm đám cưới.
HOÀI NIỆM VỀ HIỆN TẠI
(Ностальгия по настоящему)
Tôi không biết những người khác thì sao
Nhưng cảm thấy điều vô cùng nghiệt ngã
Là hoài niệm không phải về quá khứ –
Mà lại về những ngày tháng hôm nay.
Như con chiên muốn đến với Chúa Trời
Nhưng để đến đấy phải qua cha xứ
Tôi xin cầu khẩn và tôi năn nỉ
Bỏ qua trung gian đến với hôm nay.
Dường như tôi làm gì đó lạc loài
Hoặc không phải tôi – mà ai khác vậy
Tôi ngã xuống trên đất – và cảm thấy
Một điều gì hoài niệm với đất đai.
Chẳng có ai chia rẽ được chúng mình
Nhưng mỗi lần tôi ôm em rất chặt
Tôi ôm em với nỗi buồn da diết
Có vẻ như ai đó lấy mất em.
Không có gì chuộc lại sự cô đơn
Dù trong vườn có xưởng làm đồ mộc.
Tôi thấy buồn không phải vì nghệ thuật
Mà thấy thương cho ngày tháng đang còn.
Khi tôi nghe ra trong đoạn văn dài
Của người nào đó đã từng vấp váp
Tôi không tìm bản sao – mà bản gốc
Và thấy buồn cho ngày tháng hôm nay.
Tất cả bằng nhựa, dù là giẻ rách
Chán sống theo những khuôn phép sơ sài
Tôi và em không còn ở tương lai
May chỉ có theo nhà thờ được phép…
Khi một lũ mafia ngu đần
Cười vào mặt tôi không cần gìn giữ
Tôi nói rằng: “Kẻ ngu – trong quá khứ
Còn hiện tại hiểu biết đang lớn dần”.
Dòng nước đen từ vòi nước chảy ra
Dòng nước đỏ bây giờ đang tuôn chảy
Dòng nước rỉ từ vòi kia cũng vậy
Tôi đợi chờ – dòng nước thật chảy ra.
Những gì đã qua thì đã đi qua
Nhưng tôi cắn nó như điều bí ẩn
Là hoài niệm về những ngày đang sống.
Rằng sẽ đến. Nhưng tôi chẳng tìm ra.
QUI TẮC ỨNG XỬ TẠI BÀN TIỆC
(Правила поведения за столом)
Cứ cắt bánh bằng tay
Và chấm gà vào muối
Nhưng một điều, tôi lạy –
Đừng sờ nhạc bằng tay!
Lục dưới bình tìm dưa
Quí bà ngồi bên phải
Dù dây dẫn điện đấy
Không dùng nhạc bằng tay.
Nhạc ngang với tâm hồn
Cứ lấy đồng bạc rách
Nhưng bàn tay dù sạch
Đừng lấy nhạc bằng tay.
Tiến bộ hay thù nghịch
Duy vật cùng chúng tôi
Nhưng nhạc – thực thể khác
Không dùng miệng dùng môi.
Dù ăn xúp bằng tay
Nhưng nhạc – thì tai họa!
Để người không chặt nó
Đừng sờ nhạc bằng tay.