Hơn 40 Blog. Hơn 300 Nhà thơ nổi tiếng Thế giới và những Lời chúc – Giai thoại – Chuyện tình hay nh

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017

Thơ Ilya Erenburg - Êrenbua


Ilya Grigoryevich Erenburg (tiếng Nga: Илья́ Григо́рьевич (Ги́ршевич) Эренбу́рг, 27 tháng 1 năm 1891 – 31 tháng 8 năm 1967) – nhà thơ, nhà văn Nga Xô Viết.

Ilya Erenburg sinh ở Kiev, trong một gia đình Do Thái giàu có. Năm 1895 gia đình chuyển đến Moskva. Erenburg học ở trường gymnazy cùng với Nikolai Ivanovich Bukharin. Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1905. Cuối năm 1908 sang Pháp hoạt động văn học, kết bạn với Picasso, Louis Aragon, Alexis Leger (Saint-John Perse).. và in các tập thơ: «Стихи» (1910), «Я живу» (1911), «Будни» (1913). Các năm 1914 – 1917 làm phóng viên cho một số tờ báo. Cuối năm 1919 cùng với Osip Mandelstam đi về vùng Cremia, sống ở nhà Maximilian Alexandrovich Voloshin. Bị bắt nhưng nhờ sự can thiệp của Bukharin nên được trả tự do. Từ năm 1921 đến năm 1924 sống ở Berlin, Đức. Thời kỳ Nội chiến ở Tây Ban Nha (1936 – 1939) Erenburg làm phóng viên chiến trường của báo Izvestya, sau khi những người cộng hòa thất bại, ông sang Pháp. Năm 1940 ông trở về Liên Xô. Thời kỳ chiên tranh Vệ quốc ông làm phóng viên của các tờ báo Sự Thật (Правда), Tin Tức (Известия), Ngôi sao đỏ (Красная звезда). Từ năm 1942 ông tham gia “Ủy ban Do Thái chống phát xít” rất tích cực và đã thu thập được nhiều tài liệu về cuộc tàn sát chủng tộc đối với người Do Thái (Holocaust).

Trong mục trích các bài thơ của Erenburg có bài thơ “Hãy giết” nổi tiếng của ông. Erenburg viết bài thơ này trong những ngày tháng khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh Vệ quốc. Cũng trong thời kỳ này ông viết bài “Hãy giết người Đức” đăng trên báo Ngôi sao đỏ ngày 24 tháng 7 năm 1942.

Nguyên cớ của bài báo là cuộc tấn công của quân Đức vào vùng sông Đông, hai tuần trước mệnh lệnh số 227 của Tổng tư lệnh Stalin: “Không lùi một bước!” ra đời, theo lời của tác giả, là những bức thư từ Đức mà người ta tìm thấy trong túi áo của những lính Đức tử trận về ý định của người Đức “biến dân Nga thành những kẻ nô lệ”. Erenburg viết:

“Chúng ta hiểu rằng: người Đức không phải là những con người. Kể từ nay từ “người Đức” đối với chúng ta là sự nguyền rủa kinh hoàng nhất. Kể từ nay từ “người Đức” tháo đạn. Ta sẽ không nói gì thêm. Ta sẽ không lấy làm ngạc nhiên. Ta sẽ giết. Nếu như một ngày mà anh không giết dù chỉ một người Đức thì một ngày của anh đã mất. Nếu anh nghĩ rằng người hàng xóm sẽ giết người Đức thay anh thì anh không hiểu ra mối hiểm họa khôn lường. Nếu anh không giết người Đức, người Đức sẽ giết anh. Người Đức sẽ bắt những người thân của anh và sẽ hành hạ họ ở nước Đức khốn nạn của mình. Nếu anh không thể giết người Đức bằng viên đạn thì hãy giết người Đức bằng lưỡi gươm. Nếu vùng đất của anh lặng yên, nếu anh đang chờ trận đánh thì hãy giết người Đức trước khi trận đánh xảy ra. Nếu anh để cho người Đức sống thì người Đức sẽ treo cổ người Nga và làm nhục phụ nữ Nga. Nếu anh đã giết một người Đức rồi thì hãy giết thêm những người Đức nữa. Với chúng ta, không có niềm vui nào lớn hơn xác người Đức. Anh đừng tính ngày. Đứng đếm dặm vesta. Hãy đếm một điều là: bao nhiêu người Đức mà anh đã giết. Hãy giết người Đức! – đấy là điều đang van vỉ mẹ già. Hãy giết người Đức! – đấy là điều đang năn nỉ con thơ. Hãy giết người Đức! – đấy là điều quê hương đang gào thét kêu la.
Đừng bắn trượt. Đừng bỏ qua. Hãy giết!” (Мы поняли: немцы не люди. Отныне слово «немец» для нас самое страшное проклятье. Отныне слово «немец» разряжает ружьё. Не будем говорить. Не будем возмущаться. Будем убивать. Если ты не убил за день хотя бы одного немца, твой день пропал. Если ты думаешь, что за тебя немца убьёт твой сосед, ты не понял угрозы. Если ты не убьёшь немца, немец убьёт тебя. Он возьмёт твоих и будет мучить их в своей окаянной Германии. Если ты не можешь убить немца пулей, убей немца штыком. Если на твоём участке затишье, если ты ждёшь боя, убей немца до боя. Если ты оставишь немца жить, немец повесит русского человека и опозорит русскую женщину. Если ты убил одного немца, убей другого — нет для нас ничего веселее немецких трупов. Не считай дней. Не считай вёрст. Считай одно: убитых тобою немцев. Убей немца! — это просит старуха-мать. Убей немца! — это молит тебя дитя. Убей немца! — это кричит родная земля. Не промахнись. Не пропусти. Убей!)

Bài viết này sau đó đã bị dư luận nước ngoài chỉ trích và trở thành đối tượng của nhiều cuộc tranh luận. Nhà văn Anh Antony Beevor trong cuốn Berlin sụp đ (Berlin:The Downfall 1945) cho rằng những khẩu hiệu kiểu như vậy khiêu khích bạo lực của Hồng quân đối với dân thường Đức trong những năm 1944 – 1945. Ilya Erenburg đã viết những lời giải thích sau đây:

Tôi nhớcuộc chiến lạ lùng” – lễ chôn cất phi công Đức, tiếng gào của loa phóng thanhChiến tranh là kinh hoàng và đáng ghét nhưng không phải chúng ta đã phát động nó mà là kẻ thù rất mạnh và vô cùng tàn ác. Tôi biết rằng nghĩa vụ của tôi là chỉ ra bộ mặt thật của lính phát xít, những kẻ chép vào sổ tay điều vô lý khát máu và dị đoan về sự ưu việt của chủng tộc mình, những thứ trâng tráo, bẩn thỉu và tàn ác có khả năng làm cho kẻ mọi rợ bất kỳ nào cũng phải bối rối. Tôi phải cảnh báo những người lính chúng ta rằng chớ trông chờ một cách vô ích vào sự đoàn kết giai cấp của tầng lớp công nhân Đức, vào điều rằng những người lính Đức sẽ thức tỉnh lương tâm, đây không phải là lúc đi tìmnhững người Đức tốt bụng đội quân thù địch đang tấn công mà đem dâng những thành phố, những làng quê của mình cho cái chết. Và tôi đã viết: Hãy giết người Đức!”.

Ilya Erenburg là đại biểu Xô Viết tối cao Liên Xô các nhiệm kỳ 3 – 7. Từ năm 1950 là Phó chủ tịch Hội đồng hòa bình Thế giới. Hai lần ông được tặng Giải thưởng Stalin (1942, 1948). Năm 1952 được tặng Giải thưởng Lenin vì “sự nghiệp củng cố hòa bình giữa các dân tộc”. Ông mất ngày 31 tháng 8 năm 1967 Moskva.




Tác phẩm:
* 1918 — Молитва о России
* 1922 — Портреты русских поэтов. Берлин. «Аргонавты».
* 1922 — Необычайные похождения Хулио Хуренито
* 1923 — Жизнь и гибель Николая Курбова
* 1923 — Тринадцать трубок
* 1923 — Трест «Д. Е.»
* 1924 — Любовь Жанны Ней
* 1925 — Рвач
* 1926 — Лето 1925 года
* 1927 — В Проточном переулке
* 1928 — Белый уголь или Слёзы Вертера
* 1928 — Бурная жизнь Лазика Ройтшванеца
* 1929 — Заговор равных
* 1933 — День второй
* 1934 — Затянувшаяся развязка
* 1941 — Падение Парижа ; Сталинская премия первой степени (1942)
* 1947 — Буря ; Сталинская премия первой степени (1948)
* 1950 — Девятый вал
* 1954 — Оттепель
* 1961—1965 — Люди, годы, жизнь (книги 1—7)



HÃY GIẾT

Như máu trên thái dương của anh đang dồn dập
Như tháng năm trong máu, như tính sổ những hờn căm
Như say vì đau khổ mà không có rượu vang
Và giống như sự yên lặng mênh mang
Sau những viên đạn, sau những quả mìn
Và một trăm pút, vào một khoảnh khắc
Như cuộc đời nàyanh đừng uống, đừng ăn
Và đừng thở - chỉ một điều: hãy giết!
Vì cái miệng của vợ anh mím chặt
Vì những tháng năm giặc đem thiêu đốt
Vì không còn giấc ngủ, không thành quách
Vì tiếng khóc con trẻ, tiếng kêu tử đinh hương
Vì một điều, thậm chí sự hình dung
Những con mắt của mình khóc sướt mướt
Vì nỗi đau của những con ong bị sỉ nhục
Vì một điều rằng nó tự tìm đến anh
Và vì chính anh – đừng uống và đừng ăn
Như máu trên thái dươngchỉ một điều: hãy giết!


Убей!

Как кровь в виске твоем стучит,
Как год в крови, как счет обид,
Как горем пьян и без вина,
И как большая тишина,
Что после пуль и после мин,
И в сто пудов, на миг один,
Как эта жизнь — не ешь, не пей
И не дыши — одно: убей!
За сжатый рот твоей жены,
За то, что годы сожжены,
За то, что нет ни сна, ни стен,
За плач детей, за крик сирен,
За то, что даже образа
Свои проплакали глаза,
За горе оскорбленных пчел,
За то, что он к тебе пришел,
За то, что ты — не ешь, не пей,
Как кровь в виске — одно: убей!


KHÔNG AI NÓI VỚI TÔI

Không ai nói với tôi trong giờ học: “hãy lắng nghe
Không ai nói với tôi trong bữa ăn: “hẵy ăn đi
Và chẳng có ai gọi tên tôi là Ilya
Và không ai có thể dịu dàng âu yếm
Như mẹ hiền âu yếm đứa con thơ.


Мне никто не скажет за уроком

Мне никто не скажет за уроком "слушай",
Мне никто не скажет за обедом "кушай",
И никто не назовет меня Илюшей,
И никто не сможет приласкать,
Как ласкала маленького мать.



ĐAU KHỔ CỦA NGƯỜI KHÁC

Đ
au khổ của người khác - nó như con ruồi
Em xua đuổi nó, và em lại ngồi
Em muốn bước ra, bước ra rất muộn
Đ
au khổ là không khí ướt và rất nóng
Và dù em có thở thì vẫn cứ oi.
Đ
au khổ không nghe, đau khổ là cuồng loạn
Đ
au khổ đến và hằng đêm than vãn
Biết làm gì với nó – đau khổ của người ta.


Чужое горе — оно, как овод

Чужое горе — оно, как овод,
Ты отмахнешься, и сядет снова,
Захочешь выйти, а выйти поздно,
Оно — горячий и мокрый воздух,
И как ни дышишь, все так же душно.
Оно не слышит, оно — кликуша,
Оно приходит и ночью ноет,
А что с ним делать — оно чужое.


Thơ văn xuôi



NẾU EM LÀ MỘT CON DÊ CÁI

Nếu em là một con dê cái, tôi sẽ xua em ra đồng, tôi sẽ đi theo em và cho em muối.

Nhưng em không phải là con dê cái, mà em là cô gái với lược, với váy, với những ngón tay quá mong manh và những ước mơ quá ư là dễ vỡ. Và tôi sợ nói chuyện với em, tôi sợ nhìn vào tâm hồn em, giống như đứa trẻ con sợ làm hỏng một món đồ chơi đắt tiền.
1913

Если бы ты была козой

Если бы ты была козой, я бы выгонял тебя в поле, ходил бы за тобой и давал бы тебе соли.

Но ты не коза, а девушка, с гребенками, с платьями, с юбками, с пальцами слишком тонкими, с мечтами слишком хрупкими. И я боюсь с тобой говорить, боюсь заглянуть в твою душу, как дети боятся разбить дорогую игрушку.


CHÚA CÓ NHIỀU SAO

Chúa có nhiều sao – cả một thiên đường sáng rực, nhưng với anh thì em chỉ một trên đời, em hãy đợi anh, em đừng chết! Còn khi em chết thì sẽ trở thành một ngôi sao ở chốn thiên đường, và em hãy nói với Chúa rằng:

“Chúa ơi, Chúa hãy thực hiện điều ước muốn của con!”

Và Chúa vui lòng, và em quay trở lại với anh, em mặc chiếc áo dài, dài đến tận gót chân. 

Anh sẽ bước vào phòng của em, và khi đó anh sẽ nhìn lên trời và nói:

“Một ngôi sao rơi!...”
1913

Звезд у Бога много

Звезд у Бога много - целый светлый рай, а ты у меня одна на свете, обожди, не умирай! А когда умрешь всё же и станешь звездой в раю, ты так скажи господу:

"Боже, исполни просьбу мою!"

Он исполнит, и ты вернешься ко мне назад в своей ночной рубашке, длинной, длинной до пят.

Я буду в твоей комнате тогда и, глядя на небо, скажу:

"Упала звезда!.."


TÔI VÀ EM

Tôi và em nhảy trong một lúc lâu, giống như hai con sói đã được huấn luyện.Nỗi buồn – người thuần phục giữ roi ở trong tay, và chúng tôi gọi đó là tình yêu.

Màn sương xanh trải rộng. Buổi tối mùa đông dịu dàng và sạch sẽ. 

Em đi rồi... Tôi hôn cây roi gãy... 

Người ta đặt dải đánh dấu trang vào cuốn sách để không nhầm với trang đã đọc. Giá mà được quay trở về quá khứ xa xăm hầu như đã bị lãng quên. 

Vào những đêm mùa xuân này, trên một cuốn tiểu thuyết nhàm chán nào đó mà tôi đã đọc, tôi viết: “Florence, Florence” và những chữ cái bị tổn thương.

Tất cả những gì tốt đẹp trong cuộc sống trôi qua giữa những ngọn đồi thấp, nơi gió đẩy đàn bò trời từ Pisa, nơi buổi tối bên sông Arno ấm và ẩm ướt, và các cửa hàng trang sức lung linh dưới ánh đèn, nơi người Anh đi dạo thành từng đoàn, nơi buổi hoàng hôn lặng lẽ và kéo dài như ngọn nến vận động cho tất cả tình yêu ở chốn trần gian, nơi tôi đã có mặt cùng với em và nơi chúng tôi không còn quay trở lại.

Quá nhiều – đã ba năm rồi đấy! .. Và không còn trở lại với quá  khứ xa xăm, hầu như đã bị lãng quên…

Một dải đánh dấu giữa hai trang sách…

Мы плясали с тобой долго

Мы плясали с тобой долго, как два дрессированных волка. Тоска-укротитель держала свой хлыст наготове, и это мы звали любовью.

Синяя стелется мгла. Зимний вечер ласков и чист.

Ты ушла… Я целую поломанный хлыст…

В книге оставляют закладку, чтобы опять опьяняться теми же страницами. Если б вернуться обратно к далекому, почти позабытому.

В эти ночи весенние на каком-то прочитанном скучном романе я пишу: "Флоренция, Флоренция", и буквы ранят.

Всё, что было хорошего в жизни, прошло среди низких холмов, где ветер гонит из Пизы стада небесных волов, где вечером у Арно тепло и сыро и дрожат огоньками лавочки ювелиров, где англичане бродят толпами, где закатами тихими и долгими, как свеча, горит кампанило за всю земную любовь, где вместе с нею мы были и где не будем вновь.

Так много - три года!.. И не вернуться обратно к далекому, почти позабытому…


Одна закладка меж двумя страницами…