Hơn 40 Blog. Hơn 300 Nhà thơ nổi tiếng Thế giới và những Lời chúc – Giai thoại – Chuyện tình hay nh

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017

Thơ Lev Ozerov


Lev Adolfovich Ozerov (tiếng Nga: Лев Адо́льфович О́зеров, họ thật là Goldberg – Гольдберг) (10 tháng 8 năm 1914 – 18 tháng 3 năm 1996) – nhà thơ, dịch giả Nga.

Tiểu sử:
Lev Ozerov sinh ở Kiev, trong một gia đình công chức. Tốt nghiệp Đại học Văn – Sử - Triết học Moskva năm 1939 và năm 1942 bảo vệ phó tiến sĩ. Những năm học ở đây, ông là một trong số những học sinh xuất sắc như Aleksandr Tvardovssky, Yuri Levitansky, David Saymonlov, Konstantin Simonov… Từng viết nhiều luận văn xuất sắc về Aleksandr Puskin, Feodor Tyutchev, Afanasy Fet, Boris Pasternak.

Bút danh Lev Ozerov lần đầu tiên xuất hiện trên các tạp chí Новый мир  Октябрь năm 1935, gắn liền với việc học tập ở trường Đại học Văn – Sử - Triết học, nghiên cứu về các “nhà thơ vùng hồ Anh - Lake Poets” (Ozero tiếng Nga nghĩa là hồ). Cuốn sách đầu tiên Приднепровье in năm 1940 và tiếp theo là các cuốn Ливень (1947), Признание в любви (1957), Светотень (1961). 

Những năm Chiến tranh Vệ quốc, Ozerov làm phóng viên chiến trường của báo Победа за нами. Từ năm 1943 cho đến cuối đời ông dạy học ở trường Đại học Quốc gia Moskva và Trường viết văn M. Gorky. Ông là Giáo sư từ năm 1979 và Tiến sĩ khoa học. Ngoài sáng tác thơ ông còn là tác giả của nhiều cuốn sách nghiên cứu có giá trị về các nền thơ ca Ukraina, Litva cũng như về các nhà thơ lớn của Nga. Ông cũng là một dịch giả nổi tiếng với các bản dịch thơ của các nước cộng hòa (Liên Xô cũ), đặc biệt là các nhà thơ của Ukraina và Litva. Bài viết Thơ Anna Akhmatova (Стихотворения Анны Ахматовой) của ông đăng trên Báo Văn học ngày 23 tháng 6 năm 1959 được coi là sự lên tiếng đầu tiên về thơ ca của Anna Akhmatova sau nhiều năm im lặng. Ông cũng là người có công lớn trong việc tập hợp và in tác phẩm của các nhà thơ cùng thế hệ nhưng đã hy sinh ngoài chiến trường, bị chết trong cuộc Đại thanh trừng hoặc những người chết sớm vì những lý do khác nhau. 

Lev Ozerov được tặng danh hiệu Nhà hoạt động văn hóa công huân của Litva năm 1980 và giải thưởng của tạp chí Orion năm 1994. Ông mất năm 1996 ở Moskva. Thơ của ông đã được dịch ra 29 thứ tiếng của thế giới, trong đó có tiếng Việt.

T
ác phẩm:
Sách thơ:
*Приднепровье. — Киев, 1940.
*Ливень. — Москва, 1947.
*Признание в любви. — Москва, 1957.
*Светотень. — Москва, 1961.
*Дороги новый поворот. — Москва-Ленинград, 1965.
*Лирика. 1931—1965. — Москва, 1966.
*Неземное тяготение. — Москва, 1969.
*Осетинская тетрадь. — Орджоникидзе, 1972.
................................

S
ách viết về thơ:
*Павло Тычина. — Киев, 1943.
*Работа поэта. — Москва, 1963.
*Труд, страсть, вдохновение. — Москва, 1966.
*В мастерской стиха. — Москва, 1968.
*А. А. Фет. — Москва, 1970

...................
..........................


Một số bài thơ

ANH NGHĨ VỀ EM

Khi anh muốn nghĩ về em. Anh nghĩ về em.
Khi không muốn nghĩ về em. Anh nghĩ về em.
Khi muốn nghĩ về người khác. Anh nghĩ về em
Khi không muốn nghĩ về một ai. Anh nghĩ về em.


О тебе я хочу думать

О тебе я хочу думать. Думаю о тебе.
О тебе не хочу думать. Думаю о тебе.
О других я хочу думать. Думаю о тебе.
Ни о ком не хочу думать. Думаю о тебе.


CẢ CUỘC ĐỜI TÔI

Cả cuộc đời tôi tập trung đ sống.
Cả đời trôi qua trong sự đợi chờ
Và chỉ gặp gỡ rất chi là ngắn
Khi mà không thể nào quyết định
Rằng thế nào là nên hoặc không nên
Giữa khoảnh khắc nhận thức kiêu căng
Và khoảnh khắc biệt ly cay đắng
Tôi sống mà không sẵn sàng đ sống.


Всю жизнь я собираюсь жить

Всю жизнь я собираюсь жить.
Вся жизнь проходит в ожиданье,
И лишь в короткие свиданья,
Когда немыслимо решить,
Что значит быть или не быть,
Меж гордым мигом узнаванья
И горьким мигом расставанья —
Живу, а не готовлюсь жить.



THÀ LÀM NGƯỜI YÊU DẤU

Thà làm người yêu dấu của nhà thơ
Còn hơn làm vợ của nhà ngoại giao già
Nhưng sẽ là rất tuyệt
Làm người yêu dấu của nhà ngoại giao già
Nếu nhà ngoại giao này là nhà thơ Fedor Tyutchev. 


Лучше быть возлюбленной поэта

Лучше быть возлюбленной поэта,
Чем женою старого дипломата,
Но еще лучше
быть возлюбленной старого дипломата,
Если этот дипломат — поэт Федор Тютчев.


CON NGƯỜI KHÔNG CHẾT

Khi làm việc tôi khó tin vào cái chết
Đơ
n giản là tôi không tin.
Công việc làm cho tôi trở thành người không chết
Hòa vào với hoàn vũ vĩnh hằng.
Công việc làm cho tôi trở thành một hành tinh
Hoặc con đường, hay thác nước.
Người ta vẫn nói rằng ta sẽ chết
Nhưng con người không chết.


Когда работаю, я плохо верю в смерть

Когда работаю, я плохо верю в смерть.
Я попросту в нее не верю.
Работа делает меня бессмертным,
Включенным во Вселенную навеки.
Работа делает меня планетой,
Или дорогой, или водопадом.
Что говорить, мы умираем — люди,
Но человек не умирает.


GIÓ KHÔNG CÓ MÀU

Gió không có màu? Gió mong chứng tỏ
Thế giới bên ngoài lẫn bên trong
Gió màu xanh, nếu như gió trên cành
Và màu đ rực, nếu như trong lửa.


Ветер бесцветен? Хочет он в лицах

Ветер бесцветен? Хочет он в лицах
Весь мир показать изнутри и извне.
Ветер зеленый, если он в листьях,
Ветер багряный, если в огне.



HAI ĐỨA NGỒI ĐỐI DIỆN

Hai đứa ngồi đối diện
Về hai phía của chiếc bàn
Nỗi đau của anh như chiếc bóng
Nằm trên trán của em.

Dù có ẩn giấu vẫn cứ tiềm tàng
Luôn luôn hai đứa
Và trên bờ vai của anh vẫn có
Nỗi bất hạnh của em.


По обе стороны стола

По обе стороны стола —
Сидим вдвоем,
И тенью боль моя легла
На лбу твоем.

Как ни таись, как ни таи —
Вдвоем всегда,
И на плечи легла мои
Твоя беда.


Thơ Pavel Kogan


Pavel Davydovich Kogan (tiếng Nga: Па́вел Давы́дович Ко́ган, 4 tháng 7 năm 1918 – 23 tháng 9 năm 1942) – nhà thơ Xô Viết theo trường phái lãng mạn.

Tiểu sử:
Pavel Kogan sinh Kiev (nay là thủ đô Ukraina), tuổi thơ sống Moskva. Năm 1936 vào học trường Đại học Văn, Sử, Triết học Moskva, năm 1939 học trường viết văn Maxim Gorky. Tham gia nhóm các nhà thơ trẻ cùng với Aleksandr Yashin, Ilya Selvinsky và một số nhà thơ khác. Những bài thơ viết thời kỳ này thể hiện quan điểm địa chính trị của nhà thơ. Theo Pavel Kogan, lãnh thổ Liên Xô sẽ mở rộng từ Nhật Bản đến Anh và từ Bắc cực đến sông Hằng.

Năm 1941, khi Chiến tranh Vệ quốc nổ ra, Pavel Kogan tình nguyện gia nhập Hồng quân. Ngày 23 tháng 9 năm 1942 bị giết chết trong một trận đánh ngoại ô Novorossiysk. Thơ của ông chỉ được in ra trong nửa cuối thập niên 1950. Sau đó được tập hợp thành tập Гроза (1960). Trong hợp tuyển gồm nhiều tác giả: Сквозь время (1964) có truyện thơ Первая треть đang viết dở của Pavel Kogan. 

Một số bài thơ


NGƯỜI TA KHÔNG ĐỂ Ý

Người ta không để ý khi tuổi thơ kết thúc
Họ chỉ buồn khi tuổi trẻ không còn
Họ rầu rĩ khi tuổi già đến gần
Và khiếp sợ khi đợi chờ cái chết.

Khi tuổi thơ không còn, tôi hoảng hốt
Và tôi u sầu khi tuổi trẻ không còn
Thì chẳng lẽ tôi đón tuổi già bằng một nỗi buồn
Và chẳng lẽ tôi sẽ không nhận ra cái chết?


Люди не замечают, когда кончается детство

Люди не замечают, когда кончается детство,
Им грустно, когда кончается юность,
Тоскливо, когда наступает старость,
И жутко, когда ожидают смерть.

Мне было жутко, когда кончилось детство,
Мне тоскливо, что кончается юность,
Неужели я грустью встречу старость
И не замечу смерть?


GIỐNG NHƯ PARIS

Giống như Paris từ thời thượng cổ
Tôi đi theo nàng Helen của mình…
Mùa thu rảo bước trên những vườn hoa thành phố
trên những hy vọng của tôi
trên cát…
Vũ trụ bao la
bốn biên độ
bốn khoảng bao la
Cách tôi bốn bước
Một nỗi buồn đang theo sát.
Tôi đứng
giữa vũ đài rộng lớn
bồi hồi vò, như chiếc khăn tay
một nỗi kinh hoàng đã đến…
Buổi chiều.
Lạnh.
Tôi đi theo nàng Helen của mình.
Như Paris từ thời thượng cổ
tôi đi theo nỗi bất hạnh của mình.


Как Парис в старину

Как Парис в старину,
ухожу за своею Еленой...
Осень бродит по скверам,
               по надеждам моим,
                          по пескам...
На четыре простора,
        на четыре размаха
                    вселенная!
За четыре шага от меня
неотступная бродит тоска.
Так стою, невысокий,
посредине огромной арены,
как платок, от волненья
смяв подступившую жуть...
Вечер.
    Холодно.
Ухожу за своею Еленой.
Как Парис в старину,
за своею бедой ухожу...



EM THẤY ĐẤY

Có thể, anh đã thô bạo với em
Có thể, đấy là lòng nhiệt tình con trẻ
Anh đã hiểu rằng – sẽ không được quên
Thế mà rồi lại quên, em thấy đấy.
Nhưng một chút lời coi khinh còn lại
Nhưng vẻ độc ác của cái cắn môi
Anh nhắc đi nhắc lại – “quên ngay!”
Thế mà không thể quên. Em thấy đấy.


Быть может, мы с тобой грубы

Быть может, мы с тобой грубы.
Быть может, это детский пыл...
Я понимал — нельзя забыть,
И, видишь, все-таки забыл.
Но слов презрительных чуть-чуть,
Но зло закушенной губы,
Как ни твердил себе — «забудь!»,
Как видишь, я не смог забыть.