Hơn 40 Blog. Hơn 300 Nhà thơ nổi tiếng Thế giới và những Lời chúc – Giai thoại – Chuyện tình hay nh

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

Thơ Marina Tsvetaeva


Marina Ivanovna Tsvetaeva (tiếng Nga: Мари́на Ива́новна Цвета́ева)(26/9/1892-31/8/1941) - nữ nhà thơ, nhà văn Nga thế kỷ Bạc, một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của Nga thế kỉ XX.

Tiểu sử:
Marina Tsvetaeva sinh ở Moskva. Bố là Ivan Vladimirovich, giáo sư của Đại học Moscow, một nhà ngữ văn nổi tiếng và là nhà phê bình nghệ thuật. Mẹ là Maria Main là một nghệ sĩ dương cầm, học trò của nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng, người sáng lập Nhạc viện Moskva, Nikolai Rubinstein. Lên 6 tuổi đã biết làm thơ bằng tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Đức. Học phổ thông ở Moskva, Thụy sĩ và Đức. Năm 1910 in tập thơ đầu tiên Album chiều(
Вечерний альбом) gây được sự chú ý của các nhà thơ nổi tiếng thời đó như Bryusov, Voloshin, Gumilyov. Năm 1912 lấy chồng là Sergei Efron - là người thời kỳ nội chiến tham gia bạch vệ nên sau cách mạng tháng Mười phải ra sống ở nước ngoài. Năm 1922 Marina Tsvetaeva ra nước ngoài theo chồng. Đầu tiên sống ở Berlin rồi Praha, Paris. Năm 1939 cùng chồng và con gái quay trở lại Liên Xô nhưng sau đó chồng bà bị xử bắn và con gái bị bắt vào trại giam. Thời kỳ chiến tranh thế giới II, Marina Tsvetaeva cùng con trai sơ tán về thành phố Elabug. Đau buồn cho số phận của những người thân và cảnh chiến tranh của đất nước, ngày 31-8-1941 bà đã treo cổ tự tử, để lại bức thư tuyệt mệnh và đứa con trai nhưng đứa con 3 năm sau cũng chết vì đạn của chiến tranh.

Vài nét về đời tư:
Marina Tsvetaeva làm quen với người chồng tương lai Sergei Efron năm 1911 trong nhà người bạn văn là Maximilian Voloshin ở Koktebel. Nửa năm sau họ trở thành vợ chồng và không lâu sau đó, con gái Ariadna ra đời. Nhưng Marina là một người phụ nữ rất nhiều đam mê nên lắm khi trái tim nhạy cảm của bà lại dễ bị những người đàn ông khác quyến rũ. Ví dụ, nhà thơ vĩ đại Boris Pasternak, người mà Tsvetaeva đã có mối quan hệ lãng mạn trong gần 10 năm và không dừng lại ngay cả sau khi bà di cư ra nước ngoài.

Ngoài ra, thời gian ở Praha, nữ nhà thơ có một mối tình lãng mạn và mãnh liệt với luật sư, nhà điêu khắc Konstantin Rodzevich. Tình cảm của họ kéo dài khoảng nửa năm và Marina đã dành hết cho tình yêu đầy đam mê và sâu sắc này qua “Trường ca đồi núi” (Поэма Горы).

Nhưng tình yêu của Marina Tsvetaeva không chỉ dành cho những người đàn ông. Trước khi di cư ra nước ngoài, năm 1914, bà đã kết thân với nữ thi sĩ Sofia Parnok trong cùng một nhóm văn chương. Những người phụ nữ nhanh chóng phát hiện ra mối thiện cảm đặc biệt dành cho nhau và sớm phát triển thành một thứ tình cảm nhiều hơn thế nữa. Marina dành tặng cho người yêu dấu của mình một loạt các bài thơ trong tập “Người bạn gái” (Подруга), sau đó mối quan hệ này dần dà trở nên công khai. Sergei Efron biết rõ về mối tình của vợ đã tỏ ra ghen tuông dữ dội làm cho Marina bỏ ông để đến ở với Sofia Parnok. Tuy nhiên, năm 1916 Marina chia tay với Sofia Parnok, trở về với chồng và một năm sau đó sinh con gái thứ hai là Irina. Về thứ tình cảm lạ lùng của mình, sau này nữ thi sĩ nói rằng tình yêu của phụ nữ với phụ nữ là hoang dã, nhưng nếu chỉ yêu đàn ông không thôi thì cũng nhàm chán.

Sau khi sinh con gái thứ hai của mình, Marina Tsvetaeva phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc đời. Cách mạng nổ ra, chồng bà bỏ ra nước ngoài, sự thiếu thốn vật chất, đói khát. Con gái lớn là Ariadna bị ốm nặng, Tsvetaeva gửi các con vào trại tế bần ở làng Kuntzovo gần Matxcơva. Ariadna hồi phục, nhưng Irina bị bệnh và chết khi lên ba tuổi.

Sau đó, sau khi ra nước ngoài đoàn tụ với chồng ở Praha, nhà thơ đã sinh đứa con thứ ba - con trai Georgy. Đứa bé rất hay bị ốm, tuy nhiên, trong Thế chiến II đã tình nguyện ra mặt trận và hy sinh vào mùa hè năm 1944. Do cả Ariadna và Georgy đều không có con nên ngày nay không có cháu chắt chút chít trực tiếp của nữ thi sĩ vĩ đại Marina Tsvetaeva.

Có một chi tiết đáng để ý là khi Marina Tsvetaeva chuẩn bị đi di tản, người bạn tình cũ của bà, nhà thơ Boris Pasternak, đã giúp bà trong việc đóng gói đồ đạc, ông đã mua một sợi dây để buộc mọi thứ. Người đàn ông khoe rằng ông có một sợi dây thừng bền chắc “ngay cả để treo cổ mà chết đi cũng được…” Chính sợi dây này sau đó đã trở thành công cụ tự tử của Marina Ivanovna. Tsvetaeva được chôn tại Elabug, nhưng khi đó chiến tranh vẫn tiếp diễn nên nơi chôn cất chính xác vẫn chưa xác định rõ ràng. Ngày nay, bảo tàng và tượng của bà được dựng ở nhiều thành phố của Nga và Liên Xô cũ.

Thơ của Marina Tsvetaeva một thời gian dài bị cấm ở Liên Xô, còn hiện tại Marina Tsvetaeva là một trong những tác giả được yêu thích nhất. Thơ của bà được dịch ra rất nhiều thứ tiếng và được dịch nhiều sang tiếng Việt.

Tác phẩm:
*Album chiều (
Вечерний альбом, 1910), thơ
*Versty (
Вёрсты, 1921), thơ
*Hình dáng thiên nga (
Лебединый стан, 1921), thơ
*Nghề thủ công (
Ремесло, 1923), thơ
*Tâm hồn (
Психея,1923), thơ
*Tay cừ khôi (
Молодец, 1924), thơ
*Sau nước Nga (
После России, 1928), thơ
*Krysolov (
Крысолов, 1925), trường ca
*Trường ca của sự kết thúc (
Поэма Конца, 1926), thơ
*Pushkin của tôi (
Мой Пушкин, 1937), văn xuôi
*Nghệ thuật dưới ánh sáng của lương tâm (
Искусство при свете совести), Văn xuôi
*Nhà thơ và thời gian (
Поэт и время), văn xuôi
*Hồi ký về các nhà thơ: Valery Bryusov, Maximilian Voloshin, Osip Mandelstam, Boris Pasternak, Rainer Maria Rilke.
*Thơ và Trường ca (СтихотворенияПоэмыМ., 1988)
*Toàn tập tác phẩm 7 tập (Собрсоч.: в 7 тМ.: Эллис Лак, 1994)


165 bài thơ Song Ngữ




MỚI HÔM QUA... 

Mới hôm qua anh còn nhìn mắt em
Thế mà nay liếc nhìn đi đâu đó!
Mới hôm qua ngơ ngác như chim non
Còn hôm nay sơn ca đều thành quạ!

Anh thông minh, linh hoạt, hiểu biết nhiều
Còn em chậm chạp, dại khờ, ngớ ngẩn.
Muôn đời nay phụ nữ vẫn thường kêu:
Anh yêu ơi, em đã làm anh giận?!”

Với phụ nữ nước mắt như nước sông
Máu - nước lã, tắm mình trong trong nước mắt!
Còn tình yêu như gì ghẻ, con chồng
Anh đừng đợi lòng thương hay luật pháp.

Những con tàu mang đi những người thương
Mang họ đi cả một con đường trắng
Khắp mọi nơi tiếng rên rỉ bên đường:
Anh yêu ơi, em đã làm anh giận?”

Mới hôm qua còn nằm lên đầu gối!
So sánh mình với hoàng đế Trung Hoa!
Thế mà giờ hai bàn tay buông nới
Đ
ời rơi như đồng xu gỉ vứt ra.

Kẻ giết người đem xử theo pháp luật
Không dễ thương, mạnh dạn - đứng một mình
Em sẽ nói với anh vào địa ngục:
Anh yêu ơi, em đã làm gì anh?”

Em hỏi ghế rồi em đi hỏi giường:
Vì điều chi mà bắt tôi chịu đựng?”
Vì với cô người ta không còn thương
Thương người khác” - ghế và giường lên tiếng.

Sống phải bùng như ngọn lửa trong đêm
Anh bỏ em - về thảo nguyên giá lạnh!
Anh dạy em rồi làm thế với em
Hỏi tại sao em đã làm anh giận?

Em hiểu ra, anh không phải nói nhiều!
Đã
không còn tình nhân - mắt lại sáng
nơi mà đã từ bỏ Tình yêu
Thì Cái chết - người coi vườn tiếp quản.

Chẳng cần rung cây táo trong vườn!
Đ
ến thời hạn qủa chín cây rụng xuống
Tha thứ cho em tất cả nhé người thương
Vì những gì em đã làm anh giận!
14-7-1920.



TÔI THÍCH RẰNG ANH ĐAU CHẲNG VÌ TÔI 

Tôi thích rằng anh đau chẳng vì tôi 
Và chẳng phải vì anh tôi đau đớn 
Rằng chưa bao giờ trái đất tròn nặng 
Từng bơi đi dưới chân của hai người. 
Tôi thích một điều có thể nực cười 
Rằng đ đốn mà không cần chơi chữ 
Không đ mặt, không bồi hồi, ngạt thở 
Khi nhẹ nhàng ta khẽ chạm tay thôi. 

Tôi còn thích rằng khi có mặt tôi 
Anh bình thản ôm người con gái khác 
Không biết được rằng tôi trong lửa ngục 
Cháy lên vì tôi chẳng phải hôn anh. 
Rằng cái tên của tôi dịu dàng, anh không 
Nhắc đến ngày cũng như đêmuổng phí… 
Rằng không bao giờ trong nhà thờ lặng lẽ 
Vang lên lời cầu nguyện: hãy yêu thương! 

Cám ơn anh bằng bàn tay, tấm lòng 
Vì một điềutôi đây anh không nhận! 
Hãy yêu: vì đêm của tôi thanh vắng 
Vì hiếm khi ta gặp gỡ hoàng hôn 
Vì ta không từng dạo bước dưới trăng 
Vì mặt trời trên đầu không toả sáng, – 
Vì không phải bằng anh, tôi đau đớn 
Và anh đau không phải bởi vì tôi. 
5-1913.
 


CHỈ LÀ HAI TIẾNG VANG 

Em và anh chỉ là hai tiếng vang 
Anh nguôi đi, còn em thì im lặng. 
Có một thuở ta đã từng ngoan ngoãn 
Nghe theo điều bất hạnh của hào quang. 

Tình cảm này bằng con bệnh ngọt ngào 
Đ
ốt lòng ta và làm cho đau đớn 
Chính vì thế em coi anh là bạn 
Em lúc này không khóc được nữa đâu. 

Nỗi đắng cay sắp tới thành nụ cười 
Và buồn đau sẽ trở nên mệt mỏi. 
Không mắt nhìn mà cũng không lời nói 
Chỉ thấy thương bí ẩn đã mất rồi! 

Chính từ anh, nhà giải phẫu rã rời 
Cái điều ác ngọt ngào em nhận thấy. 
Em coi anh như người anh trai vậy 
Lúc này em không khóc được nữa rồi. 



TRỪ LẠI TÌNH YÊU 

Em không yêu, nhưng khóc. Không yêu, nhưng dù sao 
Chỉ cho anhgương mặt thân thương trong chiếc bóng. 
Tất cả trong giấc mơ của ta với tình yêu không giống 
Không nguyên nhân, không một chứng cớ nào. 

Chỉ hình bóng này với ta vẫn gật đầu chào 
Chỉ hai ta mang cho nó dòng thơ ai oán. 
Một sợi dây say mê buộc vào ta rất mạnh 
Hơn cả tình yêu thươngcủa người ta. 

Nhưng say mê ấy đi qua, có ai đấy đến gần 
Không cầu nguyện, nhưng yêu. Đừng vội vàng chỉ trích! 
Anh sẽ là kỷ niệm của em, bản nhạc đằm thắm nhất 
Trong sự thức tỉnh của tâm hồn. 

Trong hồn này anh thơ thẩn như trong ngôi nhà hoang vắng, cô liêu 
(
Trong ngôi nhà của ta, mùa xuân… ) Đã quên, anh đừng gọi 
Tất cả những giây phút của mình em làm đầy anh, trừ lại 
Một điều buồn bã nhấttình yêu. 


CHỈ LÀ CÔ GÁI 

Tôi bây giờ chỉ là cô gái 
Nhiệm vụ của tôi trước lúc lấy chồng 
Không được quên khắp nơi đầy chó sói 
Và phải nhớ rằng tôichú cừu non. 

Mơ ước về một pháo đài bằng vàng 
Lắc, xoay vòng, rồi đưa qua đưa lại 
Đ
ầu tiên búp bê, sau đó thì không 
Không búp bê mà chỉ gần như vậy. 

Bàn tay tôi không thể cầm gươm 
Và trong tay dây đàn không lên tiếng. 
Tôi chỉ là cô gáitôi im lặng 
Giá mà tôi được như thế thì ngoan. 

Nhìn ngôi sao xem có gì trên đấy 
Và ngôi sao cũng chiếu sáng cho tôi 
Với tất cả đôi mắt tôi mỉm cười 
Đô
i mắt không khép lại! 
1909-1910




NHỮNG MÀN SƯƠNG XƯA CŨ CỦA TÌNH


Trên dải đen của miền đất mũi 
Trăng như người kị sĩ đủ giáp binh. 
Trên bến tàu, với tiếng cười, mũ đội 
Tôi muốn trở thành nghệ sĩ, thi nhân. 

Hơi thở của ngọn gió lớn vô cùng 
Hơi thở của những khu vườn phương bắc 
Tiếng thở dài to lớn và đau thương: 
— Ne laissez pas trainer mes lettres! 


Đôi bàn tay tôi đút trong túi quần 
Tôi đứng nhìn nước màu xanh sẫm tối. 
– Giờ lại đi yêu một người nào đấy? 
Anh ra đi trong buổi sớm bình minh. 

Những màn sương nóng bỏng của phố phường 
Trong đôi mắt của anh. Tôi biết đến… 
Tôi sẽ vẫn còn nhớ hoài – cái miệng 
Và tiếng kêu: – hãy khỏe mạnh nhé em! 


Tình cuốn đi những son phấn màu hồng 
Ôi tình yêu. Xin mỗi người hãy thử 
Tình như nước mắt – mặn mòi. Tôi sợ 
Ngày mai này tôi chết buổi bình minh. 

Từ Ấn Độ hãy gửi đá cho em. 
Bao giờ gặp lại nhau? – Trong giấc ngủ. 
– Nông nổi quá! – Anh gửi lời thăm vợ 
Và cái người phụ nữ đôi mắt xanh. 


Rung trên chiếc khăn ngọn gió ghen hờn 
Cái giờ này đoán xét tôi – và nữa 
Tôi cảm thấy trong miệng mình, trong thế kỷ 
Như của loài muông thú, nỗi đau thương. 

Vẻ yếu đuối quanh quẩn dưới bàn chân 
Vẻ yếu đuối, cái mũi tên của Chúa! 
Ngày hôm nay ánh bình minh đẹp quá! 
Tôi sẽ điên rồ như một Các-men. 

Đôi bàn tay tôi lại đút túi quần 
Tôi đứng đây. Giữa hai người – biển cả. 
Những màn sương, màn sương trên thành phố. 

Những màn sương rất xưa cũ của tình.




THÁNG CHẠP VÀ THÁNG GIÊNG 

Niềm hạnh phúc tháng chạp, buổi bình minh 
Kéo dài trong khoảnh khắc. 
Hạnh phúc bây giờ, hạnh phúc đầu tiên 
Không phải từ trong sách! 

Nỗi bất hạnh buổi hoàng hôn tháng giêng 
Kéo dài trong một tiếng. 
Bất hạnh lúc này, đắng cay đau điếng 
Thì mới lần đầu tiên! 



GIỮA HAI TA LÀ VỰC

Anh đó. Em đây. Giữa hai ta là vực
Em uống. Anh khát. Hẹn ước – chỉ phí hoài.
Một trăm thiên niên kỷ và một chục
Năm chia lìa. Cầu Thượng Đế không xây.

Kệ! Cho em đi ngang qua xem sao
Không làm mất sự đến gần bằng hơi thở
Anh đó. Em đây. Sau mười mùa xuân nữa
Anh nói: anh! Còn em: sẽ có một khi nào…


SỰ TRÌU MẾN NHƯỜNG KIA TỪ ĐÂU VẬY 

Tặng Osif Mandelstam 

Sự trìu mến nhường kia từ đâu vậy? 
Chẳng lần đầu tiênnhững sợi tóc xoăn 
Mà đã từng bao lần em vuốt lại 
Và đôi môi anhem biếttối hơn. 

Những ngôi sao sáng lên rồi tàn 
Sự trìu mến nhường kia từ đâu vậy? 
Những tròng mắt sáng lên rồi tàn 
ngay trong đôi mắt em đấy. 

Chưa phải những bài ca như thế ấy 
Mà em từng nghe thấy trong đêm đen 
Sự trìu mến nhường kia từ đâu vậy? 
Người ca sĩ mang trên ngực của mình. 

Sự trìu mến nhường kia từ đâu vậy? 
Biết làm gì với nó, hở chàng trai 
Người ca sĩ tinh nghịch ghé lại chơi 
Với bờ mi dài hơnchưa từng thấy? 
18-12-1916




TÔI NHƯ BỌT PHÙ DU

Ai từ đá, từ đất sét người ta
Còn tôi ánh bạc, còn tôi lấp lánh
Việc của tôi – đổi thay, tên tôi – Marina
Tôi như bọt phù du trên biển.

Ai từ đất sét, ai từ thịt xương
Cho người ta quan tài, bia trên mộ…
Tôi trong biển, trong chuyến bay của mình
Tôi liên tục, tôi không ngừng đập vỡ.

Xuyên qua lưới, xuyên qua con tim
Tôi lách mình theo ý muốn.
Có nhìn thấy những mớ tóc xoăn?
Từ tôi không làm thành muối mặn.

Đập vỡ ra những đầu gối hoa cương
Tôi với từng con sóng – hồi sinh lại!
Bọt sóng vui muôn đời, mãi mãi
Bọt sóng biển cao vô cùng.


GỬI MAIAKOVSKY

Phát súng bắn vào giữa ngực
Như chỉ để bắn kẻ thù thôi.
Người từng đánh vật với Đức Chúa Trời
Ngôi đền cuối cùng hôm nay phá nốt.

Lại một lần nữa không bị tắc
Viên đạn xuyên – người ấy lìa trần.
Đã từng có một con tim
Sau phát súng – thế là chấm hết.

(Ở nước ngoài người ta đón gặp:
“Quả là thật rắc rối, lung tung
Nghĩa là họ – cũng có tấm lòng?
Như ở bên ta, không khác?”)

Phát súng vào ngay giữa ngực
Như vào đích của chợ phiên.
(Thường vào thái dương bên trái, vứt
Như với người vợ trên giường.)

Anh giỏi lắm! Và đã không nhầm
Quả là chết vì phụ nữ!
Và nàng Elena xấu xa tồi tệ*
Có từng nghĩ – là sẽ gọi tên.

Chỉ một điều, nhưng mà rất quí tộc
Người phái tả làm cho ta ngạc nhiên:
Chỉ về phía hữu và đã biết rằng
Thiêu trụi lông, còn ở đây – bắt được.

Giá như vào bên phải – thì cần xem lại
Sếp của anh – người ta sẽ kiểm tra.
Còn đây phát súng bắn vào cánh trái
Thì nghĩa là tâm điểm những bài ca!

***
Đã từng phá rất nhiều ngôi đền
Nhưng ngôi đền này – quí hơn tất cả.
Cầu Chúa cho kẻ thù của Người đã chết được bình yên!
8- 1930
___________
*Elena – là ám chỉ phụ nữ nói chung (tiếng Nga: Elena; tiếng Anh: Helen; tiếng Pháp: Hélène). Thời cổ đại Helen of Troja được thừa nhận là người có sắc đẹp thiên thần mà sự bắt cóc nàng đã trở thành nguyên nhân của cuộc chiến Tơ-roa đẫm máu.



HỌ VÀ CHÚNG TA

Những nhân vật nữ trong truyền thuyết Tây Ban Nha
Đã từng yêu và chết
Không trách cứ, chẳng thở than, không hề nước mắt
Còn ta sợ đau khổ, như trẻ con
Và ta chỉ biết khóc với tình.

Sự ngang tàng của cuộc đi săn, những lâu đài rực rỡ
Những thử thách của nhà tù
Tất cả đều quyến rũ, nhưng câu hỏi: “Em là ai?”
Ta không biết xua đi những cơn thiu thiu ngủ
Và ta không biết trả lời rằng: ta là ai.

Tất cả chúng ta là sách, là những bài ca
Bởi vì trong ánh bình minh rạng rỡ
Những nàng Eva không hiểu ra tiếng cười con trẻ
Bởi vì không như những thiếu nữ Tây Ban Nha
Ta yêu mà không chết trên đống lửa.


TRẺ CON

Ta gặp gỡ – trong hoàng hôn vừa tắt
Ta chuyện trò nửa người lớn, nửa trẻ con
Tuyết ngoài cửa sổ, bài ca bão tuyết…
Ta không muốn giã từ theo kiểu trẻ con
Không muốn cơn mê sảng thay cho cổ tích…
Nếu có thể thì – xin anh hiểu giùm em!

Em đã yêu anh – như em biết cách
Vườn hoa đã có thể nở hoa ở trong hồn
Ta đã có thể thấy thiên đàng tận mắt…
Nhưng mà ta lại sợ hãi đêm đông
Ta giã từ tuổi nhỏ không biết cách…
Nếu có thể thì – hãy tha lỗi cho em!



DÒNG CHỮ ĐỀ TRONG CUỐN ANBOM

Dù em chỉ là câu thơ trong cuốn anbom
Nhọc nhằn hát lên như dòng nước mạch
(Anh đối với em là quyển sách hay nhất
Mà sách thì nhiều trong nhà cũ của em!)
Dù em chỉ là thân cỏ, trong khoảnh khắc
Anh khát khao nhưng không giẫm nát nhàu
(Anh đối với em là vườn hoa rất giàu
Là vườn hoa tỏa mùi hương ngào ngạt!)
Cứ như vây. Nhưng trong cơn mệt nhọc
Anh sẽ cúi đầu trên cuốn anbom
Anh ghìm tiếng kêu… anh nhớ về tất cả
– Dù em chỉ là câu thơ trong cuốn anbom!


HẠNH PHÚC

“Em ngày xưa chỉ quí mỗi hoa hồng
Trong mái tóc có một vành hoa khác.
Những bông hoa đam mê em phụ bạc?”
“Là em vì anh đấy, anh của em!”

“Vào tháng tư anh cần hoa linh lan
Đến tháng năm dưới chân anh giẫm đạp
Em thì thào điều chi rất khó nhọc?”
“Là em vì anh đấy, anh của em!”

“Chuông lục lạc anh thấy rất dễ thương
Anh sẽ làm đầy tớ chuông lục lạc
Em lặng lẽ vành hoa mình giật phắt?”
“Là em vì anh đấy, anh của em!”


GỬI MẸ

Có thật nhiều ở trên đời quên lãng
Từ con tim đi hẳn đến muôn đời
Chúng con nhớ buồn bã những bờ môi
Và nhớ mái tóc dày rậm.

Trên cuốn vở tiếng thở dài chầm chậm
Ngọc rubi trên chiếc nhẫn sáng ngời
Nhớ mỗi khi trên chiếc giường ấm cúng
Gương mặt của mẹ mỉm cười.

Chúng con nhớ những con chim bị thương
Nỗi buồn đau thời xuân xanh của mẹ
Và trên những bờ mi nhiều giọt lệ
Khi đã tắt tiếng dương cầm.


BÔNG HỒNG ĐẦU TIÊN

Cô bé tặng bông hồng cho cậu bé
Bông hồng đầu tiên từ trong bụi hoa.
Cậu bé hôn cô bé lên môi, và thế là
Nụ hôn đầu đời trao cho người như thế.

Mặt trời khuất, đường phố cũng vắng hoe
Hôn vào môi quả thật là xấu hổ!
Có cần thiết bẻ hoa không cô bé
Bông hồng đầu tiên từ trong bụi hoa?


NHỮNG TRÒ CHƠI DẠI DỘT

Con búp bê dại dột từ chiếc ghế
Tôi nhấc lên, mặc quần áo vào cho. 
Rồi tôi vứt búp bê xuống sàn nhà:
Tôi đã chán ngấy trò chơi làm mẹ!

Tôi đã không đứng lên từ chiếc ghế
Mà thật lâu vào quyển sách tôi nhìn.
Rồi tôi lại vứt quyển sách xuống sàn:
Tôi đã chán ngấy trò chơi làm bố!



CHÚC THƯỢNG LỘ BÌNH AN!

Anh rụt rè nhìn vào đôi mắt em
Anh muốn liếc nhìn điều chi trong đó
Mặt trời đã ghé xuống sau đồng cỏ…
Anh của em, chúc thượng lộ bình an!

Tình là tình trong lần gặp đầu tiên
Xin chịu hàng và xin anh quên lãng.
Đã cháy lên trên ban công ngọn nến…
Anh của em, chúc thượng lộ bình an!

Cho con tim được yên trí, an thần
Anh hãy để cho con tim được ngủ!
Em đã mở rộng toang hai cánh cửa…
Anh của em, chúc thượng lộ bình an!


CHUYỆN CỔ TÍCH THÁNG CHẠP

Ta hãy còn quá trẻ để mà tha thứ
Cho người đã làm tan vẻ kiều diễm trong ta.
Nhưng, để về cái người đã đi qua không buồn bã
Thì ta lại quá già!

Từng có lâu đài màu hồng như bình minh mùa đông
Như thế giới mênh mông và như cơn gió cổ.
Ta đã từng hầu như là con gái bậc đế vương
Hầu như là những nàng công chúa.

Bố là ông tiên, dữ dằn, tóc bạc
Ta giận hờn, tìm cách buộc xiềng gông
Mỗi buổi chiều cúi xuống trên tro tàn
Ta làm phép thuật.

Người ta uống máu bằng sừng của con hươu chạy nhanh
Người ta nhìn những con tim qua kính lúp…
Ai có thể tin rằng trên đời có tình
Cứ ngỡ rằng dại dột.

Có một buổi chiều từ bóng tối nhạt nhoà
Một hoàng tử buồn mặc áo quần màu xám
Chàng nói không cần tin, thế mà ta
Lại nghe theo tin tưởng.

Bình minh tháng chạp nhìn vào ô cửa sổ
ánh sáng rụt rè, màu đỏ thắm xa xăm…
Bình minh ngủ và chẳng cần quan tâm
Rằng ta đây đau khổ!

Ta hãy còn quá trẻ để mà quên lãng
Người đã làm tan vẻ kiều diễm trong ta
Nhưng, để lại yêu người dịu dàng đằm thắm
Thì ta đã quá già!


(Xem thêm: 165 bài thơ Marina Tsvetaeva Song Ngữ)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét