Vyacheslav Ivanovich Ivanov (tiếng Nga:
Вячеслав Иванович Иванов, 16 tháng 2 năm 1866
– 16 tháng 7 năm 1949)
là nhà viết kịch, nhà thơ Nga, ông cũng là nhà triết học, nhà phê bình, dịch giả.
Tiểu sử:
Vyacheslav Ivanov sinh ở Moskva trong gia đình một công chức. Bố mất sớm, mẹ là người từ đầu đã biết rằng con mình sẽ trở thành một nhà thơ. Học xong trường gymnazy, Vyacheslav Ivanov vào học khoa lịch sử - ngôn ngữ Đại học Moskva, hai năm sau sang Đức học Đại học Berlin, tiếp tục học ngôn ngữ, lịch sử và triết học. Thầy giáo lịch sử của ông là Theodor Mommsen (giải Nobel Văn học năm 1902), luận văn tốt nghiệp của ông viết về lịch sử La Mã. Vyacheslav Ivanov đi du lịch nhiều nơi ở châu Âu, châu Phi. Ông sống thường xuyên ở Đức, Pháp, Ý, Thuỵ Sĩ, đi sang Ai Cập, Palestin. Vyacheslav Ivanov say mê triết học và chịu ảnh hưởng của Vladimir Solovyov, Friedrich Nietzsche.
Năm 1907, vợ đầu của ông mất, năm 1910 ông cưới vợ lần thứ hai – một người bạn, người học trò của ông. Năm 1911 ông in tập thơ Cor ardens gồm những bài thơ viết về người vợ đã mất. Năm 1913 ông tham gia Hội Triết học và Tôn giáo mang tên Vladimir Solovyov, làm quen với nhiều nhà tư tưởng nổi tiếng thời đó. Những năm 1918 – 1920, ông là một trong những người tổ chức và lãnh đạo ban văn học, sân khấu của Bộ Văn hóa, tham gia giảng dạy ở nhiều trường đại học, tuy vậy ông vẫn nuôi ý đồ ra sống ở nước ngoài. Năm 1921 ông đi về vùng bắc Kapkage, dạy ngôn ngữ cổ điển ở Đại học Baku. Năm 1924, nhờ sự giúp đỡ của Bộ trưởng Lunacharsky, ông được ra nước ngoài công tác nhưng sau đó không quay trở lại Liên Xô. Ông nói với những người thân của mình rằng: “Tôi đến Roma để sống và chết ở đó”. Thời gian ở nước ngoài, ông không tham gia các hoạt động chính trị của các đảng phái lưu vong, chỉ tập trung cho việc sáng tác, dạy học và nghiên cứu khoa học. Ông thường xuyên đăng bài ở các tạp chí tôn giáo của Đức và Pháp. Vyacheslav Ivanov mất ở Roma năm 1949.
Tác phẩm:
*«Кормчие звёзды», СПб, 1903;
*«Прозрачность», М., 1904;
*«Эрос», СПб, 1907;
*«Cor ardens», в 2-х тт., М., 1911—1912.
*«Нежная тайна», СПб, 1912
*«Младенчество», поэма, Петроград, 1918;
*«Прометей», трагедия, Петроград, 1919;
*«Любовь — Мираж», музыкальная трагикомедия, 1923.
*«Римские сонеты», Рим, 1925;
...............................
............................
TÌNH YÊU
Любвь (Мы - два грозой зажженные ствола)
Ta là hai thân cây cháy bằng bão táp
Là hai ngọn lửa cháy giữa rừng đêm
Là hai ngôi sao bay trong trời đêm
Hai mũi tên có chung cùng số kiếp.
Là hai con ngựa có chung hàm thiếc
Một bàn tay – đinh thúc ngựa giơ lên
Là hai con mắt của một ánh nhìn
Hai cánh bay của một niềm mơ ước.
Ta là hai chiếc bóng đau thương – một cặp
Trên phiến đá hoa của một nấm mồ
Nơi vẻ đẹp cổ xưa giờ yên giấc.
Hai bờ môi của một điều ẩn ước
Ta là hai thân của một vị thần
Hai bàn tay của một cây thập ác.
Любовь
Мы - два грозой зажженные ствола,
Два пламени полуночного бора;
Мы - два в ночи летящих метеора,
Одной судьбы двужалая стрела!
Мы - два коня, чьи держит удила
Одна рука,- язвит их шпора;
Два ока мы единственного взора,
Мечты одной два трепетных крыла.
Мы - двух теней скорбящая чета
Над мрамором божественного гроба,
Где древняя почиет Красота.
Единых тайн двугласные уста,
Себе самим мы - Сфинкс единой оба.
Мы - две руки единого креста.
HẠNH PHÚC
Счастье (Солнце, сияя, теплом излучается)
Mặt trời tỏa hào quang và nắng ấm
Con tim hạnh phúc là biết xài hoang
Người hạnh phúc là người đem ban tặng
Một cách hào phóng tình cảm của mình
Có vẻ như với tất cả đính hôn
Người hạnh phúc tươi tỉnh và sống động.
Hạnh phúc không phải xảy ra hằng năm
Mà hạnh phúc kết thúc bằng phút chốc
Hạnh phúc không đợi và không nắm bắt
Linh hồn lên hạnh phúc sẽ đăng quang
Khoác cho hạnh phúc muôn đời lễ phục
Hạnh phúc – là chiến thắng của tình.
Счастье
Солнце, сияя, теплом излучается:
Счастливо сердце, когда расточается.
Счастлив, кто так даровит
Щедрой любовью, что светлому чается,
Будто со всем он живым обручается.
Счастлив, кто жив и живит.
Счастье не то, что годиной случается
И с мимолетной годиной кончается:
Счастья не жди, не лови.
Дух, как на царство, на счастье венчается,
В счастье, как в солнце, навек облачается:
Счастье - победа любви.
1917
NHÀ THƠ PHẢI DẠY GÌ ĐẤY
Nhà thơ phải dạy người ta gì đấy
Nhưng không phải bằng sự khôn ngoan
Bởi vì bằng sự khôn ngoan của mình
Nhà thơ sẽ làm người ta chán ngấy.
Cuộc đời này ngọt ngào hay cay đắng
Thì nhà thơ phải nhận biết tự mình
Và ai ai cũng có nỗi buồn riêng
Nhà thơ cần dạy người ta hồi tưởng.
1944
И поэт чему-то учит
И поэт чему-то учит,
Но не мудростью своей:
Ею он всего скорей
Всех смутит иль всем наскучит.
Жизнь сладка ль на вкус, горька ли,
Сам ты должен распознать,
И у всех свои печали:
Учит он - воспоминать.
Счастье (Солнце, сияя, теплом излучается)
Mặt trời tỏa hào quang và nắng ấm
Con tim hạnh phúc là biết xài hoang
Người hạnh phúc là người đem ban tặng
Một cách hào phóng tình cảm của mình
Có vẻ như với tất cả đính hôn
Người hạnh phúc tươi tỉnh và sống động.
Hạnh phúc không phải xảy ra hằng năm
Mà hạnh phúc kết thúc bằng phút chốc
Hạnh phúc không đợi và không nắm bắt
Linh hồn lên hạnh phúc sẽ đăng quang
Khoác cho hạnh phúc muôn đời lễ phục
Hạnh phúc – là chiến thắng của tình.
Счастье
Солнце, сияя, теплом излучается:
Счастливо сердце, когда расточается.
Счастлив, кто так даровит
Щедрой любовью, что светлому чается,
Будто со всем он живым обручается.
Счастлив, кто жив и живит.
Счастье не то, что годиной случается
И с мимолетной годиной кончается:
Счастья не жди, не лови.
Дух, как на царство, на счастье венчается,
В счастье, как в солнце, навек облачается:
Счастье - победа любви.
1917
NHÀ THƠ PHẢI DẠY GÌ ĐẤY
Nhà thơ phải dạy người ta gì đấy
Nhưng không phải bằng sự khôn ngoan
Bởi vì bằng sự khôn ngoan của mình
Nhà thơ sẽ làm người ta chán ngấy.
Cuộc đời này ngọt ngào hay cay đắng
Thì nhà thơ phải nhận biết tự mình
Và ai ai cũng có nỗi buồn riêng
Nhà thơ cần dạy người ta hồi tưởng.
1944
И поэт чему-то учит
И поэт чему-то учит,
Но не мудростью своей:
Ею он всего скорей
Всех смутит иль всем наскучит.
Жизнь сладка ль на вкус, горька ли,
Сам ты должен распознать,
И у всех свои печали:
Учит он - воспоминать.