Vladimir Vladimirovich Mayakovsky (tiếng Nga: Влади́мир Влади́мирович
Маяко́вский)(19/7/1893—14/4/1930) – nhà thơ Nga, một đại diện tiêu biểu nhất của
trường phái thơ Vị lai, thế kỉ XX.
Tiểu sử:
Vladimir Mayakovsky sinh tại làng Baghdati, tỉnh Kutaisy, Gruzia trong một gia đình kiểm lâm. Vì sinh vào ngày sinh của bố nên được đặt tên trùng với tên bố. Cả bố và mẹ đều là những người có dòng dõi quí tộc. Lên 6 tuổi đã ham mê sách vở và thích đọc nhiều loại sách. Năm 1906, sau cái chết đột ngột của người bố, cả gia đình chuyển về Moskva. Năm 1908 vào đảng Dân chủ Xã hội Nga và tham gia hoạt động bí mật nên bỏ học từ lớp 5. Ba lần bị bắt giam, 11 tháng ngồi tù vì tội hoạt động cách mạng bí mật.
Năm 1911 Maiakovsky học hội họa, điêu khắc và kiến trúc ở trường nghệ thuật. Tại đây Maiakovsky làm quen với David Burlyuk – một trong những thủ lĩnh của nhóm Vị lai. Burlyuk đánh giá cao tài thơ của Maiakovsky và khuyên nên tiếp tục sáng tác. Maiakovsky thường xuyên tham dự vào các buổi sinh hoạt văn nghệ và đọc thơ. Công chúng không thể không để ý một chàng trai – thi sĩ cao lớn, đẹp và rất thích tranh luận. Thời kỳ sau cách mạng Maiakovsky vẫn tích cực đi đọc thơ ở nhiều nơi. Được công chúng đánh giá là người đọc thơ hay tuyệt vời, giọng ngân vang và mạnh mẽ, là người biết truyền đạt đến người nghe những chi tiết của cả âm thanh lẫn sắc màu.
Từng có một thời trong các sách giáo khoa ở Liên Xô người ta gọi Maiakovsky là “lá cờ đầu của thơ ca Tháng Mười”, là “sự thể hiện sống động của một kiểu nhà thơ mới – người chiến sĩ tích cực đấu tranh cho tương lai tươi sáng của dân tộc”vv…
Sau khi Liên Xô sụp đổ một số người lại đòi vứt Maiakovsky khỏi “Con tàu Hiện đại” như ngày nào Maiakovsky cùng với một số người đã ký tên vào bản tuyên ngôn của nhóm Vị lai: “vứt Puskin, Dostoievsky, Tolstoy vv và vv… khỏi Con tàu Hiện đại”. Những suy nghĩ nông nổi qua đi, ngày nay ý kiến trên cũng sai lầm như nhóm Vị lai ngày trước. Bởi vì tài năng của Maiakovsky vô cùng to lớn. Maiakovsky không phải như D. Burlyuk hay A. Kruchenykh – những người cùng ký tên vào bản tuyên ngôn năm 1912. Di sản thi ca của Maiakovsky rất đồ sộ và sự cách tân hình thức thơ của Maia đã có ảnh hưởng không chỉ đến thơ ca Nga mà thơ ca cả thế giới. Trường ca Đám mây mặc quần (Облако в штанах) được coi là một kiệt tác của Maiakovsky. Bài thơ tình với cảm xúc mãnh liệt đến mức hoang dại. Nhà thơ tạo nên một hình thức mới, một hơi thở mới cho thơ ca Nga bằng việc cắt đứt vần điệu, trộn lẫn ngôn ngữ nói, cách thức biểu đạt thô thiển với những câu thơ mềm mại. Người ta vẫn thường so sánh Maiakovsky với T. S. Eliot (1885-1965) – nhà thơ Anh, nhà cách tân thơ ca Anh-Mỹ nửa đầu thế kỉ XX.
Tác phẩm:
*Ночь (Đêm, 1912), thơ
*Владимир Маяковский (Vladimir Maiakovsky, 1914), bi kịch
*Облако в штанах (Đám mây mặc quần, 1915), trường ca
*Флейта-позвоночник (Cây sáo-cột sống, 1916), trường ca
*Человек (Con người, 1916—1917), trường ca
*Все сочиненное Владимиром Маяковским (Tuyển tập Vladimir Maikovsky, 1919)
*150000000, 1921, trường ca
* Владимир Ильич Ленин (Vladimir Ilich Lenin, 1924), trường ca
*Хорошо! (Tốt lắm!, 1927), trường ca
* Письмо Татьяне Яковлевой (Bức thư gửi Tatyana Yakovleva, 1928), thơ
*Клоп (Con rệp, 1929), kịch
*Баня (Nhà tắm, 1930), kịch
LILYA!
Thay cho bức thư
Khói thuốc làm cho đặc bầu không khí.
Căn phòng –
cái đầu lâu nơi âm phủ.
Em còn nhớ
bên cửa sổ này
lần đầu
Anh điên cuồng ve vuốt đôi bàn tay.
Thế mà hôm nay ngồi đây
con tim trơ như sắt đá.
Ngày nữa
em đuổi ra
quở trách, biết đâu mà.
Trong phòng khách mờ tối
bàn tay gãy run lên không xỏ được áo vào.
Anh chạy ra mau
đem xác thân anh quăng ngoài đường phố.
Vẻ hoang dã
và cuồng điên
tuyệt vọng đến vô cùng.
Điều này thì không cần
em yêu ạ
em tốt quá
em hãy cho anh từ giã bây giờ.
Nhưng mà
tình yêu của anh –
một quả cân
quả cân nặng treo trên đầu em đó
dù em có chạy trốn xa gần.
Hãy cho anh tru lên trong tiếng kêu cuối cùng
nỗi đắng cay của những điều hờn giận.
Nếu người ta bắt con bò làm việc nặng
thì nó bỏ đi
đắm mình trong nước lạnh.
Thiếu tình yêu của em
thì anh
không có biển
mà trong tình em không được nghỉ ngơi.
Mong yên lặng, đã mệt mỏi con voi –
uy nghiêm nằm trên cát bỏng.
Thiếu tình yêu của em
thì anh
không có mặt trời
mà anh không biết em ở đâu và em ở với ai.
Giá mà em làm khổ nhà thơ nào như thế
thì thi sĩ
sẽ đổi em yêu lấy danh vọng và tiền
còn anh
không một tiếng vang nào vui sướng
ngoài tiếng vang của cái tên em.
Và anh sẽ không lao vào khoảng không
sẽ không uống vào thuốc độc
và cò súng vào thái dương không bóp.
Trên người anh
thiếu cái nhìn của em
không một lưỡi dao nào sắc được.
Ngày mai đây em sẽ quên
rằng anh đã đăng quang tên em
rằng tâm hồn nở hoa bằng tình yêu anh đốt
và hội hoá trang của những ngày khó nhọc
sẽ làm rối lên những cuốn sách của anh…
Những chiếc lá khô của những lời anh chăng
sẽ bắt buộc anh dừng lại
khao khát thở quá chừng?
Xin em hãy cho anh
dù, bằng vẻ dịu dàng cuối cùng sẽ trải
bước chân đã đi khỏi của em*.
26-5-1916
___________
*Tên của bài thơ này trong nguyên bản tiếng Nga là Lilychka – một cách gọi âu yếm tên Lilya, nhưng vì người Việt Nam ta không có cách gọi như vậy nên chúng tôi để nguyên tên. Đây là Lilya Yurievna Brick (1891 – 1978) – người tình, vợ của Maiakovsky. Tình yêu giữa Maia và Lilya đã thay đổi cuộc đời của cả hai người. Lilya trở thành Nàng thơ và là người dẫn đường của Maia trong nghiệp văn chương (tổ chức gặp gỡ, xuất bản tác phẩm và giải quyết những vấn đề tài chính…). Sau cái chết của Maikovsky, Lilya Brick trở thành người thừa kế chính thức của Maiakovsky.
BỨC THƯ GỬI TATYANA YAKOVLEVA
Trong nụ hôn lên bàn tay
hay bờ môi
trong cơn run thân thể
những người gần gũi thế
màu đỏ thắm
của những nước
cộng hòa của tôi
cũng cần phải
bừng lên
như lửa cháy.
Tôi không thích
tình yêu theo kiểu Paris:
đem trang điểm người ta
bằng nhung lụa
tôi dún người, chớp mắt
nói
tubo* –
bằng vẻ say mê
phát khùng với chó.
Chỉ một mình em
là cao bằng tôi thôi
em hãy đứng lại gần đây
ngang tầm mắt
em hãy để cho
về cái buổi
chiều này
kể những lời
rất chân tình, thân mật.
Năm giờ
và từ lúc ấy
rừng thông
mơ màng
của những câu thơ
thành phố trở nên
im ắng, hoang vu
chỉ còn nghe
có mỗi
tiếng còi tàu đi Barcelona.
Giữa trời đen
dáng đi của sấm
chớp
chửi nhau trong
vở kịch bầu trời
không phải cơn giông
mà đấy là
chỉ đơn giản
sự ghen tuông đang chuyển động sau đồi.
Em hãy chớ tin
dại dột những lời
đừng nhầm lẫn
sự lung lay, giũ xóc
tôi thắng cương
tôi kìm lòng
kẻ có dòng quí tộc.
Cơn đam mê
như vảy kết trên da
nhưng niềm vui
không hề khô cạn
sẽ rất lâu
và sẽ rất đơn giản
tôi trò chuyện bằng thơ.
Sự ghen tuông
những người vợ
những dòng nước mắt…
những mí mắt sưng
vừa vặn với Vio.
Tôi không tự mình
mà tôi
ghen tỵ cho
nước Nga Xô Viết.
Những miếng vá trên vai
tôi đã nhìn
và hơi thở
của bệnh
ho, lao phổi.
Nhưng dù sao
chúng tôi đâu có lỗi
khi nhọc nhằn
cả một trăm triệu dân.
Chúng tôi
bây giờ
sẽ rất mực dịu dàng
Với môn thể thao
uốn thẳng cho một số
những người như em
ở Mạc Tư Khoa rất cần
những cô gái chân dài
không hề đủ.
Không phải em
vào tuyết
và khói sương
từng đi qua
bằng những bàn chân đó
ở đây người ta
ve vuốt
mơn man
đem vào bữa ăn
của những vua dầu mỏ.
Em đừng nghĩ rằng
nheo mắt đơn giản thế
cái nheo mắt này
uốn thẳng những vòng cung.
Em hãy đi lại đây
hãy ngã vào lòng
ngã vào vòng tay của tôi
to rộng và thô kệch.
Em không muốn ư?
Thì đứng đó mà chịu rét
và điều này
là sự sỉ nhục
cho cả hai người.
Dù sao
thì tôi
cũng sẽ có lúc
đem theo em chỉ một
hoặc cả hai người với Paris.
1928
____________
*Dừng lại, chớ động vào.
PHONG CÁCH HEINE*
Đôi mắt em bừng lên như tia chớp
em nói rằng em đã nhìn
thấy anh đi cùng cô gái khác.
Rằng anh là người đê tiện nhất
rằng anh là kẻ thấp hèn.
Và em bước
đi trên đường
em vừa đi vừa rủa.
Anh chỉ là nhà bác học tầm thường, em yêu ạ
những tiếng sấm kia em hãy giữ cho mình.
Nếu như tia chớp đã không giết được anh
thì tiếng sấm rền
nói có trời, anh không sợ.
1920
_________
*Heine, Heinrich (1797 – 1856) – nhà thơ Đức.
CƯ XỬ VỚI CÔ NƯƠNG
Buổi chiều này đã quyết
còn anh và em có là người tình?
Trời tối đen
không ai nhìn thấy hết.
Và anh đã quì xuống thật
quả thật
là anh
trong khi cúi mình
nói với em
như người cha tốt bụng:
“Dục tình như vách dựng đứng
con làm ơn
đứng tránh ra bên đường.
Tránh ra bên đường
con nhé”.
1920
Tiểu sử:
Vladimir Mayakovsky sinh tại làng Baghdati, tỉnh Kutaisy, Gruzia trong một gia đình kiểm lâm. Vì sinh vào ngày sinh của bố nên được đặt tên trùng với tên bố. Cả bố và mẹ đều là những người có dòng dõi quí tộc. Lên 6 tuổi đã ham mê sách vở và thích đọc nhiều loại sách. Năm 1906, sau cái chết đột ngột của người bố, cả gia đình chuyển về Moskva. Năm 1908 vào đảng Dân chủ Xã hội Nga và tham gia hoạt động bí mật nên bỏ học từ lớp 5. Ba lần bị bắt giam, 11 tháng ngồi tù vì tội hoạt động cách mạng bí mật.
Năm 1911 Maiakovsky học hội họa, điêu khắc và kiến trúc ở trường nghệ thuật. Tại đây Maiakovsky làm quen với David Burlyuk – một trong những thủ lĩnh của nhóm Vị lai. Burlyuk đánh giá cao tài thơ của Maiakovsky và khuyên nên tiếp tục sáng tác. Maiakovsky thường xuyên tham dự vào các buổi sinh hoạt văn nghệ và đọc thơ. Công chúng không thể không để ý một chàng trai – thi sĩ cao lớn, đẹp và rất thích tranh luận. Thời kỳ sau cách mạng Maiakovsky vẫn tích cực đi đọc thơ ở nhiều nơi. Được công chúng đánh giá là người đọc thơ hay tuyệt vời, giọng ngân vang và mạnh mẽ, là người biết truyền đạt đến người nghe những chi tiết của cả âm thanh lẫn sắc màu.
Từng có một thời trong các sách giáo khoa ở Liên Xô người ta gọi Maiakovsky là “lá cờ đầu của thơ ca Tháng Mười”, là “sự thể hiện sống động của một kiểu nhà thơ mới – người chiến sĩ tích cực đấu tranh cho tương lai tươi sáng của dân tộc”vv…
Sau khi Liên Xô sụp đổ một số người lại đòi vứt Maiakovsky khỏi “Con tàu Hiện đại” như ngày nào Maiakovsky cùng với một số người đã ký tên vào bản tuyên ngôn của nhóm Vị lai: “vứt Puskin, Dostoievsky, Tolstoy vv và vv… khỏi Con tàu Hiện đại”. Những suy nghĩ nông nổi qua đi, ngày nay ý kiến trên cũng sai lầm như nhóm Vị lai ngày trước. Bởi vì tài năng của Maiakovsky vô cùng to lớn. Maiakovsky không phải như D. Burlyuk hay A. Kruchenykh – những người cùng ký tên vào bản tuyên ngôn năm 1912. Di sản thi ca của Maiakovsky rất đồ sộ và sự cách tân hình thức thơ của Maia đã có ảnh hưởng không chỉ đến thơ ca Nga mà thơ ca cả thế giới. Trường ca Đám mây mặc quần (Облако в штанах) được coi là một kiệt tác của Maiakovsky. Bài thơ tình với cảm xúc mãnh liệt đến mức hoang dại. Nhà thơ tạo nên một hình thức mới, một hơi thở mới cho thơ ca Nga bằng việc cắt đứt vần điệu, trộn lẫn ngôn ngữ nói, cách thức biểu đạt thô thiển với những câu thơ mềm mại. Người ta vẫn thường so sánh Maiakovsky với T. S. Eliot (1885-1965) – nhà thơ Anh, nhà cách tân thơ ca Anh-Mỹ nửa đầu thế kỉ XX.
Tác phẩm:
*Ночь (Đêm, 1912), thơ
*Владимир Маяковский (Vladimir Maiakovsky, 1914), bi kịch
*Облако в штанах (Đám mây mặc quần, 1915), trường ca
*Флейта-позвоночник (Cây sáo-cột sống, 1916), trường ca
*Человек (Con người, 1916—1917), trường ca
*Все сочиненное Владимиром Маяковским (Tuyển tập Vladimir Maikovsky, 1919)
*150000000, 1921, trường ca
* Владимир Ильич Ленин (Vladimir Ilich Lenin, 1924), trường ca
*Хорошо! (Tốt lắm!, 1927), trường ca
* Письмо Татьяне Яковлевой (Bức thư gửi Tatyana Yakovleva, 1928), thơ
*Клоп (Con rệp, 1929), kịch
*Баня (Nhà tắm, 1930), kịch
LILYA!
Thay cho bức thư
Khói thuốc làm cho đặc bầu không khí.
Căn phòng –
cái đầu lâu nơi âm phủ.
Em còn nhớ
bên cửa sổ này
lần đầu
Anh điên cuồng ve vuốt đôi bàn tay.
Thế mà hôm nay ngồi đây
con tim trơ như sắt đá.
Ngày nữa
em đuổi ra
quở trách, biết đâu mà.
Trong phòng khách mờ tối
bàn tay gãy run lên không xỏ được áo vào.
Anh chạy ra mau
đem xác thân anh quăng ngoài đường phố.
Vẻ hoang dã
và cuồng điên
tuyệt vọng đến vô cùng.
Điều này thì không cần
em yêu ạ
em tốt quá
em hãy cho anh từ giã bây giờ.
Nhưng mà
tình yêu của anh –
một quả cân
quả cân nặng treo trên đầu em đó
dù em có chạy trốn xa gần.
Hãy cho anh tru lên trong tiếng kêu cuối cùng
nỗi đắng cay của những điều hờn giận.
Nếu người ta bắt con bò làm việc nặng
thì nó bỏ đi
đắm mình trong nước lạnh.
Thiếu tình yêu của em
thì anh
không có biển
mà trong tình em không được nghỉ ngơi.
Mong yên lặng, đã mệt mỏi con voi –
uy nghiêm nằm trên cát bỏng.
Thiếu tình yêu của em
thì anh
không có mặt trời
mà anh không biết em ở đâu và em ở với ai.
Giá mà em làm khổ nhà thơ nào như thế
thì thi sĩ
sẽ đổi em yêu lấy danh vọng và tiền
còn anh
không một tiếng vang nào vui sướng
ngoài tiếng vang của cái tên em.
Và anh sẽ không lao vào khoảng không
sẽ không uống vào thuốc độc
và cò súng vào thái dương không bóp.
Trên người anh
thiếu cái nhìn của em
không một lưỡi dao nào sắc được.
Ngày mai đây em sẽ quên
rằng anh đã đăng quang tên em
rằng tâm hồn nở hoa bằng tình yêu anh đốt
và hội hoá trang của những ngày khó nhọc
sẽ làm rối lên những cuốn sách của anh…
Những chiếc lá khô của những lời anh chăng
sẽ bắt buộc anh dừng lại
khao khát thở quá chừng?
Xin em hãy cho anh
dù, bằng vẻ dịu dàng cuối cùng sẽ trải
bước chân đã đi khỏi của em*.
26-5-1916
___________
*Tên của bài thơ này trong nguyên bản tiếng Nga là Lilychka – một cách gọi âu yếm tên Lilya, nhưng vì người Việt Nam ta không có cách gọi như vậy nên chúng tôi để nguyên tên. Đây là Lilya Yurievna Brick (1891 – 1978) – người tình, vợ của Maiakovsky. Tình yêu giữa Maia và Lilya đã thay đổi cuộc đời của cả hai người. Lilya trở thành Nàng thơ và là người dẫn đường của Maia trong nghiệp văn chương (tổ chức gặp gỡ, xuất bản tác phẩm và giải quyết những vấn đề tài chính…). Sau cái chết của Maikovsky, Lilya Brick trở thành người thừa kế chính thức của Maiakovsky.
BỨC THƯ GỬI TATYANA YAKOVLEVA
Trong nụ hôn lên bàn tay
hay bờ môi
trong cơn run thân thể
những người gần gũi thế
màu đỏ thắm
của những nước
cộng hòa của tôi
cũng cần phải
bừng lên
như lửa cháy.
Tôi không thích
tình yêu theo kiểu Paris:
đem trang điểm người ta
bằng nhung lụa
tôi dún người, chớp mắt
nói
tubo* –
bằng vẻ say mê
phát khùng với chó.
Chỉ một mình em
là cao bằng tôi thôi
em hãy đứng lại gần đây
ngang tầm mắt
em hãy để cho
về cái buổi
chiều này
kể những lời
rất chân tình, thân mật.
Năm giờ
và từ lúc ấy
rừng thông
mơ màng
của những câu thơ
thành phố trở nên
im ắng, hoang vu
chỉ còn nghe
có mỗi
tiếng còi tàu đi Barcelona.
Giữa trời đen
dáng đi của sấm
chớp
chửi nhau trong
vở kịch bầu trời
không phải cơn giông
mà đấy là
chỉ đơn giản
sự ghen tuông đang chuyển động sau đồi.
Em hãy chớ tin
dại dột những lời
đừng nhầm lẫn
sự lung lay, giũ xóc
tôi thắng cương
tôi kìm lòng
kẻ có dòng quí tộc.
Cơn đam mê
như vảy kết trên da
nhưng niềm vui
không hề khô cạn
sẽ rất lâu
và sẽ rất đơn giản
tôi trò chuyện bằng thơ.
Sự ghen tuông
những người vợ
những dòng nước mắt…
những mí mắt sưng
vừa vặn với Vio.
Tôi không tự mình
mà tôi
ghen tỵ cho
nước Nga Xô Viết.
Những miếng vá trên vai
tôi đã nhìn
và hơi thở
của bệnh
ho, lao phổi.
Nhưng dù sao
chúng tôi đâu có lỗi
khi nhọc nhằn
cả một trăm triệu dân.
Chúng tôi
bây giờ
sẽ rất mực dịu dàng
Với môn thể thao
uốn thẳng cho một số
những người như em
ở Mạc Tư Khoa rất cần
những cô gái chân dài
không hề đủ.
Không phải em
vào tuyết
và khói sương
từng đi qua
bằng những bàn chân đó
ở đây người ta
ve vuốt
mơn man
đem vào bữa ăn
của những vua dầu mỏ.
Em đừng nghĩ rằng
nheo mắt đơn giản thế
cái nheo mắt này
uốn thẳng những vòng cung.
Em hãy đi lại đây
hãy ngã vào lòng
ngã vào vòng tay của tôi
to rộng và thô kệch.
Em không muốn ư?
Thì đứng đó mà chịu rét
và điều này
là sự sỉ nhục
cho cả hai người.
Dù sao
thì tôi
cũng sẽ có lúc
đem theo em chỉ một
hoặc cả hai người với Paris.
1928
____________
*Dừng lại, chớ động vào.
PHONG CÁCH HEINE*
Đôi mắt em bừng lên như tia chớp
em nói rằng em đã nhìn
thấy anh đi cùng cô gái khác.
Rằng anh là người đê tiện nhất
rằng anh là kẻ thấp hèn.
Và em bước
đi trên đường
em vừa đi vừa rủa.
Anh chỉ là nhà bác học tầm thường, em yêu ạ
những tiếng sấm kia em hãy giữ cho mình.
Nếu như tia chớp đã không giết được anh
thì tiếng sấm rền
nói có trời, anh không sợ.
1920
_________
*Heine, Heinrich (1797 – 1856) – nhà thơ Đức.
CƯ XỬ VỚI CÔ NƯƠNG
Buổi chiều này đã quyết
còn anh và em có là người tình?
Trời tối đen
không ai nhìn thấy hết.
Và anh đã quì xuống thật
quả thật
là anh
trong khi cúi mình
nói với em
như người cha tốt bụng:
“Dục tình như vách dựng đứng
con làm ơn
đứng tránh ra bên đường.
Tránh ra bên đường
con nhé”.
1920
……………………………………
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét