Ivan Andreyevich Krylov (tiếng Nga: Ива́н Андре́евич
Крыло́в, 13 tháng 2 năm 1769 – 21 tháng 11 năm 1844) là nhà văn, nhà thơ Nga nổi tiếng với những câu chuyện ngụ ngôn.
Tiểu sử:
Ivan Krylov sinh ở Moskva, là con trai của một sĩ quan phục vụ trong quân đội. Krylov ít học nhưng đọc sách nhiều, được thừa hưởng một thư viện lớn của bố, là một người rất ham mê đọc sách. Lên 10 tuổi mồ côi bố, Krylov được nhà văn Nicolai Lvov đỡ đầu, được sống trong môi trường văn chương từ nhỏ. Năm 1872 cùng với mẹ đi lên Sankt-Peterburg làm lương hưu cho mẹ và xin việc làm. Thời gian này ông bắt đầu viết một vài vở kịch và bắt đầu làm thơ. Năm 1785 viết bi kịch Cleopatra (bản thảo sau này bị thất lạc) được nghệ sĩ nổi tiếng Dmitryevsky khen ngợi và khuyên nên tiếp tục sáng tác. Năm 1786 viết bi kịch Phelomela. Những tác phẩm này không mang lại cho Krylov tiền bạc hay danh tiếng nhưng cho phép ông nhập hội với những văn nghệ sĩ của Sankt-Peterburg. Cuối những năm 1880 ông tập trung vào lĩnh vực báo chí, thành lập tờ tạp chí Почта духов nhưng chỉ sau một thời gian phải đổi tên vì không có nhiều bạn đọc. Năm 1793 đổi tên thành Санкт-Петербургский Меркурий nhưng đến cuối năm này cũng ngừng hoạt động. Thời gian này Krylov đi về các tỉnh, sống với bạn bè rồi lên Moskva tiếp tục sáng tác. Năm 1805 ông in một số truyện ngụ ngôn và một số bản dịch ngụ ngôn của Jean de La Fontaine rồi quay sang viết kịch. Năm 1807 nhiều vở kịch của ông gây được sự thành công không ngờ nhưng chính vào thời điểm như vậy ông lại quay sang viết ngụ ngôn.
Ivan Krylov trở thành một tác gia cổ điển khi còn sống. Năm 1835, nhà phê bình Belinsky trong bài Литературные мечтания (Những giấc mơ văn học) nêu tên bốn tác giả cổ điển, đặt Krylov bên cạnh Derzhavin, Pushkin và Griboedov.
Ivan Krylov viết hơn 200 truyện ngụ ngôn trong khoảng thời gian từ năm 1809 đến năm 1843. Từng được in ra với số lượng lớn và được bạn đọc chào đón nồng nhiệt. Một số đề tài ngụ ngôn của ông ban đầu mô phỏng theo truyện ngụ ngôn của Aesop và Jean de La Fontaine nhưng về sau là sáng tác của ông. Ngày sinh nhật 50 tuổi của ông từng trở thành một ngày hội của quần chúng. Gần 200 năm nay có biết bao nhiêu thế hệ người Nga lớn lên qua những câu chuyện ngụ ngôn của Ivan Krylov. Ông mất năm 1844 ở Sankt-Peterburg.
QUẠ KHOANG VÀ CÁO
(Ворона и лисица)
Muôn đời nay vẫn nhắc đi nhắc lại ở trần gian
Rằng ton hót là xấu xa, có hại; nhưng nếu không có ích
Và kẻ nịnh thần luôn tìm ra một góc trong tim.
__________________
Quạ khoang kiếm được một thanh phó mát
Liền ì ạch bay lên ngọn cây thông
Quạ chuẩn bị bữa ăn sáng cho mình
Cặp mỏ quạ giữ gìn thanh phó mát.
Nhưng thật không may, một con cáo đi qua
Bỗng nhiên, mùi phó mát cáo nghe ra
Cáo nhìn thanh phó mát thèm rõ dãi
Cáo tinh ranh liền ghé sát gốc cây
Vẫy đuôi, nhìn quạ không rời ánh mắt
Rồi cất giọng, lời cáo rất ngọt nhạt:
“Chao ôi, chị mới đẹp làm sao!
Cái cổ đẹp biết bao, và đôi mắt!
Chị hãy kể một câu chuyện cổ tích
Bộ lông tuyệt đẹp! Cái mũi tuyệt trần!
Giọng của chị, tất nhiên, sẽ thiên thần!
Chị hát lên nào, chị đừng xấu hổ
Chị đẹp vậy hát sẽ hay vô cùng
Vì trong loài chim, chị là bà Chúa!”
Quạ khoang choáng váng vì những lời khen
Qụa vui mừng và quạ dồn hơi thở
Để đáp lại những lời khen của cáo
Tiếng kêu quạ quạ vừa mới cất lên
Phó mát rơi – kẻ tinh ranh dưới đó.
SƯ TỬ VÀ CÁO
(Лев и Лисица)
Con cáo chưa bao giờ thấy sư tử
Thì hoảng sợ khi gặp nó lần đầu.
Thế rồi gặp lại một thời gian sau
Thì đã vơi đi nhiều nỗi sợ.
Và lần thứ ba chúng gặp nhau
Thì cáo trò chuyện cùng sư tử.
_____
Ta cũng thế, cũng sợ bao người khác
Nếu người này chưa bao giờ gặp mặt.
THƠ TRÀO PHÚNG
(Эпиграмма рецензенту поэмы "Руслан и Людмила")
Ai vẫn nói rằng phê bình là nhẹ
Tôi đọc phê bình “Ruslan và Lútmila”.
Dù sức lực của tôi rất mạnh mẽ
Nhưng với tôi, trường ca quá nặng nề!
(Лев и Лисица)
Con cáo chưa bao giờ thấy sư tử
Thì hoảng sợ khi gặp nó lần đầu.
Thế rồi gặp lại một thời gian sau
Thì đã vơi đi nhiều nỗi sợ.
Và lần thứ ba chúng gặp nhau
Thì cáo trò chuyện cùng sư tử.
_____
Ta cũng thế, cũng sợ bao người khác
Nếu người này chưa bao giờ gặp mặt.
THƠ TRÀO PHÚNG
(Эпиграмма рецензенту поэмы "Руслан и Людмила")
Ai vẫn nói rằng phê bình là nhẹ
Tôi đọc phê bình “Ruslan và Lútmila”.
Dù sức lực của tôi rất mạnh mẽ
Nhưng với tôi, trường ca quá nặng nề!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét