Hơn 40 Blog. Hơn 300 Nhà thơ nổi tiếng Thế giới và những Lời chúc – Giai thoại – Chuyện tình hay nh

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

Thơ Andrei Bely


Andrei Bely (tiếng Nga: Андрей Белый) là bút danh của Boris Nikolaevich Bugaev (16 /10 /1880 – 8/2/1934) là nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình, một đại diện tiêu biểu của trường phái ấn tượng Nga. 

Tiểu sử: 
Andrei Bely sinh ra trong gia đình giáo sư toán học Nicolai Vasilevich Bugaev và sống những năm tháng đầu đời ở đường phố Arbat, trung tâm của Moskva. Những năm 1891 – 1899 học ở trường gymnazy Polivanov nổi tiếng mà những năm cuối rất say mê Phật giáo và thuyết huyền bí cùng với văn học. Andrei Bely chịu ảnh hưởng của Dostoievsky, Soloviev, Ibsen, Nietzsche. Năm 1903 tốt nghiệp khoa toán-lí, Đại học Moskva. Các năm 1904-1905 học tiếp ở khoa lịch sử và ngôn ngữ của trường này. Sự làm quen với những thành tựu mới nhất của vật lí, toán học và các môn khoa học khác (khái niệm về thời gian, không gian, về cấu trúc vật chất…) được Andrei Bely thể hiện trong các hình tượng văn học cũng như trong những tác phẩm triết học về văn hóa. 

Năm 1904 Andrei Bely làm quen với Aleksandr Blok và họ trở thành những người bạn thân của nhau. Thời gian này vợ của A. Blok là Lyubov Mendeleeva, con gái của nhà bác học vĩ đại D. I. Mendeleev thường than phiền với Andrei Bely về chuyện Blok có quan hệ với rất nhiều cô gái xinh đẹp, dễ tính mà đâm ra chểnh mảng với cô. Thế rồi điều gì phải đến đã đến, một hôm Lyubov Mendeleeva thổ lộ tình yêu của mình với Andrei Bely và nhận được tình cảm đáp lại. Họ trở thành những người tình. Năm 1906, A. Blok viết vở kịch nổi tiếng Quán ván (Балаганчик) về một tam giác tình yêu làm cho Lyubov Mendeleeva rất khó xử, quyết định tạm chia tay với người tình để trở về với chồng. Thời gian này Andrei Bely từng có
định tự tử nhưng không thành. Cuối cùng Andrei Bely cũng đủ can đảm để chia tay với người tình để đi ra nước ngoài. 

Thời gian hai năm sống ở nước ngoài Andrei Bely sáng tác hai tập thơ, chủ yếu viết về người tình và A. Blok. Trở về nước Nga, Andrei Bely cưới Asya Turgeneva và họ cùng nhau đi du lịch sang Sicilia – Tunisia – Ai Cập – Palestine và chỉ trở về Nga năm 1916. Sau cách mạng tháng Mười, Andrei Bely dạy lí thuyết văn học cho các nhà văn cách mạng ở trường Đại học Văn hóa vô sản Moskva. 

Năm 1918 Asya Turgeneva bỏ Andrei Bely để đi lấy chồng khác. Mãi đến năm 1929 ông mới lấy vợ khác – là một người phụ nữ bỏ chồng của mình và tự nguyện đến với ông. Andrei Bely chết trên tay người vợ này ngày 8 tháng 2 năm 1934. 

Andrei Bely là người thành công trong cả văn xuôi cũng như thơ. Ông được người đến nhớ đến như hình tượng của một Hoàng tử Buồn trong văn học. 





Tác phẩm:
Văn xuôi: 
*Симфония, 1902
 
*Северная симфония, 1904
 
*Возврат, 1905
 
*Кубок метелей, 1908
 
*Серебряный голубь, 1909
 
*Трагедия творчества. Достоевский и Толстой, 1911
 
*Символизм, 1910
 
*Луг зелёный, 1910
 
*Арабески, 1911
 
*Котик Летаев, 1914-1915
 
*Рудольф Штейнер и Гёте в мировоззрении современности, 1917
 
*Крещёный китаец, 1921
 
*На перевале, 1918-1919
 
*Москва («Московский чудак», «Москва под ударом», 1926)
 
*Маски, 1932
 
*Ритм как диалектика и „Медный всадник, 1929
 

Các tập thơ: 
*Золото в лазури, 1904
 
*Пепел, 1909
 
*Урна, 1909
 

Thư mục: 
*А. В. Лавров. Белый Андрей // Русские писатели. 1800—1917: Биографический словарь, гл. ред. П. А. Николаев, Т. 1: А — Г. - М., 1992. С. 225—230.
 
*К. А. Кедров. Многоочитая сфера Андрея Белого // К. А. Кедров. Поэтический космос. 1989 (то же: Метаметафора, 1999; Паралельные миры, 2002; Метакод, 2005).
 
*Моника Спивак. Андрей Белый — мистик и советский писатель. — М.: РГГУ, 2006. 578 с.
 



TÌNH YÊU 

Giờ dịu êm. Sóng vỗ dưới bàn chân 
Em mỉm cười, thì thầm lời giã biệt: 
Mình gặp lại nhautrước ngày hẹn gặp…” 
Hai đứa mình đều hiểu đấy dối gian. 

Rằng chúng mình vĩnh biệt đến ngàn năm 
Cả bầu trời cháy lên màu đ thắm 
Những cánh buồn trên con tàu nổi giận 
Tiếng hải âu kêu trên sóng dập dờn. 

Anh nhìn xa, ngực nhói một nỗi buồn 
Trên con tàu giữa hoàng hôn rẽ sóng 
Như chim thiên nga giăng ra đôi cánh 
Giữa dịu dàng, giữa bọt sóng màu lam. 

Và con tàu đi về chốn vô biên. 
Giữa nền trời một màu vàng tái nhợt 
Bỗng hiện ra một đám mây mờ mịt 
Và bừng cháy lên màu tím thạch anh. 

1901

Любовь

Был тихий час. У ног шумел прибой.
Ты улыбнулась, молвив на прощанье:
"Мы встретимся... До нового свиданья..."
То был обман. И знали мы с тобой,

что навсегда в тот вечер мы прощались.
Пунцовым пламенем зарделись небеса.
На корабле надулись паруса.
Над морем крики чаек раздавались.

Я вдаль смотрел, щемящей грусти полн.
Мелькал корабль, с зарею уплывавший
средь нежных, изумрудно-пенных волн,
как лебедь белый, крылья распластавший.

И вот его в безбрежность унесло.
На фоне неба бледно-золотистом
вдруг облако туманное взошло
и запылало ярким аметистом.




GỬI ASYA 
(Trong lần giã biệt) 

Màu thanh thiên bỗng tái nhợt xanh xao 
Những tảng đá như đang nhìn vào bóng 
Từ trong đêm đen chuyển vào ngày nắng 
Những đỉnh núi cao ánh sáng lập lòe. 

Ngày nối theo ngày, giờ tiếp theo giờ 
Thời gian gắn hai ta vào muôn thuở 
Đô
i con mắt của em như rực lửa 
Lửa rực trong bờ mi vẫn khép hờ. 

Người bạn thủy chung, cuối cùng, muôn thuở 
Đ
ừng trách chi sự im lặng của anh 
Trong im lặng có sợ hãi, đau buồn 
Và hiểu biết của tình không thể tả. 

1916

Асе (Лазурь бледна...)
    (При прощании с ней)

Лазурь бледна: глядятся в тень
Громадин каменные лики:
Из темной ночи в белый день
Сверкнут стремительные пики.

За часом час, за днями дни
Соединяют нас навеки:
Блестят очей твоих огни
В полуопущенные веки.

Последний, верный, вечный друг,-
Не осуди мое молчанье;
В нем - грусть: стыдливый в нем испуг,
Любви невыразимой знанье.


GỬI MẸ

Bước ra từ ngôi mộ
Không ai đón chào tôi
Không ai: chỉ bụi cây
Gật đầu cành lá nhỏ.

Tôi ngồi lên bia mộ
Bây giờ biết đi đâu?
Ngọn lửa tắt từ lâu
Mang theo đi đâu đó.

Ngôi mộ gọi mọi người
Họ quên từ ngày đó.
Người yêu tôi một thuở
Giờ không nhận ra tôi.

Tôi dọa họ bóng đêm
Tôi gõ – họ đóng cửa
Ở đây có mưa đá
Nắp vỡ chẳng trùm lên.

Trốn dưới tấm lát ngoài
Đây nấm mồ của mẹ
Mẹ dùng vòng hoa vỡ
Khóc cho đứa con trai.
1907

Матери

Я вышел из бедной могилы.
Никто меня не встречал —
Никто: только кустик хилый
Облетевшей веткой кивал.

Я сел на могильный камень...
Куда мне теперь идти?
Куда свой потухший пламень —
Потухший пламень... — нести.

Собрала их ко мне — могила.
Забыли все с того дня.
И та, что — быть может — любила,
Не узнает теперь меня.

Испугаю их темью впадин;
Постучусь — они дверь замкнут.
А здесь — от дождя и градин
Не укроет истлевший лоскут.

Нет. — Спрячусь под душные плиты.
Могила, родная мать,
Ты одна венком разбитым
Не устанешь над сыном вздыхать.

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017

Thơ Sasha Cherny


Sasha Cherny (tiếng Nga: Саша Чёрный là bút danh của Aleksandr Mikhailovich Glickberg) (13/10/1880 – 5/7/1932) – nhà thơ thế kỉ bạc, nhà văn, dịch giả, nhà phê bình Nga. 

Tiểu sử: 
Sasha Cherny sinh ở Odessa trong một gia đình Do Thái đông con. Bố mẹ phải làm lễ rửa tội ở nhà thờ rất sớm cho Aleksandr để được vào học trường gymnazy nhưng cậu bé thường xuyên bỏ học đi ăn mày. Chuyện này được đăng trên báo và một quan chức có tên là K. K. Rochet hay làm từ thiện ở Zhitomir đã nhận Aleksandr về nuôi dạy. K. K. Rochet là người có ảnh hưởng đến việc phát triển năng khiếu thơ ca của Sasha Cherny. 

Từ năm 1900 đến năm 1902 Sasha Cherny phục vụ trong quân đội và một thời gian ngắn làm việc trong ngành hải quan. Năm 1905 chuyển về Saint – Petersburg và in thơ trào phúng ở các tạp chí: «Зритель», «Альманах», «Журнал», «Маски», «Леший»… Sasha Cherny bắt đầu nổi tiếng từ thời kì này và, như nhà văn Korney Chukovsky viết: “hễ mua được tờ tạp chí mới thì trước hết bạn đọc đi tìm đọc thơ của Sasha Cherny…” 

Từ năm 1906 đến năm 1908 sống ở Đức, học tại Đại học Heidelberg. Trở về Saint-Petersburg Sasha Cherny cộng tác với nhiều tạp chí và báo in hai tập thơ và trở thành nhà văn thiếu nhi cũng nổi tiếng không kém thơ. Những năm Thế chiến I ông tham gia quân đội và viết tập thơ Chiến tranh (Война). Năm 1920, không thừa nhận chính quyền cách mang, ông cùng vợ đi sang sống ở châu Âu (đầu tiên ở Kovno - Litva, sau ở Berlin – Đức) in tác phẩm ở các tạp chí Nga hải ngoại. Từ năm 1924 sống ở Paris và tham gia tích cực vào đời sống văn học của cộng đồng Nga ở Pháp. Năm 1929 ông mua đất xây nhà ở làng La Favière, vùng Provence, miền nam nước Pháp làm nơi qua lại của nhiều văn nghệ sĩ Nga sống ở Pháp. 

Sasha Cherny qua đời ngày 5 tháng 7 năm 1932 sau khi chạy sang giúp chữa cháy ở một trang trại gần nhà, khi trở về ông nằm nghỉ và mãi mãi không còn ngồi dậy. Phần mộ ông hiện ở nghĩa trang Lavandou, miền nam nước Pháp. Ngoài sáng tác thơ văn, ông còn để lại nhiều bản dịch tác phẩm của Heirich Heine, Dehmel Rixard, Knut Hamsun… Đỉnh cao sáng tạo của ông là tập thơ được nhạc sĩ thiên tài Shostakovich phổ nhạc. 

Tác phẩm: 
*Разные мотивы, 1906 
*Сатиры, 1910 
*Тук-Тук, 1913 
*Жажда, 1923 
*Сон профессора Патрашкина, 1924 
*Дневник фокса Микки, 1927 
*Кошачья санатория, 1928 
*Несерьезные рассказы, 1928 
*Чудесное лето, 1929 
*Румяная книжка, 1930 
*Кому в эмиграции жить хорошо, 1931–1932 
*Белка-мореплавательница, 1932 
*Солдатские сказки, 1933 




TÌNH YÊU PHẢI TRỞ THÀNH HẠNH PHÚC 

Tình yêu phải trở thành hạnh phúc 
Đấy là quyền của tình yêu. 
Tình yêu phải là tình yêu đẹp 
Đấy là trí tuệ của tình yêu. 
Thế anh nhìn thấy tình yêu như thế ở đâu? 
Có phải ở các ông nam tào bắc đẩu? 
Hay người ca sĩ trên sân khấu 
Ép vào áo ngực chiếc găng tay 
Đánh lên váng sữa 
Từ tình yêu của họa mi và của ánh trăng? 
Chứ trong những dòng thơ trữ tình 
Thì tình yêu được gieo vần với máu 
Và hầu như đói khát thường xuyên?... 

Anh quì xuống dưới chân Thần ái tình 
Đặt vòng hoa đáng thương kết từ ngải cứu 
Mà anh hái từ trong những mảnh vườn hoang… 

1913

Любовь должна быть счастливой

Любовь должна быть счастливой —
Это право любви.
Любовь должна быть красивой —
Это мудрость любви.
Где ты видел такую любовь?
У господ писарей генерального штаба?
На эстраде, где бритый тенор,
Прижимая к манишке перчатку,
Взбивает сладкие сливки
Из любви, соловья и луны?
В лирических строчках поэтов,
Где любовь рифмуется с кровью
И почти всегда голодна?..

К ногам Прекрасной Любви
Кладу этот жалкий венок из полыни,
Которая сорвана мной в ее опустелых садах...


BÀI THƠ ỨNG KHẨU 

Ngày xưa ta như Tin – Tin 
Nghe lời tiên ta đi tìm chim xanh! 
Và khi người đặt vào cho ta bấc 
Ta say sưa, đắm đuối với chim xanh. 

Ta đuổi theo biết bao dặm đường 
Rồi ta trở về với con Chim Đen! 
Còn Chim Xanh mà ta hằng mong mỏi 
Ở nước ngoài có gặp hở Tin - Tin? 

1909
____________ 
*Tin-Tin (Tyltyl) là nhân vật trong tác phẩm “Chim xanh” của Maurice Maeterlinck (giải Nobel Văn học năm 1911). Bé trai Tyltyl và bé gái Mytyl là con của một tiều phu theo lời tiên Bérylun đi tìm Chim xanh. Nhưng con chim mà họ cho là chim xanh, thực ra không phải như họ nghĩ. Chim xanh ở trong xứ sở Hoài Niệm đã chết từ lâu. Bà ngoại cho họ con chim sáo mà họ cứ ngỡ là Chim xanh nhưng khi họ giã từ xứ sở này thì Chim xanh trở thành đen. Ở trong vương quốc Bóng Tối họ tìm thấy trong vườn Ước Mơ và Ánh sáng ban đêm rất nhiều Chim xanh nhưng những con chim mà họ bắt được đều chết - Tyltyl và Mytyl đã không tìm được con Chim xanh có thể mang lại ánh sáng ban ngày. 

Экспромт

И мы когда-то, как Тиль-Тиль,
Неслись за Синей птицей!
Когда нам вставили фитиль -
Мы увлеклись синицей.

Мы шли за нею много миль -
Вернулись с Черной птицей!
Синицу нашу ты, Тиль-Тиль,
Не встретил за границей?



KHÔNG KÌM NÉN ĐƯỢC 

Người vợ hiền của nhà thơ đã chết 
Từng yêu vợ hơn nhuận bút của mình! 
Một nỗi đau điên cuồng và khủng khiếp 
Nhưng nhà thơ không chết bởi đau thương. 

Chôn vợ xong nhà thơ đi về nhà 
Một cảm xúc mới trong lòng dâng ngập 
Và ông vội vàng viết một bài thơ: 
“Người vợ hiền của nhà thơ đã chết”.

1909

Недержание

У поэта умерла жена...
Он ее любил сильнее гонорара!
Скорбь его была безумна и страшна -
Но поэт не умер от удара.

После похорон пришел домой - до дна
Весь охвачен новым впечатленьем -
И спеша родил стихотворенье:

"У поэта умерла жена".